Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 299970
Trong buổi họp lớp, các thành viên được phát biểu ý kiến tham gia đóng góp về chương trình văn nghệ chào mừng 20/11, việc làm đó thể hiện điều gì ?
- A. Trung thành.
- B. Kỉ luật.
- C. Dân chủ.
- D. Tự chủ.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 299975
Biểu hiện của dân chủ là như thế nào?
- A. Phát biểu tại hội nghị.
- B. Đóng góp ý kiến tại buổi sinh hoạt lớp.
- C. Góp ý vào Luật Giáo dục.
- D. Cả A,B, C.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 299977
Đâu là biểu hiện của kỉ luật?
- A. Không vứt rác ở nơi công cộng.
- B. Không hút thuốc tại bệnh viện.
- C. Không đi học muộn.
- D. Cả A,B, C.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 299980
Mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát những công việc chung được gọi là ?
- A. Khiêm nhường.
- B. Dân chủ.
- C. Trung thực.
- D. Kỉ luật.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 299983
Những quy định chung của cộng đồng, của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động được gọi là ?
- A. Kỉ luật.
- B. Trung thực.
- C. Pháp luật.
- D. Tự trọng.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 299986
Trong cuộc họp tổ dân phố, ông N là trưởng tổ dân phố, vì ông V mâu thuẫn với ông N nên trong cuộc họp về vấn đề vệ sinh môi trường khi dân phố ông N đã không cho ông V phát biểu ý kiến. Việc làm đó thể hiện điều gì?
- A. Ông N là người tự chủ.
- B. Ông N là người trung thực.
- C. Ông N người thật thà.
- D. Ông N vi phạm quyền dân chủ của công dân.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 299990
Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là như thế nào?
- A. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện.
- B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện.
- C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật.
- D. Dân chủ là điều kiện đảm bảo cho kỉ luật được thực hiện.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 299994
Hành động: Coi cóp trong giờ thi, đi học muộn, đánh nhau trong trường học vi phạm điều gì?
- A. Vi phạm pháp luật.
- B. Vi phạm quyền tự chủ.
- C. Vi phạm kỉ luật.
- D. Vi phạm quy chế.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 299996
Thực hiện dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa là?
- A. Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.
- B. Tạo cơ hội cho mọi người phát triển.
- C. Nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động.
- D. Cả A,B, C.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 299998
Dân chủ…để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Trong dấu “…” đó là?
- A. Tạo cơ hội.
- B. Là điều kiện.
- C. Là động lực.
- D. Là tiền đề.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 300002
Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là sự kiện?
- A. 30/4/1975.
- B. 01/5/1975.
- C. 02/9/1945.
- D. 30/4/1954.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 300005
Biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là như thế nào?
- A. Lắng nghe ý kiến của mọi người.
- B. Giúp đỡ, ủng hộ các gia đình khó khăn.
- C. Thừa nhận khuyết điểm và sửa chữa.
- D. Cả A,B, C.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 300009
Biểu hiện không hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là như thế nào?
- A. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn.
- B. Cãi nhau với hàng xóm.
- C. Phân biệt đối xử với các dân tộc ít người.
- D. Cả A,B, C.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 300011
Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia được gọi là ?
- A. Hợp tác.
- B. Hòa bình.
- C. Dân chủ.
- D. Hữu nghị.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 300013
Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xẩy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là ?
- A. Bảo vệ hòa bình.
- B. Bảo vệ pháp luật.
- C. Bảo vệ đất nước.
- D. Bảo vệ nền dân chủ.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 300015
Sự sụp đổ của một một quốc gia hoặc một nền văn minh sau một thời gian dài sống trong hòa bình, bởi các yếu tố nội tại bị suy thoái chứ không phải do bị tấn công từ bên ngoài được gọi là?
- A. Diễn biến hòa bình.
- B. Diễn biến chiến tranh.
- C. Diễn biến cục bộ.
- D. Diễn biến nội bộ.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 300017
Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì….. Trong dấu “…” là?
- A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.
- B. Hòa bình, dân chủ và phát triển.
- C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.
- D. Hòa bình, độc lập và phát triển.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 300019
Có 1 bạn nam trong lớp không thích em nên luôn tìm lí do, gây gổ để đánh em thì em sẽ làm gì?
- A. Đánh lại.
- B. Đề nghị nói chuyện để hiểu rõ vấn đề.
- C. Báo với công an.
- D. Báo với gia đình.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 300021
Trong thôn em xuất hiện các đối tượng lạ đến phát các tờ rơi nói xấu Đảng và nhà nước và cho tiền bà con nhân dân để yêu cầu bà con đi biểu tình tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước tình huống đó em sẽ làm gì ?
