Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 310043
Đạo Hồi (Ixlam) bắt đầu được truyền bá đến I-ran và Trung Á đã dẫn đến thành lập một vương triều Hồi giáo nữa ở giáp
- A. phía Nam Ấn Độ.
- B. miền Trung Ấn Độ.
- C. Tây Bắc Ấn Độ.
- D. thành phố Bắc Ấn.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 310045
Từ thế kỉ XIII, Ấn Độ bị xâm chiếm bởi thế lực nào?
- A. Người Hồi giáo gốc Thổ ở vùng Trung Á.
- B. Người Hồi giáo gốc Trung Á.
- C. Người Hồi giáo gốc Mông Cổ.
- D. Người Hồi giáo gốc Thổ vùng Lưỡng Hà.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 310050
Vương triều Hồi giáo Đê-li được thành lập do
- A. Người Hồi giáo gốc Trung Á hoàn thành chinh phục các tiểu quốc Ấn Độ.
- B. Người Hồi giáo từ phương Tây hoàn thành thống nhất các tiểu quốc Ấn Độ.
- C. Sự hợp nhất hai vương quốc Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà và miền Trung Ấn Độ.
- D. Chính sách tích cực của vương triều Hồi giáo ở vùng Tây Bắc Ấn Độ.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 310052
Ý nào giải thích đúng nhất lí do Acơba – vị vua thứ tư của vương triều Môgôn được coi là vị vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ?
- A. Ông đã thực hiện chính sách đúng đắn, đưa Ấn Độ phát triển thịnh vượng.
- B. Ông đã thực hiện hòa hợp dân tộc, hòa hợp tôn giáo.
- C. Ông rất quan tâm phát triển kinh tế.
- D. Ông đề ra những chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tác văn hóa, văn nghệ.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 310053
Nét đặc sắc của văn hoá Ấn Độ từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI là gì?
- A. Văn hoá Hồi giáo vào Ấn Độ làm thủ tiêu văn hoá truyền thống.
- B. Tổng hợp các loại hình văn hoá của các nước đều có mặt ở Ấn Độ.
- C. Văn hoá truyền thống Ấn Độ đã làm phai mờ văn hoá Hồi giáo.
- D. Song song luôn tồn tại hai nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hin-đu giáo và Hồi giáo.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 310054
Nét nổi bật của tình hình văn hóa Ấn Độ dưới vương triều Hồi giáo Đê - li là
- A. Vương triều Đêli là vương triều ngoại tộc nhưng đã nhanh chóng tự biến thành vương triều của người Ấn Độ.
- B. Diễn ra sự giao lưu văn hóa Đông (văn hóa Ấn Độ) – Tây (văn hóa Arập Hồi giáo).
- C. Hồi giáo từ Ấn Độ được truyền bá và ảnh hưởng đến nhiều nơi ở Đông Nam Á.
- D. Diễn ra sự giao lưu văn hóa bản địa và văn hóa Hồi giáo; Hồi giáo được truyền bá sang vùng Đông Nam Á.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 310056
Ý nào không phản ánh đúng chính sách thống trị của Vương triều Hồi giáo Đêli đối với nhân dân Ấn Độ?
- A. Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tác văn hóa, nghệ thuật.
- B. Truyền bá và áp đặt Hồi giáo đối với cư dân theo đạo Hinđu.
- C. Tự giành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong xã hội.
- D. Cũng có những chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 310057
Ý nào sau đây không phải chính sách của vương triều Hồi giáo Đê-li trong hơn 300 năm tồn tại (1206 – 1526)?
- A. Truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Phật giáo.
- B. Truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Hinđu giáo.
- C. Tự giành cho mình ưu tiên về ruộng đất và địa vị trong bộ máy quan lại.
- D. Thu thuế ruộng đất và “thuế ngoại đạo” đối với toàn thể nhân dân.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 310059
Sự hình thành và phát triển sớm ngôn ngữ, văn tự ở Ấn Độ có ý nghĩa gì quan trọng nhất?
- A. Chứng tỏ nền văn minh lâu đời ở Ấn Độ.
- B. Tạo điều kiện cho một nên văn học cổ phát triển rực rỡ.
- C. Tạo điều kiện chuyển tải và truyền bá văn học văn hóa ở Ấn Độ.
- D. Thúc đẩy nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 310060
Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ gì?
- A. Chữ Phạn.
- B. Chữ Nho.
- C. Chữ tượng hình.
- D. Chữ Hin-đu.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 310062
Loại văn tự nào phát triển sớm nhất ở Ấn Độ?
- A. Chữ Brahmi – chữ Phạn.
