Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 433274
Điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á có điểm gì đặc biệt?
- A. Hệ thống sông ngòi dày đặc, đất đai màu mỡ.
- B. Khí hậu hàn đới với đặc trưng: lạng giá, ít mưa.
- C. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, nhiều thiên tai.
- D. Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn cối, kém màu mỡ.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 433276
Cư dân Phù Nam tiếp nhận những tôn giáo nào của Ấn Độ?
- A. Hồi giáo và Đạo giáo.
- B. Phật giáo và Hin-đu giáo.
- C. Công giáo và Nho giáo.
- D. Nho giáo và Đạo giáo.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 433278
Trong số các nước Đông Nam Á, quốc gia nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ văn hóa Trung Hoa?
- A. In-đô-nê-xi-a.
- B. Thái Lan.
- C. Cam-pu-chia.
- D. Việt Nam.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 433279
Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV là giai đoạn văn minh Đông Nam Á _________.
- A. Hình thành và bước đầu phát triển.
- B. Phát triển rực rỡ trên các lĩnh vực.
- C. Bộc lộ dấu hiệu suy sụp, khủng hoảng.
- D. Có sự tiếp xúc với văn minh phương Tây.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 433281
Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Lào thời trung đại là gì?
- A. Đền Ăng-co Vát.
- B. Thánh địa Mỹ Sơn.
- C. Đền Bô-rô-bua-đua.
- D. Chùa Thạt Luổng.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 433283
Hình thức tổ chức xã hội nào tồn tại phổ biến ở Đông Nam Á?
- A. Làng/ bản.
- B. Điền trang.
- C. Lãnh địa.
- D. Trang viên.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 433285
Trên cơ sở tiếp thu bộ Sử thi Ra-ma-ya-na của Ấn Độ, cư dân Cam-pu-chia đã sáng tạo nên tác phẩm văn học nào?
- A. Phạ Lắc Phạ Lam.
- B. Riêm Kê.
- C. Ra-ma-kiên.
- D. Dạ thoa vương.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 433287
Tín ngưỡng bản địa của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc là gì?
- A. Thờ Đức phật.
- B. Thờ cúng tổ tiên.
- C. Thờ Thiên Chúa.
- D. Thờ thần Shiva.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 433289
Công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Chăm-pa là gì?
- A. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
- B. Văn miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội).
- C. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
- D. Lai Viễn Kiều (Quảng Nam).
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 433290
Thời Văn Lang – Âu Lạc, cai quản các chiềng, chạ là gì?
- A. Vua.
- B. Lạc hầu.
- C. Lạc tướng.
- D. Bồ chính.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 433291
Cư dân Chăm-pa là chủ nhân của thành tựu văn hóa nào dưới đây?
- A. Lễ hội Ka-tê.
- B. Chữ Nôm.
- C. Chùa Cầu.
- D. Bia Tiến sĩ.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 433294
Vương quốc Phù Nam được hình thành vào thế kỷ nào?
- A. Thế kỉ VII TCN.
- B. Thế kỉ VII.
- C. Thế kỉ I TCN.
- D. Thế kỉ I.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 433296
Biển không có vai trò nào sau đây đối với các quốc gia Đông Nam Á?
- A. Là đường giao thương với bên ngoài.
- B. Đem lại nguồn tài nguyên phong phú.
- C. Góp phần làm cho khí hậu trở nên ôn hòa.
- D. Là nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 433299
Văn minh Chăm-pa chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn minh nào dưới đây?
- A. Văn minh Ấn Độ.
- B. Văn minh Trung Hoa.
- C. Văn minh Đại Việt.
- D. Văn minh Phù Nam.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 433301
Sự đa dạng về cư dân, tộc người ở Đông Nam Á đã có tác động như thế nào đến sự hình thành văn minh Đông Nam Á?
- A. Đưa đến sự ra đời một nhà nước thống nhất, hùng mạnh trên toàn khu vực.
- B. Tạo nên sự tương đồng tuyệt đối trong văn hóa bản địa của các quốc gia.
