Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 237029
Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng dọc trục Ox với vận tốc 18 km/h. Động lượng của vật bằng
- A. 9 kg.m/s.
- B. 2,5 kg.m/s.
- C. 6 kg.m/s.
- D. 4,5 kg.m/s.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 237030
Trong các quá trình sau đây, quá trình nào có động lượng của vật không thay đổi?
- A. Vật chuyển động tròn đều.
- B. Vật được ném ngang.
- C. Vật đang rơi tự do.
- D. Vật chuyển động thẳng đều.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 237031
Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F = 0,1 N. Động lượng chất điểm ở thời điểm t = 3 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là
- A. 30 kg.m/s.
- B. 3 kg.m/s.
- C. 0,3 kg.m/s.
- D. 0,03 kg.m/s.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 237032
Trên hình 23.2 là đồ thị tọa độ – thời gian của một vật có khối lượng m= 3 kg. Động lượng của vật tại thời điểm t1 = 1s và thời điểm t2 = 5 s lần lượt bằng:
- A. p1 = 4 kg.m/s và p2 = 0.
- B. p1 = 0 và p2 = 0.
- C. p1 = 0 và p2 = - 4 kg.m/s.
- D. p1 = 4 kg.m/s và p2 = - 4 kg.m/s.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 237033
Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi
- A. lực vuông góc với gia tốc của vật.
- B. lực ngược chiều với gia tốc của vật.
- C. lực hợp với phương của vận tốc với góc α.
- D. lực cùng phương với phương chuyển động của vật.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 237034
Đơn vị không phải đơn vị của công suất đó là:
- A. N.m/s.
- B. W.
- C. J.s.
- D. HP.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 237035
Một lực F = 50 N tạo với phương ngang một góc α=30o, kéo một vật và làm chuyển động thẳng đều trên một mặt phẳng ngang. Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng 6 m là
- A. 260 J.
- B. 150 J.
- C. 0 J.
- D. 300 J.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 237036
Thả rơi một hòn sỏi khối lượng 50 g từ độ cao 1,2 m xuống một giếng sâu 3 m. Công của trọng lực khi vật rơi chạm đáy giếng là (Lấy g = 10 m/s2)
- A. 60 J.
- B. 1,5 J.
- C. 210 J.
- D. 2,1 J.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 237037
Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng?
- A. Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau.
- B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
- C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
- D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 237038
Câu nào sau đây nói về các phân tử khí lí tưởng là không đúng?
- A. Có thể tích riêng không đáng kể.
- B. Có lực tương tác không đáng kể.
- C. Có khối lượng không đáng kể.
- D. Có khối lượng đáng kể.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 237039
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí xác định?
- A. Áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.
- B. Tích của áp suất và thể tích là một hằng số.
- C. Trên giản đồ p – V, đồ thị là một đường hypebol.
- D. Áp suất tỉ lệ với thể tích.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 237040
Hiện tượng có liên quan đến định luật Sác-lơ là
- A. săm xe đạp để ngoài nắng có thể bị nổ.
- B. quả bóng bay bị vỡ khi dùng tay bóp mạnh.
- C. quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ.
- D. mở lọ nước hoa và mùi nước hoa lan tỏa khắp phòng.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 237041
Đại lượng không phải thông số trạng thái của một lượng khí là
- A. thể tích.
- B. khối lượng.
- C. nhiệt độ.
- D. áp suất.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 237042
Tập hợp ba thông số xác định trạng thái của lượng khí xác định là
- A. áp suất, thể tích, khối lượng.
- B. áp suất, nhiệt độ, thể tích.
- C. nhiệt độ, áp suất, khối lượng.
- D. thể tích, nhiệt độ, khối lượng.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 237043
Quá trình nào dau đây là đẳng quá trình.
- A. Đun nóng khí trong một bình đậy kín.
- B. Không khí trong quả bóng bay bị phơi nắng, nóng lên, nở ra làm căng bóng.
- C. Đun nóng khí trong một xilanh, khí nở ra đẩy pit-tông chuyển động.
- D. Cả ba quá trình trên đều không phải là đẳng quá trình.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 237044
Khi một lượng khí bị nén đẳng nhiệt, áp suất của nó tăng lên là do
- A. các phân tử khí va chạm vào thành bình mạnh hơn.
- B. số lần các phân tử khí va chạm vào nhau trong mỗi giây tăng lên.