- A. Tuyên truyền bà con làm theo các đối tượng lạ.
- B. Coi như không biết.
- C. Làm theo các đối tượng lạ.
- D. Báo ngay với chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 300022
Để bảo vệ hòa bình chúng ta cần phải làm gì?
- A. Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng.
- B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa con người với con người.
- C. Thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.
- D. Cả A,B, C.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 300023
Dấu mốc đánh dấu ngành ngoại giao Việt Nam ra đời là?
- A. 26/4/1945.
- B. 28/5/1945.
- C. 27/9/1945.
- D. 28/8/1945.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 300025
Hiện nay nước ta có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước trên thế giới?
- A. 185 nước.
- B. 175 nước.
- C. Hơn 175 nước.
- D. Hơn 185 nước.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 300027
Cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại gồm: công tác ngoại giao, biên giới lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, quản lý Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật được gọi là?
- A. Bộ Ngoại giao.
- B. Bộ Nội vụ.
- C. Chính phủ.
- D. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 300029
Quan hệ bạn bè thân thiết giữa các quốc gia với nhau được gọi là?
- A. Hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới.
- B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
- C. Xây dựng tình hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới.
- D. Xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 300031
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước ta là?
- A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- B. Phan Châu Trinh.
- C. Cao Bá Quát.
- D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 300037
Để giao lưu, học hỏi với các nước trên thế giới, các nước đã sử dụng thứ tiếng chung nào để giao tiếp ?
- A. Tiếng Pháp.
- B. Tiếng Trung.
- C. Tiếng Việt.
- D. Tiếng Anh.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 300039
Trong quan hệ ngoại giao, các nước giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hình thức nào?
- A. Thương lượng hòa bình.
- B. Chiến tranh.
- C. Kích động bạo loạn lật đổ.
- D. Tạm đình chỉ việc giao lưu.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 300043
Đối với người Việt Nam làm việc tại nước ngoài khi gặp các vấn đề nghiêm trọng thì cần báo với cơ quan tổ chức nào?
- A. Lặng im.
- B. Chính phủ nước ngoài.
- C. Người nhà.
- D. Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 300045
Chúng ta thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài với thái độ, cử chỉ, việc làm là?
- A. Tôn trọng, bình đẳng.
- B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện.
- C. Tôn trọng và thân thiện.
- D. Hợp tác và giao lưu 2 bên cùng có lợi.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 300047
FAO là tổ chức có tên gọi là?
- A. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương.
- B. Tổ chức Liên minh Châu Âu.
- C. Tổ chức lương thực thế giới.
- D. Tổ chức y tế thế giới.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 300049
APEC là tên viết tắt của?
- A. Liên minh Châu Âu.
- B. Liên hợp quốc.
- C. Quỹ tiền tệ thế giới.
- D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 300052
Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á là để?
- A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- B. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.
- C. Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn.kỹ thuật và hành chính.
- D. Cả A,B, C.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 300053
Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào?
- A. 28/7/1995.
- B. 24/6/1995.
- C. 28/7/1994.
- D. 27/8/1994.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 300057
Việt Nam tham gia vào diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương nhằm?
- A. Tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.
- B. Tăng cường mối quan hệ về văn hóa và giáo dục.
- C. Tăng cường mối quan hệ về quốc phòng và an ninh.
- D. Cả A,B, C.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 300060
Việt Nam gia nhập WTO vào ngày tháng năm nào?
- A. 11/2/2006.
- B. 11/1/2007.
- C. 13/2/2007.
- D. 2/11/2006.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 300066
Chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là?
- A. Quan hệ.
- B. Giao lưu.
- C. Đoàn kết.
- D. Hợp tác.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 300070
Cơ sở quan trọng của hợp tác là?
- A. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.
- B. Hợp tác, hữu nghị.
- C. Giao lưu, hữu nghị.
- D. Hòa bình, ổn định.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 300074
Tính đến nay, Việt Nam đã là thành viên của bao nhiêu tổ chức quốc tế ?
- A. 61.
- B. 62.
- C. 63.
- D. 64.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 300080
Hợp tác với bạn bè được thể hiện?
- A. Cùng giúp nhau giải bài toán khó.
- B. Cùng bạn nghiên cứu khoa học.
- C. Cùng bạn tổ chức các hoạt động thể thao cho lớp.
- D. Cả A,B, C.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 300085
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói đó nói đến đức tính nào ?
- A. Trung thành.
- B. Thật thà.
- C. Chí công vô tư.
- D. Tiết kiệm.