- B. Chữ Brahmi – chữ Pali.
- C. Chữ Phạn và kí tự Latinh.
- D. Chữ Pali và kí tự Latinh.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 310065
Do đâu nhiều ngôi chùa hang được xây dựng ở Ấn Độ dưới thời Gúp-ta?
- A. do nhân dân bắt đầu nghĩ đến tín ngưỡng.
- B. do lòng tôn sùng đạo Phật của dân chúng.
- C. do đạo Phật được truyền bá rộng rãi.
- D. do xây dựng nhiều chùa để át tà ma.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 310066
Vương triều Gúpta có vai trò to lớn trong việc thống nhất Ấn Độ, ngoại trừ việc
- A. Tổ chức các cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ đất nước Ấn Độ.
- B. Thống nhất miền Bắc Ấn Độ.
- C. Thống nhất gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ.
- D. Thống nhất giữa các vùng, miền ở Ấn Độ về mặt tôn giáo.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 310068
Quê hương của nhà hiền triết Sit-đac-ta, sau trở thành Phật tổ là thành phố Ka-pi-la-va-xta thuộc:
- A. Miền Nam Ấn Độ.
- B. Miền Trung Ấn Độ.
- C. Miền Tây Ấn Độ.
- D. Miền Bắc Ấn Độ.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 310070
Khu vực nào chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ?
- A. Bắc Á.
- B. Tây Á.
- C. Đông Nam Á.
- D. Trung Á.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 310072
Đạo Hinđu - một tôn giáo lớn ở Ấn Độ đã được hình thành trên cơ sở nào?
- A. Giáo lí của đạo Phật.
- B. Những tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ.
- C. Giáo lí của đạo Hồi.
- D. Văn hóa truyền thống Ấn Độ.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 310073
Đạo Hinđu ở Ấn Độ tôn thờ
- A. Chủ yếu 4 vị thần: Brama, Siva, Visnu và Inđra.
- B. 4 vị thần: Brama, Siva, Visnu và Inđra.
- C. 2 vị thần: Brama và Siva.
- D. Đa thần, không đếm xuể.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 310075
Theo sử học thì Trung Quốc được thống nhất dưới triều đại nào?
- A. Tần
- B. Hán
- C. Sở
- D. Triệu
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 310076
Theo anh/chị đâu là chính sách đối ngoại xuyên suốt của Trung Quốc thời phong kiến với Việt Nam?
- A. Bành trướng, xâm lược.
- B. Bế quan tỏa cảng.
- C. Hòa hảo, mềm dẻo.
- D. Lúc hòa hiếu, lúc chiến tranh.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 310077
Theo anh/chị Lịch Sử Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào bởi chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc?
- A. Có quan hệ bang giao hữu nghị, cùng phát triển
- B. Trở thành đối tượng xâm lược của tất cả các triều đại phong kiến ở Trung Quốc
- C. Trở thành đối tượng xâm lược của một số các triều đại phong kiến ở Trung Quốc
- D. Đất nước không phát triển được.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 310078
Theo anh/chị ai được mệnh danh là nhà thơ hiện thực chủ nghĩa lớn nhất thời Đường?
- A. Lý Bạch.
- B. Đỗ Phủ.
- C. Bạch Cư Dị.
- D. Vương Bột.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 310080
Các quốc gia cổ đại phương Tây thường được gọi thông dụng là
- A. Thị quốc
- B. Tiểu quốc
- C. Vương quốc
- D. Bang
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 310081
Phần được cho là chủ yếu của một thị quốc ở vùng Địa Trung Hải thời kì cổ đại là
- A. Một pháo đài cổ kiên cố, xung quanh là vùng dân cư
- B. Thành thị với một vùng đất đai trồng trọt xung quanh
- C. Các xưởng thủy công
- D. Các lãnh địa
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 310082
Đê-lốt và Pi-rê được cho là những địa danh nổi tiếng từ thời cổ đại bởi
- A. Có nhiều xưởng thủ công lớn có tới hàng nghìn lãnh đạo
- B. Là trung tâm buôn bán nô lệ lớn nhất của thế giới cổ đại
- C. Là vùng đất tranh chấp quyết liệt giữa các thị quốc cổ đại
- D. Là đất phát tích của các quốc gia cổ đại phương Tây
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 310083
Hàng hóa được xem quan trọng bậc nhất ở vùng Địa Trung Hải thời kì cổ đại là
- A. Nô lệ
- B. Sắt
- C. Lương thực
- D. Hàng thủ công
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 310086
Đất đai Địa Trung Hải thời kì cổ đại được cho chủ yếu là
- A. Đất đồi núi, không màu mỡ, khô và rắn.
