Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 197645
Tỉnh nào là tỉnh quan trọng của Đồng bằng sông Hồng nhưng không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ:
- A. Hà Tây.
- B. Nam Định.
- C. Hải Dương.
- D. Vĩnh Phúc.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 197649
Dựa vào bảng số liệu sau đây
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta thời kì 1990 - 2005.
(Đơn vị : %)
Ngành
1990
1995
2000
2002
Trồng trọt
79,3
78,1
78,2
76,7
Chăn nuôi
17,9
18,9
19,3
21,1
Dịch vụ nông nghiệp
2,8
3,0
2,5
2,2
Loại biểu đồ phù hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng ngành nông nghiệp là:
- A. Biểu đồ cột ghép.
- B. Biểu đồ tròn.
- C. Miền.
- D. Cột chồng.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 197654
Dựa vào bảng số liệu sau đây về
Cơ cấu GDP của nước ta phân theo thành phần kinh tế (theo giá thực tế).
(Đơn vị : %)
Thành phần
1995
2000
2005
Kinh tế Nhà nước
40,2
38,5
37,4
Kinh tế tập thể
10,1
8,6
7,2
Kinh tế cá thể
36,0
32,3
32,9
Kinh tế tư nhân
7,4
7,3
8,2
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
6,3
13,3
14,3
Nhận định đúng nhất là:
- A. Kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và vị trí ngày càng tăng.
- B. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng.
- C. Kinh tế cá thể có vai trò quan trọng và vị trí ngày càng tăng.
- D. Kinh tế ngoài quốc doanh (tập thể, tư nhân, cá thể) có vai trò ngày càng quan trọng.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 197657
Năm 2005, tỉ trọng khu vực II ( công nghiệp-xây dựng ) trong GDP ở nước ta là bao nhiêu?
- A. 21%.
- B. 38%.
- C. 41%.
- D. 52%.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 197658
Trong cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của nước ta năm 2005, chiếm tỉ trọng từ cao xuống thấp lần lượt là gì?
- A. Nông-lâm -ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng,dịch vụ.
- B. Dịch vụ, nông-lâm -ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng.
- C. Công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, nông-lâm-ngư nghiệp.
- D. Nông-lâm -ngư nghiệp, dịch vụ, công nghiệp-xây dựng.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 197660
Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta chủ yếu là do đâu?
- A. đường lối Đổi mới
- B. cơ sở hạ tầng được tăng cường
- C. tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng
- D. thị trường tiêu thụ được mở rộng trong và ngoài nước
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 197663
Từ năm 1991 đến nay, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta có đặc điểm gì?
- A. khu vực I giảm dần tỉ trọng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất.
- B. khu vực II dù chiếm tỉ trọng không cao nhưng là ngành tăng nhanh nhất.
- C. khu vực III luôn chiếm tỉ trọng cao nhất dù tăng không ổn định.
- D. khu vực I giảm dần tỉ trọng và đã trở thành ngành có tỉ trọng thấp nhất.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 197664
Để giảm tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước, giải pháp quan trọng nhất hiện nay của Nhà nước ta là gì?
- A. giải thể các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- B. từng bước cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
- C. cổ phần hóa doang nghiệp tư nhân.
- D. giải thể các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 197666
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết vùng có nhiều tỉnh GDP bình quân tính theo đầu người dưới 6 triệu đồng là gì?
- A. Đồng bằng sông Hồng.
- B. Trung du miền núi Bắc Bộ.
- C. Bắc Trung Bộ.
- D. Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 197669
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2000 và năm 2007?
- A. Tỉ trọng nông nghiệp và lâm nghiệp giảm, thủy sản tăng.
- B. Tỉ trọng nông nghiệp giảm, lâm nghiệp và thủy sản tăng.
- C. Tỉ trọng nông nghiệp tăng, lâm nghiệp và thủy sản tăng.
- D. Tỉ trọng nông nghiêp tăng , lâm nghiệp và thủy sản giảm.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 197671
Tỉ trọng của ngành trồng trọt trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta năm 2005 là bao nhiêu?