- C. số lấn các phân tử khí va chạm vào một đơn vị diện tích của thành bình trong mỗi giây tăng lên.
- D. các phân tử khí tập trung chuyển động theo một hướng ưu tiên.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 237045
Tìm câu sai. Động năng của một vật không đổi khi
- A. chuyển động thẳng đều.
- B. chuyển động tròn đều.
- C. chuyển động cong đều.
- D. chuyển động biến đổi đều.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 237046
Một ô tô khối lượng 4 tấn chuyển động với vận tốc 54 km/h. Động năng của ô tô tải bằng
- A. 450 kJ.
- B. 69 kJ.
- C. 900 kJ.
- D. 120 kJ.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 237047
Nếu khối lượng vật tăng gấp 2 lần, vận tốc vật giảm đi một nửa thì
- A. động lượng và động năng của vật không đổi.
- B. động lượng không đổi, động năng giảm 2 lần.
- C. động lượng tăng 2 lần, động năng giảm 2 lần.
- D. động lượng tăng 2 lần, động năng không đổi.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 237048
Chỉ ra câu sai trong các phát biểu năng lượng sau.
- A. Thế năng của một vật có tính tương đối. Thế năng tại mỗi vị trí có thể có giá trị khác nhau tùy theo cách chọn gốc tọa độ.
- B. Động năng của một vật chỉ phụ thuộc khối lượng và vận tốc của vật. Thế năng chỉ phụ thuộc vị trí tương đối giữa các phần của hệ với điều kiện lực tương tác trong hệ là lực thế.
- C. Công của trọng lực luôn luôn làm giảm thế năng nên công của trọng lực luôn luôn dương.
- D. Thế năng của quả cầu dưới tác dụng của lực đàn hồi cũng là thế năng đàn hồi.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 237049
Tìm phát biểu về thế năng có nội dung sai.
- A. Thế năng của một vật tại một vị trí phụ thuộc vào vận tốc của vật tại vị trí đó.
- B. Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi là hai dạng trong số các dạng thế năng.
- C. Thế năng có giá trị phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng.
- D. Thế năng hấp dẫn của một vật chính là thế năng của hệ kín gồm vật và Trái Đất.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 237050
Thế năng đàn hồi của một lò xo không phụ thuộc vào
- A. độ cứng của lò xo.
- B. độ biến dạng của lò xo.
- C. chiều biến dạng của lò xo.
- D. mốc thế năng.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 237051
Một vật được bắn từ mặt đất lên cao hợp với phương ngang góc α, vận tốc đầu v. Bỏ qua lực cản môi trường. Đại lượng không đổi khi viên đạn đang bay là
- A. thế năng.
- B. động năng.
- C. động lượng.
- D. gia tốc.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 237052
Một vật yên nằm yên có thể có
- A. động năng.
- B. thế năng.
- C. động lượng.
- D. vận tốc.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 237053
Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất 100 m xuống tầng thứ 10 cách mặt đất 40 m. Lấy g = 10 m/s2. Nếu chọn gốc thế năng tại tầng 10, thì thế năng của thang máy ở tầng cao nhất là
- A. 588 kJ.
- B. 392 kJ.
- C. 980 kJ.
- D. 598 kJ.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 237054
Một buồng cáp treo chở người có khối lượng tổng cộng 800 kg đi từ vị trí xuất phát cách mặt đất 10 m tới một trạm dừng trên núi ở độ cao 550 m sau đó lại tiếp tục tới một trạm khác cao hơn. Lấy g = 10 m/s2. Công do trọng lực thực hiện khi buồng cáp treo di chuyển từ vị trí xuất phát tới trạm dừng thứ nhất là
- A. – 432.104 J.
- B. – 8,64.106 J.
- C. 432.104 J.
- D. 8,64.106 J.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 237055
Một lò xo có độ cứng k = 200 N/m, bị nén ngắn lại 10 cm so với chiều dài tự nhiên ban đầu. Chọn mốc thế năng tại vị trí ban đầu. Thế năng đàn hồi của lò xo là
- A. 0,01 J.
- B. 0,1 J.
- C. 1 J.
- D. 0,001 J.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 237056
Thế năng của một lò xo khi nó bị dãn một khoảng x là Wt = kx2, với k là hằng số. Lực đàn hồi khi đó bằng
- A. kx.
- B. kx√2.
- C. kx/2.
- D. 2kx.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 237057
Tìm câu sai về động lượng và động năng.
