Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 454024
Chọn đáp án có từ/ cụm từ thích hợp để hoàn thành các câu sau:
- Các số hạng trong phép cộng (hoặc trừ) phải có cùng (1) … và nên chuyển về cùng (2) ….
- (3) … của một biểu thức vật lí phải có cùng thứ nguyên.
- A. (1) đơn vị; (2) thứ nguyên; (3) Đại lượng.
- B. (1) thứ nguyên; (2) đại lượng; (3) Hai vế.
- C. (1) đơn vị; (2) đại lượng; (3) Hai vế.
- D. (1) thứ nguyên; (2) đơn vị; (3) Hai vế.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 454027
Giá trị nào sau đây có 2 chữ số có nghĩa (CSCN)?
- A. 201 m.
- B. 0,02 m.
- C. 20 m.
- D. 210 m.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 454028
Chọn đáp án đúng
- A. quỹ đạo là đường nối những vị trí liên tiếp của vật theo thời gian trong quá trình chuyển động.
- B. tập hợp tất cả các vị trí của một vật chuyển động tạo ra một đường nhất định, đường đó gọi là quỹ đạo.
- C. chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng.
- D. cả A, B và C đều đúng.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 454031
Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho
- A. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động.
- B. sự thay đổi hướng của chuyển động.
- C. khả năng duy trì chuyển động của vật.
- D. sự thay đổi vị trí của vật trong không gian.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 454033
Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng
- A. đi qua gốc tọa độ.
- B. song song với trục hoành.
- C. bất kì.
- D. song song với trục tung.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 454035
Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm
- A. các dạng vận động của vật chất và năng lượng.
- B. vật chất và năng lượng.
- C. vật chất.
- D. năng lượng.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 454036
Biểu thức mô tả mối liên hệ giữa năng lượng và khối lượng của An-be Anh-xtanh?
- A. E=m.c2
- B. E=m.c
- C. E=c2.E
- D. E=c.E
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 454038
Nêu một số ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật.
- A. Thông tin liên lạc.
- B. Y tế.
- C. Nông nghiệp, công nghiệp.
- D. Cả A, B và C.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 454040
Công nghệ cảm biến trong việc kiểm soát chất lượng nông sản là ứng dụng của vật lí vào ngành nào?
- A. Nông nghiệp.
- B. Y tế.
- C. Giao thông vận tải.
- D. Thông tin liên lạc.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 454041
Nêu những ảnh hưởng của vật lí đến lĩnh vực công nghiệp?
- A. Là động lực của cuộc cách mạng công nghiệp.
- B. Nhờ vật lí mà nền sản xuất thủ công nhỏ lẻ được chuyển thành nền sản xuất dây chuyền, tự động hóa.
- C. Giúp giải phóng sức lao động của con người.
- D. Cả A, B và C.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 454043
Nêu một số ứng dụng của chất phóng xạ trong đời sống?
- A. sử dụng trong y học để chuẩn đoán hình ảnh và điều trị ung thư.
- B. sử dụng trong nông nghiệp để tạo đột biến cải thiện giống cây trồng.
- C. sử dụng trong công nghiệp để phát hiện các khiếm khuyết trong vật liệu, sử dụng trong khảo cổ để xác định tuổi của các mẫu vật.
- D. Cả A, B và C.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 454044
Những hành động nào sau đây là đúng khi làm việc trong phòng thí nghiệm?
- A. Không cầm vào phích cắm điện mà cầm vào dây điện để rút phích điện.
- B. Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện.
- C. Không đeo găng tay cao su chịu nhiệt khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.
- D. Không có hành động nào đúng trong ba hành động trên.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 454046
Hiện nay, các nhà vật lý nghiên cứu chủ yếu bằng hình thức nào?
- A. Thực hiện các mô hình thí nghiệm.
- B. Khảo sát thực tiễn các hiện tượng vật lý trong đời sống.
- C. Xây dựng các mô hình lí thuyết tìm hiểu về thế giới vi mô và dùng thí nghiệm để kiểm chứng.
- D. Chế tạo các dụng cụ thí nghiệm hiện đại.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 454047
Khi nghiên cứu và học tập vật lí ta cần phải
- A. nắm được thông tin liên quan đến các rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra.
- B. tuân thủ và áp dụng các biện pháp bảo vệ để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.
- C. quan tâm giữ gìn bảo vệ môi trường.
- D. Cả A, B và C.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 454049
Chọn phát biểu đúng.
- A. Vectơ độ dịch chuyển thay đổi phương liên tục khi vật chuyển động.