- C. Tạo nên nền văn minh bản địa với những sắc thái địa phương phong phú.
- D. Gây nên sự chia rẽ, thiếu đoàn kết, thái độ kì thị giữa các cộng đồng dân cư.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 433303
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
- A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn minh phương Tây.
- B. Là một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước.
- C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn minh Tây Á và Bắc Phi.
- D. Hình thành trên nền tảng thủ công nghiệp và thương mại.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 433305
Trong quá trình giao lưu, tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, cư dân Đông Nam Á đã có thái độ như thế nào?
- A. Tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo các thành tựu văn minh.
- B. Sao chép nguyên bản các thành tựu văn minh bên ngoài.
- C. Đóng cửa, không có sự tiếp xúc, giao lưu với bên ngoài.
- D. Bài trừ tuyệt đối các thành tựu văn minh bên ngoài.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 433307
Sự phát triển kinh tế của Vương quốc Phù Nam được biểu hiện thông qua việc nào?
- A. Có nhiều cảng thị nổi tiếng như: Đại Chiêm, Thị Nại,...
- B. Phù Nam được mệnh danh là “xứ sở của trầm hương”.
- C. Thương cảng Óc Eo là trung tâm buôn bán với nhiều nước.
- D. Phù Nam là điểm khởi đầu của “con đường tơ lụa trên biển”.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 433309
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
- A. Là nền văn minh mang tính thống nhất trong sự đa dạng.
- B. Hình thành trên cơ sở của nền nông nghiệp trồng lúa nước.
- C. Tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh Ấn Độ, Trung Hoa.
- D. Khép kín, không có sự giao lưu với các nền văn hóa bên ngoài.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 433310
Yếu tố nào sau đây thể hiện sự phát triển kinh tế của cư dân Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc?
- A. Mở rộng ảnh hưởng ra nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.
- B. Có cảng thị Óc Eo là trung tâm buôn bán với nhiều quốc gia.
- C. Kĩ thuật luyện kim (đồ đồng) phát triển đến trình độ cao.
- D. Có nhiều cảng thị nổi tiếng như: Đại Chiêm, Thị Nại, ...
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 433312
Nhận xét nào dưới đây đúng về tình hình tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
- A. Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp.
- B. Các tôn giáo luôn đối lập và xung đột gay gắt với nhau.
- C. Tôn giáo không có ảnh hưởng gì tới đời sống của cư dân.
- D. Đông Nam Á là quê hương của: Phật giáo, Hin-đu giáo.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 433314
Điểm tương đồng trong đời sống vật chất của cư dân Chăm-pa và Việt cổ là gì?
- A. Xây dựng các đền, tháp bằng gạch để thờ thần Shiva.
- B. Phát triển rất mạnh hoạt động buôn bán đường biển.
- C. Trồng lúa nước trên các vùng đồng bằng châu thổ.
- D. Ở trong các ngôi nhà trệt, xây bằng gạch nung.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 433316
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc cư dân Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng?
- A. Chữ viết là phương tiện để ghi chép, lưu trữ nhiều thành tựu văn minh khác.
- B. Là minh chứng cho sự tiếp thu có sáng tạo các thành tựu văn minh bên ngoài.
- C. Phản ánh tính khép kín trong quan hệ với các nền văn minh bên ngoài.
- D. Cho thấy tinh thần dân tộc và sự phát triển cao về tư duy của cư dân.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 433318
Cư dân Việt cổ và Phù Nam đều ______.
- A. Sùng mộ Thiên Chúa giáo.
- B. Dựng nhà sàn từ gỗ, tre, nứa.
- C. Làm nhà trệt bằng gạch nung.
- D. Dựng các Thánh đường Hồi giáo.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 433320
Văn minh Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á chủ yếu qua con đường nào?
- A. Buôn bán đường bộ.
- B. Buôn bán đường biển.
- C. Truyền bá tôn giáo.
- D. Chiến tranh xâm lược.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 433321
Tôn giáo nào sau đây của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc?