- A. 46,8%
- B. 52,3%
- C. 61,4%
- D. 73,5%
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 197672
Nhân tố chủ yếu tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta hiện nay là gì?
- A. thị trường tiêu thụ rộng, có nhu cầu lớn.
- B. tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đa dạng.
- C. quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- D. lao động đông đảo, trình độ cao.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 197674
Việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nước ta chủ yếu nhằm mục đích gì?
- A. sử dụng tốt nguồn lao động, tạo việc làm.
- B. tận dụng tối đa các nguồn vốn khác nhau.
- C. khai thác nhiều hơn các loại khoáng sản.
- D. tăng hiệu quả đầu tư, phù hợp thị trường.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 197676
Thành tựu nào sau đây không thuộc lĩnh vực cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?
- A. Vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được ưu tiên phát triển.
- B. Công cuộc xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả cao.
- C. Các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn được hình thành.
- D. Các vùng kinh tế trọng điểm được hình thành.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 197677
Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta là gì?
- A. tăng cường hội nhập vào nền kinh tế của khu vực.
- B. thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng của nền kinh tế.
- C. khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- D. sử dụng hợp lí nguồn lao động dồi dào trong nước.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 197679
Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta chuyển biến rõ rệt chủ yếu do đâu?
- A. chuyển sang nền kinh tế thị trường.
- B. thúc đẩy sự phát triển công nghiệp.
- C. lao động dồi dào và tăng hàng năm.
- D. tăng trưởng kinh tế gần đây nhanh.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 197680
Nguyên nhân chủ yếu của sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta là gì?
- A. kết quả của công cuộc đổi mới.
- B. trình độ lao động ngày càng cao.
- C. cơ sở hạ tầng được tăng cường.
- D. thị trường tiêu thụ được mở rộng.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 197683
Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu là do tác động của yếu tố nào?
- A. sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng
- B. nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường
- C. quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- D. quá trình hội nhập quốc tế và khu vực
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 197685
Lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực Nhà nước sang khu vực khác chủ yếu do đâu?
- A. tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- B. thực hiện nền kinh tế mở, thu hút đầu tư nước ngoài
- C. các chính sách tinh giảm biên chế của nhà nước
- D. kinh tế từng bước chuyển sang cơ chế thị trường
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 197687
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì khu vực kinh tế nào ngày càng có vai trò quan trọng trong giai đoạn đổi mới của đất nước?
- A. Kinh tế thị trường
- B. Kinh tế tập thể
- C. Kinh tế ngoài Nhà nước
- D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 197689
Việc hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế ở nước ta nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
- A. Phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
- B. Nâng cao đời sống và bảo vệ môi trường.
- C. Phát triển kinh tế và giải quyết việc làm.
- D. Hội nhập quốc tế và giải quyết việc làm.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 197691
Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế không dẫn đến điều gì?
- A. sự phát triển đồng đều của các vùng kinh tế trong nước
- B. sự hình thành các vùng kinh tế trọng điểm
- C. sự phân hoá sản xuất giữa các vùng trong cả nước
- D. sự hình thành các vùng chuyên canh, các khu công nghiệp tập trung
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 197696
Cho bảng số liệu:
GDP NƯỚC TA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NĂM 2000 VÀ NĂM 2014
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
Nông – lâm – thủy sản
Công nghiệp – xây dựng
Dịch vụ
2000
108356
162220
171070
2014
696969
1307935
1537197
Để vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế năm 2000 và năm 2014 thì bán kính đường tròn năm 2014 gấp bao nhiêu lần bán kính đường tròn năm 2000
- A. 2,5 lần
- B. 1,7 lần
- C. 2,0 lần
- D. 2,8 lần
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 197697
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành kinh tế ở nước ta hiện nay không chứng tỏ điều gì?
- A. Nền kinh tế nước ta đang khai thác tốt mọi tiềm năng của đất nước.