- B. Vectơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của chất điểm.
- C. Khi vật chuyển động thẳng không đổi chiều, độ lớn của vectơ độ dịch chuyển bằng quãng đường đi được
- D. Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động nên luôn có giá trị dương.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 454050
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?
(1) Chuyển động có tính chất tương đối.
(2) Hệ quy chiếu đứng yên là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc được quy ước là đứng yên.
(3) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn lớn hơn tổng độ lớn của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.
(4) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn nhỏ hơn độ lớn của vận tốc tương đối.
(5) Hình dạng quỹ đạo chuyển động của vật cũng có tính chất tương đối và phụ thuộc vào hệ quy chiếu của người quan sát.
- A. (1), (2), (5).
- B. (1), (3), (5).
- C. (2), (4), (5).
- D. (2), (3), (5).
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 454052
Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, gia tốc
- A. có giá trị bằng 0.
- B. là một hằng số khác 0.
- C. có giá trị biến thiên theo thời gian.
- D. chỉ thay đổi hướng chứ không thay đổi về độ lớn.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 454054
Trong các phương trình mô tả vận tốc v (m/s) của vật theo thời gian t (s) dưới đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều?
- A. v = 7.
- B. v = 6t2 + 2t -2.
- C. v = 5t – 4.
- D. v=6t2 - 2.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 454055
Một diễn viên đóng thế phải thực hiện một pha hành động khi điều khiển chiếc mô tô nhảy khỏi vách đá cao 50 m. Xe máy phải rời khỏi vách đá với tốc độ bao nhiêu để tiếp đất tại vị trí cách chân vách đá 90 m. Lấy g = 9,8 m/s2, bỏ qua lực cản của không khí và xem chuyển động của mô tô khi rời vách đá là chuyển động ném ngang.
- A. v0=11,7 m/s .
- B. v0=28,2 m/s .
- C. v0=56,3 m/s .
- D. v0=23,3 m/s .
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 454057
Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C rồi quay lại B và dừng lại ở B. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu? Chọn gốc tọa độ tại A.
- A. s = 800 m và d = 200m.
- B. s = 200 m và d = 200m.
- C. s = 500 m và d = 200m.
- D. s = 800 m và d = 300m.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 454058
Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc 14 km/h so với mặt nước. Nước chảy với vận tốc 9 km/h so với bờ. Vận tốc của thuyền so với bờ là
- A. v = 14 km/h.
- B. v = 21 km/h.
- C. v = 9 km/h.
- D. v = 5 km/h.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 454060
Biểu thức tính gia tốc trung bình
- A. \(\overrightarrow {{a_{tb}}} = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}} = \frac{{\overrightarrow {{v_2}} - \overrightarrow {{v_1}} }}{{\Delta t}}\)
- B. \(\overrightarrow {{a_{tb}}} = \frac{{\Delta t}}{{\Delta \overrightarrow v }} = \frac{{\Delta t}}{{\overrightarrow {{v_2}} - \overrightarrow {{v_1}} }}\)
- C. \(\overrightarrow {{a_{tb}}} = \frac{s}{{\Delta t}}\)
- D. \(\overrightarrow {{a_{tb}}} = \frac{{\overrightarrow d }}{{\Delta t}}\)
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 454061
Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau 2 phút thì dừng lại ở sân ga. Tính quãng đường mà tàu đi được trong thời gian hãm phanh. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu.
- A. 400 m.
- B. 500 m.
- C. 120 m.
- D. 600 m.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 454062
Chọn đáp án đúng.
- A. Phương trình chuyển động của chuyển động ném ngang là: \(\frac{1}{2}g{t^2}\)và x=v0t
- B. Phương trình quỹ đạo của chuyển động ném ngang là: \(y = \frac{g}{{2v_0^2}}{x^2}\)
- C. Thời gian rơi và tầm xa của vật ném ngang là: \(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \) và L=v0t
- D. Cả A, B và C đều đúng.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 454071
Những yếu tố ảnh hưởng đến tầm xa của một vật được ném ngang.
- A. Độ cao tại vị trí ném.
- B. Tốc độ ban đầu.
- C. Góc ném ban đầu.
- D. Cả độ cao và tốc độ ban đầu.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 454073
Đại lượng vectơ được xác định bằng thương số giữa độ dịch chuyển của vật và thời gian để vật thực hiện độ dịch chuyển đó là
- A. tốc độ.
- B. tốc độ trung bình.
- C. vận tốc trung bình.
