Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 320700
Ngành ngoại giao Việt Nam ra đời vào ngày?
- A. 26/4/1945.
- B. 28/5/1945.
- C. 27/9/1945.
- D. 28/8/1945.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 320702
Hiện nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước trên thế giới?
- A. 185 nước.
- B. 175 nước.
- C. Hơn 175 nước.
- D. Hơn 185 nước.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 320704
Quan hệ bạn bè thân thiết giữa các quốc gia với nhau gọi là gì?
- A. Hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới.
- B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
- C. Xây dựng tình hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới.
- D. Xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 320706
FAO là tên viết tắt của tổ chức nào?
- A. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương.
- B. Tổ chức Liên minh Châu Âu.
- C. Tổ chức lương thực thế giới.
- D. Tổ chức y tế thế giới.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 320709
APEC là tên gọi khác của tổ chức nào?
- A. Liên minh Châu Âu.
- B. Liên hợp quốc.
- C. Quỹ tiền tệ thế giới.
- D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 320712
Câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta?
- A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
- B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.
- C. Truyền thống yêu nước.
- D. Truyền thống văn hóa.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 320714
Câu tục ngữ "Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy" nói đến truyền thống nào?
- A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
- B. Truyền thống đoàn kết.
- C. Truyền thống yêu nước.
- D. Truyền thống văn hóa.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 320716
Truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta được lưu truyền từ đời này sang đời khác?
- A. Truyền thống hiếu học.
- B. Truyền thống hiếu thảo.
- C. Truyền thống cần cù trong lao động.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 320717
Đâu là hành vi vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức?
- A. Con cái đánh chửi cha mẹ.
- B. Con cháu kính trọng ông bà.
- C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.
- D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 320719
Những việc làm nào được cho là năng động, sáng tạo trong công việc?
- A. Biết sắp xếp công việc của mình sao cho hợp lý.
- B. Suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết trong công việc hàng ngày.
- C. Người năng động, sáng tạo thì càng vất vả.
- D. Cả A và B.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 320721
Trong các hành vi sau , hành vi nào thể hiện tính năng động ?
- A. Tham gia các hoạt động của lớp và nhà trường đưa ra.
- B. Giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
- C. Tự tin phát biểu trước đám đông.
- D. Cả A,B,C
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 320723
Trong các hành vi sau, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc?
- A. Vứt đồ đặc bừa bãi.
- B. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý.
- C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác.
- D. Chỉ làm theo những điều được hướng đẫn, chỉ bảo.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 320726
Câu tục ngữ “Phải biết lấy mềm để thắng cứng. Lấy yếu để thắng mạnh” nói về một người như thế nào?
- A. Lười làm , ham chơi
- B. Chỉ biết lợi cho mình
- C. Có tính năng động, sáng tạo
- D. Dám nghĩ, dám làm.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 320728
Trong buổi họp lớp các thành viên trong lớp được phát biểu ý kiến về chương trình văn nghệ chào mừng nhà giáo Viêt Nam. Việc làm đó thể hiện điều gì ?
- A. Trung thành.
- B. Kỉ luật.
- C. Dân chủ.
- D. Tự chủ.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 320730
Đâu là biểu hiện của dân chủ?
- A. Phát biểu tại hội nghị.
- B. Đóng góp ý kiến tại buổi sinh hoạt lớp.
- C. Góp ý vào Luật Giáo dục.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 320733
Đâu là biểu hiện của kỉ luật?
- A. Không vứt rác ở nơi công cộng.
- B. Không hút thuốc tại bệnh viện.
- C. Không đi học muộn.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 320737
Câu “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì ?
- A. Trung thành.
- B. Thật thà.
- C. Chí công vô tư.
- D. Tự chủ.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 320740
Các biểu hiện của tự chủ là gì?
- A. Làm thêm kiếm tiền đi học.
- B. Không chép bài của bạn.
- C. Làm bài tập khó không xem sách giải.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 320743
Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói đó nói đến đức tính nào ?
- A. Trung thành.
- B. Thật thà.
- C. Chí công vô tư.
- D. Tiết kiệm.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 320745
Các biểu hiện của chí công vô tư là ?
- A. Không phân biệt nam hay nữ.
- B. Không phân biệt giàu hay nghèo.
- C. Không phân biệt tôn giáo.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 320747
Các biểu hiện không tự chủ là ?
- A. Ngồi chơi nhờ bạn chép bài hộ.
- B. Lấy tiền mẹ cho đi đóng học để chơi game.