- A. Động lượng và động năng có cùng đơn vị vì chúng đều phụ thuộc khối lượng và vận tốc của vật.
- B. Động năng là một dạng năng lượng cơ học có quan hệ chặt chẽ với công.
- C. Khi ngoại lực tác dụng lên vật và sinh công dương thì động năng của vật tăng.
- D. Định lí động năng đúng trong mọi trường hợp lực tác dụng bất kì và đường đi bất kì.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 237058
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mạng tinh thể?
- A. Trong mạng tinh thể, giữa các hạt ở nút mạng luôn có lực tương tác, lực tương tác này có tác dụng duy trì cấu trúc mạng tinh thể.
- B. Trong mạng tinh thể, các hạt có thể là iôn dương, iôn âm, có thể là nguyên tử hay phân tử
- C. Tính tuần hoàn trong không gian của tinh thể được biểu diễn bằng mạng tinh thể.
- D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 237059
Trường hợp nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng mặt ngoài của chất lỏng?
- A. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ có thể nổi trên mặt nước.
- B. Nước chảy từ trong vòi ra ngoài.
- C. Bong bóng xà phòng lơ lửng có dạng gần hình cầu.
- D. Giọt nước đọng trên lá sen.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 237060
Tìm câu sai. Độ lớn của lực căng mặt ngoài của chất lỏng luôn:
- A. Tỉ lệ với độ dài đường giới hạn của mặt thoáng của chất lỏng.
- B. Phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
- C. Phụ thuộc vào hình dạng bình chứa chất lỏng.
- D. Tính bằng công thức F = σ.l, trông đó σ là suất căng mặt ngoài, l là chiều dài đường giới hạn của mặt ngoài chất lỏng.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 237061
Biểu hiện nào sau đây không liên quan đến hiện tượng mao dẫn?
- A. Cốc nước đá có nước đọng bên thành cốc.
- B. Mực ngấm theo rãnh ngòi bút.
- C. Bấc đèn hút dầu.
- D. Giấy thấm hút mực.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 237062
Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
- A. Gió.
- B. Thể tích của chất lỏng.
- C. Nhiệt độ.
- D. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 237063
Điều nào sau đây là sai khi nói về hơi bão hòa?
- A. Hơi bão hòa là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó.
- B. Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc vào thể tích của hơi.
- C. Với cùng một chất lỏng, áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi bão hòa giảm.
- D. Ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hòa của các chất lỏng khác nhau là khác nhau.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 237064
Điều nào sau đây là đúng khi nói về các cách làm thay đổi nội năng của vật?
- A. Nội năng của một vật có thể biến đổi bằng 2 cách: thực hiện công và sự truyền nhiệt.
- B. Quá trình làm thay đổi nội năng có liên quan đến sự chuỷen dời của vật khác tác dụng lực lên vật đang xét gọi là sự thực hiện công.
- C. Quá trình làm thay đổi nội năng không bằng cách thực hiện công gọi là sự truyền nhiệt.
- D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 237065
Độ biến thiên nội năng của một vật bằng:
- A. Tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được.
- B. Nhiệt lượng mà vật nhận được.
- C. Tích của công và nhiệt lượng mà vật nhận được.
- D. Công mà vật nhận được.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 237066
Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt lượng?
- A. Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
- B. Nhiệt lượng đo bằng nhiệt kế.
- C. Đơn vị của nhiệt lượng là Jun (J).
- D. Phần năng lượng mà vật nhận được hay mất đi trong sự truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 237067
Trong biểu thức của nguyên lí thứ nhất của nhiệt động lực học Q = ΔU + A. Quy ước về dấu nào sau đây là đúng?
- A. Q > 0: Vật nhận nhiệt lượng của các vật khác. Q < 0: Vật truyền nhiệt lượng cho các vật khác.
- B. A > 0: Vật thực hiện công; A < 0: Vật nhận công lên các vật khác.
- C. ΔU > 0: Vật sinh công; ΔU < 0: Vật nhận công.
- D. Các quy ước trên đều đúng.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 237068
Trong một chu trình khép kín thì:
- A. Trạng thái cuối và trạng thái đầu trùng nhau.
- B. Biểu thức nguyên lí thứ nhất là Q = A.
- C. Nhiệt lượng hệ nhận được (trừ đi nhiệt nhả ra) chuyển hết thành công.
- D. Cả A, B, C đều đúng.