- D. độ dời.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 454076
Một người chuyển động thẳng có độ dịch chuyển d1 tại thời điểm t1 và độ dịch chuyển d2 tại thời điểm t2. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 là:
- A. \({v_{tb}} = \frac{{{d_1} - {d_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\)
- B. \({v_{tb}} = \frac{{{d_2} - {d_1}}}{{{t_2} - {t_1}}}\)
- C. \({v_{tb}} = \frac{{{d_1} + {d_2}}}{{{t_2} - {t_1}}}\)
- D. \({v_{tb}} = \frac{1}{2}\left( {\frac{{{d_1}}}{{{t_1}}} + \frac{{{d_2}}}{{{t_2}}}} \right)\)
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 454079
Độ dịch chuyển của người thứ nhất là
- A. 2 km.
- B. 2,8 km.
- C. 4 km.
- D. 6 km.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 454081
Quãng đường đi được của người thứ nhất?
- A. 2 km.
- B. 2,8 km.
- C. 4 km.
- D. 6 km.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 454083
Tính quãng đường đi được của người thứ hai?
- A. 2 km.
- B. 2,8 km.
- C. 4 km.
- D. 6 km.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 454086
Điều nào sau đây là đúng khi nói về tốc độ trung bình?
- A. Tốc độ trung bình là trung bình cộng của các vận tốc.
- B. Trong hệ SI, đơn vị của tốc độ trung bình là m/s2.
- C. Tốc độ trung bình cho biết tốc độ của vật tại một thời điểm nhất định.
- D. Tốc độ trung bình được xác định bằng thương số giữa quãng đường đi được và khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 454089
Trong 25 giây đầu mỗi giây người đó bơi được bao nhiêu mét? Tính vận tốc của người đó ra m/s.
- A. 1 m; 1 m/s.
- B. 2 m; 2 m/s.
- C. 1 m; 2 m/s.
- D. 2 m; 1 m/s.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 454091
Từ giây nào đến giây nào người đó không bơi?
- A. Từ giây thứ 25 đến giây 35.
- B. Từ giây thứ 5 đến giây 25.
- C. Từ giây thứ 35 đến giây 60.
- D. Người đó bơi không nghỉ.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 454094
Câu nào sau đây không đúng?
- A. Gia tốc là một đại lượng vectơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.
- B. Trong chuyển động chậm dần đều, tích vận tốc và gia tốc của vật luôn âm.
- C. Trong chuyển động nhanh dần đều, tích vận tốc và gia tốc của vật luôn dương.
- D. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 454096
Một xe máy chuyển động thẳng đều với vận tốc 54 km/h thì hãm phanh và chuyển động chậm dần đều. Sau khi hãm phanh 4s tốc kế chỉ 18 km/h. Tính gia tốc của xe?
- A. 9 m/s2
- B. - 9 m/s2
- C. -2,5 m/s2
- D. 2,5 m/s2
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 454098
Từ phương trình vận tốc: v = -5 + 5t (m/s). Tại thời điểm t = 10s thì vận tốc của vật là
- A. – 5 m/s.
- B. 45 m/s.
- C. 50 m/s.
- D. 10 m/s.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 454101
Một đoàn tàu bắt đầu rời ga chuyển động nhanh dần đều, sau 30 s đạt đến vận tốc 36 km/h. Sau bao lâu tàu đạt đến vận tốc 54 km/h.
- A. 15 s.
- B. 20 s.
- C. 30 s.
- D. 40 s.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 454103
Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi như chuyển động rơi tự do?
- A. Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã mở.
- B. Một viên gạch rơi từ độ cao 3 m xuống đất.
- C. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.
- D. Một chiếc lá đang rơi.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 454107
Cách sắp xếp nào sau đây trong 5 bước của phương pháp thực nghiệm là đúng?
- A. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, thí nghiệm, kết luận.
- B. Quan sát, xác định vấn đề cần nghiên cứu, thí nghiệm, dự đoán, kết luận.
- C. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, quan sát, dự đoán, thí nghiệm, kết luận.
- D. Thí nghiệm, xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, kết luận.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 454109
Yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất dẫn tới việc Aristotle mắc sai lầm khi xác định nguyên nhân làm cho các vật rơi nhanh chậm khác nhau?
- A. Khoa học chưa phát triển.
- B. Ông quá tự tin vào suy luận của mình.
- C. Không có nhà khoa học nào giúp đỡ ông.
- D. Ông không làm thí nghiệm để kiểm tra quan điểm của mình.