- C. Nói dối là bị ốm để nghỉ học.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 320752
Mọi người được làm chủ công việc của tập thể, của xã hội và được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát những công việc chung gọi là gì?
- A. Khiêm nhường.
- B. Dân chủ.
- C. Trung thực.
- D. Kỉ luật.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 320756
Những quy định chung của cộng đồng, của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động gọi là gì?
- A. Kỉ luật.
- B. Pháp luật.
- C. Tự trọng.
- D. Trung thực.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 320758
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước ta là ai?
- A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- B. Phan Châu Trinh.
- C. Cao Bá Quát.
- D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 320760
Đâu là sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam?
- A. 30/4/1975.
- B. 01/5/1975.
- C. 02/9/1945.
- D. 30/4/1954.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 320761
Đâu là biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày?
- A. Lắng nghe ý kiến của mọi người.
- B. Giúp đỡ, ủng hộ các gia đình khó khăn.
- C. Thừa nhận khuyết điểm và sửa chữa.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 320764
Để giao lưu, học hỏi với các nước trên thế giới, các nước đã sử dụng tiếng gì để giao tiếp ?
- A. Tiếng Pháp.
- B. Tiếng Trung.
- C. Tiếng Việt.
- D. Tiếng Anh.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 320766
Trong quan hệ ngoại giao, các nước giải quyết bất đồng và tranh chấp bằng hình thức nào?
- A. Thương lượng hòa bình.
- B. Chiến tranh.
- C. Kích động bạo loạn lật đổ.
- D. Tạm đình chỉ việc giao lưu.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 320769
Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á để làm gì?
- A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- B. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.
- C. Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn.kỹ thuật và hành chính.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 320772
Hành động nào sau đây thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
- A. Yêu mến các làng nghề truyền thống.
- B. Tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
- C. Giới thiệu với du khách nước ngoài về các lễ hội nổi tiếng.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 320775
Hành vi nào sau đây không kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
- A. Chê bai các phong tục tập quán từ thời xưa của dân làng.
- B. Chê bai người quét rác.
- C. Coi thường việc làm chân tay.
- D. Cả A,B,C.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 320780
Người nông dân nghiên cứu, sáng chế ra máy móc phục vụ trong sản xuất được gọi là?
- A. Năng động, sáng tạo.
- B. Tích cực, tự giác.
- C. Cần cù, tự giác.
- D. Cần cù, chịu khó.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 320786
Biểu hiện của năng suất, chất lượng và hiệu quả trong công việc là?
- A. Sắp xếp thời gian hợp lý, lên kế hoạch làm việc.
- B. Tranh thủ thời gian làm tốt công việc trong thời gian ngắn nhất.
- C. Làm việc nhanh chóng, công việc không đảm bảo chất lượng.
- D. Cả A và B.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 320790
Hành vi nào thể hiện làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả?
- A. Chăn nuôi kết hợp với trồng thêm rau sạch.
- B. Làm việc vô trách nhiệm .
- C. Tranh thủ con ngủ chi Hạnh dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo.
- D. Cả A và C.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 320793
Biểu hiện không thể hiện năng suất, chất lượng, hiệu quả là?
- A. Nhờ vả mọi người làm việc hộ.
- B. Lười làm, ham chơi.
- C. Làm việc cần người khác nhắc nhở.
- D. Cả A,B,C
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 320797
Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN vào ngày tháng năm nào?
- A. 28/7/1995.
- B. 24/6/1995.
- C. 28/7/1994.
- D. 27/8/1994.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 320799
Những người Việt Nam làm việc tại nước ngoài khi gặp các vấn đề nghiêm trọng thì cần báo với cơ quan tổ chức nào?
- A. Lặng im
- B. Chính phủ nước ngoài.
- C. Người nhà.
- D. Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 320803
Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là như thế nào?
- A. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện.
- B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện.
- C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật.
- D. Dân chủ là điều kiện đảm bảo cho kỉ luật được thực hiện.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 320808
Làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống; luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình gọi là gì?
- A. Khiêm nhường.
- B. Tự chủ.
- C. Trung thực.
- D. Chí công vô tư.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 320811
Biểu hiện không chí công vô tư là gì?
- A. Trong công việc, ưu ái người nhà hơn người ngoài.
- B. Giao công việc cho nam nhiều hơn nữ.
- C. Chỉ phạt những học sinh vi phạm, không phạt học sinh là cháu của giáo viên.
- D. Cả A,B,C.