- A. Bà-la-môn giáo.
- B. Nho giáo.
- C. Hồi giáo.
- D. Ki-tô giáo.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 433323
Con sông nào sau đây không chảy qua khu vực Đông Nam Á?
- A. Sông Mê Công.
- B. Sông Chao Phray-a.
- C. Sông I-ra-oa-đi.
- D. Sông Hoàng Hà.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 433325
Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
- A. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
- B. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á.
- C. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á.
- D. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 433327
Sự ra đời của thuyết nào sau đây đã đặt nền tảng cho các phát minh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
- A. Thuyết tương đối.
- B. Thuyết vạn vận hấp dẫn.
- C. Thuyết di truyền.
- D. Thuyết tế bào.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 433331
Quá trình xây dựng tòa nhà bằng công nghệ in 3D so với cách xây dựng khác sẽ có ưu điểm gì?
- A. Giá thành cạnh tranh
- B. Sản phẩm đẹp và bền hơn
- C. Chịu nhiệt độ cao hơn.
- D. Tiết kiệm nhân lực và chi phí.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 433332
Quốc gia nào sau đây là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam?
- A. Phù Nam.
- B. Chăm-pa.
- C. Âu Lạc.
- D. Văn Lang.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 433333
Quần thể kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua là công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu của quốc gia nào?
- A. In-đô-nê-xi-a
- B. Phi-líp-pin
- C. Ma-lai-xi-a
- D. Xin-ga-po
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 433334
Một trong những tác động tích cực của cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là gì?
- A. Giải phóng sức lao động của con người.
- B. Gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.
- C. Con người bị lệ thuộc vào thiết bị thông minh.
- D. Gây ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 433335
Phong tục nào sau đây không phải là phong tục truyền thống của người Việt cổ?
- A. Thờ Chúa.
- B. Ăn trầu.
- C. Xăm mình.
- D. Nhuộm răng.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 433336
Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra từ đầu thế kỷ XXI còn được gọi là gì?
- A. Cách mạng công nghiệp nhẹ.
- B. Cách mạng kĩ thuật số.
- C. Cách mạng kĩ thuật.
- D. Cách mạng 4.0.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 433337
Cư dân Đông Nam Á có một kho tàng văn học dân gian rất phong phú với nhiều thể loại nào?
- A. truyện cổ tích và văn học dân gian.
- B. sử thi, ca dao, tục ngữ, văn học viết.
- C. truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện thơ, ca dao, tục ngữ.
- D. văn học dân gian kết hợp với văn học chữ viết.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 433338
Quần thể chùa tháp Pa-gan là một trung tâm kiến trúc kì vĩ nằm ở quốc gia Đông Nam Á nào?
- A. Mi-an-ma.
- B. Thái Lan.
- C. Ma-lai-xi-a.
- D. Cam-pu-chia.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 433339
Thành Cổ Loa dưới thời An Dương Vương thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc và là _______.
- A. biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.
- B. hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh của nước Âu Lạc.
- C. biểu tượng của đất nước Âu Lạc.
- D. công trình kiến trúc độc đáo nhất ở Đông Nam Á.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 433340
Việc tăng hiệu quả sản xuất, tạo ra nhiều của cải dư thừa đã dẫn đến hậu quả gì?
- A. sự hình thành giai cấp thống trị và bị trị.
- B. sự phân hoá xã hội thành giai cấp.
- C. sự phân hoá xã hội thành các đẳng cấp.
- D. sự phân chia xã hội thành các tầng lớp khác nhau.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 433341
Nguyên nhân nào dẫn đến cuối thời nguyên thuỷ ở Việt Nam xuất hiện sự phân hoá các tầng lớp xã hội?
- A. Nền kinh tế nông nghiệp chuyển từ dùng cuốc sang dùng cày.
- B. Nền kinh tế nông nghiệp sản xuất được nhiều lúa gạo.
- C. Nền kinh tế làm ra nhiều của cải cho xã hội.
- D. Nền kinh tế nông nghiệp sớm ra đời và phát triển.