- B. Đất phù sa màu mỡ.
- C. Đất bùn, mềm và ẩm dễ canh tác
- D. Đất sét ẩm, có khả năng giữ nước tốt.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 310088
Sản xuất nông nghiệp ở khu vực Địa Trung Hải thời kì cổ đại được cho chủ yếu là
- A. Trồng trọt lương thực, thực phẩm
- B. Chăn nuôi gia súc, gia cầm
- C. Trồng những cây lưu niên có giá trị cao như nho, ô lia, cam chanh
- D. Trồng cây nguyên liệu phục vụ cho các xưởng sản xuất
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 310091
Vua ở Ai Cập thực tế đã được gọi là gì?
- A. Thần thánh dưới trần gian.
- B. En-xi.
- C. Pha-ra-on.
- D. Thiên tử
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 310092
Nhà nước Ai Cập cổ đại thực tế được hình thành trên cơ sở
- A. Liên kết các thị tộc.
- B. Liên kết các bộ lạc.
- C. Liên kết các công xã.
- D. Liên kết, chinh phục tất cả các nôm.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 310094
Tri thức được biết đầu tiên của người phương Đông cổ đại về thiên văn là
- A. Một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.
- B. Một năm chia thành 12 tháng và một ngày 24 giờ.
- C. Thời gian trong năm được tính bằng tháng, ngày, giờ
- D. Sự chuyển động của Mặt trời, Mặt Trăng.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 310095
Lịch do người phương Đông tạo ra thực tế được gọi là
- A. Dương lịch.
- B. Âm lịch.
- C. Nông lịch.
- D. Âm dương lịch.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 310097
Thế nào là khái niệm về thị tộc?
- A. Là nhóm người hơn 10 gia đình
- B. Là nhóm người có chung dòng máu
- C. Là nhóm người cùng sống với nhau
- D. Là nhóm người sống ở cùng địa bàn
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 310099
Thị tộc cụ thể được hình thành
- A. Từ khi Người tối cổ xuất hiện.
- B. Từ khi Người tinh khôn xuất hiện.
- C. Từ chặng đường đầu với sự tồn tại của một loài vượn cổ.
- D. Từ khi giai cấp và nhà nước ra đời.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 310100
Trong một khu vực sinh sống thuận lợi như ven sông, ven suối, …. thường không chỉ có thị tộc mà còn có
- A. bầy người nguyên thủy.
- B. công xã nguyên thủy.
- C. các bộ lạc.
- D. các nhóm người.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 310101
Tính chất được nhìn nhận là nổi bật của quan hệ trong thị tộc là
- A. phụ thuộc vào thiên nhiên.
- B. sống theo bầy đàn.
- C. tính cộng đồng cao.
- D. hưởng thụ bằng nhau.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 310103
Giai đoạn được đánh giá là dài nhất trong lịch sử phát triển của loài người là
- A. Xã hội có giai cấp và nhà nước.
- B. Xã hội phong kiến.
- C. Xã hội nguyên thủy.
- D. Xã hội tư bản.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 310104
Hãy sắp xếp các dữ liệu lịch sử thời xã hội nguyên thủy sau theo trình tự thời gian xuất hiện.
1) Trồng trọt và chăn nuôi
2) Sản phẩm dư thừa
3) Đồ đồng
4) Đồ sắt
5) Gia đình phụ hệ
6) Tư hữu
7) Xã hội cổ đại
- A. 1,2,3,4,5,6,7.
- B. 1,3,4,2,6,5,7.
- C. 1,3,5,4,2,6,7.
- D. 1,3,4,5,2,6,7.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 310106
Dấu tích Người tối cổ được cho đã được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào của Việt Nam?
- A. Nghệ An.
- B. Thanh Hóa.
- C. Cao Bằng.
- D. Lạng Sơn.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 310107
Hãy xác định những địa điểm được cho tìm thấy dấu vết của người nguyên thủy đầu tiên ở Việt Nam?
- A. Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn), Núi Đọ (Thanh Hóa).
- B. Núi Đọ, Hang Đắng (Ninh Bình)
- C. Núi Đọ, Xuân Lộc (Đồng Nai), Hòa Bình.
- D. Núi Đọ, Sơn Vi (Phú Thọ), mái đá Ngườm (Thái Nguyên).
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 310110
Trong quá trình phát triển tiến hóa từ vượn thành người. Người tối cổ được đánh giá
- A. Vẫn chưa thoát thai khỏi loài vượn.
- B. Là bước chuyển tiếp từ vượn thành người.
- C. Là những chủ nhân đầu tiên trong lịch sử loài người.
- D. Là những con người thông minh.