- B. Nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- C. Nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo cơ chế thị trường.
- D. Nước ta đang xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, linh động.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 197699
Nguyên nhân quan trọng dẫn đến khu vực II (công nghiệp – xây dựng) có tốc độ tăng trưởng nhanh và tỉ trọng tăng trong cơ cấu của nền kinh tế nước ta là gì?
- A. Phù hợp với nhu cầu phát triển của thế giới
- B. Đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước
- C. Có nhiều điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp
- D. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 197701
Cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt chủ yếu nhằm mục đích gì?
- A. khai thác có hiệu quả hơn các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng hoàn thiện
- B. thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới
- C. khai thác có hiệu quả hơn các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, lợi thế lao động đông, giá rẻ
- D. thích nghi với xu thế dân chủ hóa đời sống kinh tế xã hội, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 197703
Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước phát triển chưa ổn định, nguyên nhân chủ yếu do đâu?
- A. Hạn chế về vốn, năng lực quản lí và khoa học - kĩ thuật.
- B. Chưa nhận được nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước
- C. Chưa thu hút được số đông lao động tham gia sản xuất.
- D. Số lượng doanh nghiệp thành lập hàng năm chưa nhiều.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 197706
Việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta mang lại ý nghĩa chủ yếu gì?
- A. tăng cường hội nhập vào nền kinh tế của khu vực
- B. sử dụng hợp lý nguồn lao động dồi dào trong nước
- C. thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng của nền kinh tế
- D. khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 197708
Ý nào là sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ của khu vực I?
- A. Các ngành trồng cây lương thực, chăn nuôi tăng dần tỉ trọng.
- B. Các ngành thuỷ sản, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp tăng tỉ trọng.
- C. Ngành trồng cây công nghiệp, cây lương thực nhường chỗ cho chăn nuôi và thuỷ sản.
- D. Tăng cường độc canh cây lúa, đa dạng hoá cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 197711
Biểu hiện của việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta là gì?
- A. các vùng sản xuất chuyên canh được mở rộng
- B. phát triển nhiều khu công nghiệp tập trung
- C. các vùng kinh tế trọng điểm được hình thành
- D. tăng tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 198499
Công cuộc Đổi mới nền kinh tế nước ta được bắt đầu từ năm
- A. 1976
- B. 1986
- C. 1991
- D. 2000
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 198500
Nền kinh tế Việt Nam muốn tăng trưởng bền vững
- A. Chỉ cần có tốc độ tăng trưởng GDP cao
- B. Chỉ cần có cơ cấu hợp lí giữa các ngành và các thành phần kinh tế
- C. Chỉ cần có cơ cấu hợp lí giữa các vùng lãnh thổ
- D. Cần có nhịp độ phát triển cao; có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 198501
Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của nước ta đang chuyển dịch theo hướng
- A. Tăng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp – xây dựng
- B. Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng dịch vụ
- C. Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và tiến tới ổn định dịch vụ
- D. Tăng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và tiến tới ổn định dịch vụ
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 198502
Trong những năm gần đây ngành đóng góp ít nhất trong cơ cấu GDP của nước ta là:
- A. Công nghiệp
- B. Dịch vụ
- C. Lâm nghiêp
- D. Nông nghiệp
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 198503
Một trong những thành tựu kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1990- 2005 là gì?
- A. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp tăng nhanh
- B. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nước ta liên tục là nước xuất siêu
- C. Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vu đều phát triên ở trình độ cao
- D. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nông nghiệp và công nghiệp đạt được nhiều thành tựu vững chắc
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 198504
Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chất lượng tăng trưởng nền kinh tế nước ta những năm qua
- A. Tăng về số lượng nhưng chậm chuyển biến về chất lượng sản phẩm
- B. Có giá thành sản phẩm hạ, cạnh tranh hieuj quả trên thị trường quốc tế
- C. Hiệu quả kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn chưa cao
- D. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa đảm bảo phát triển bền vững
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 198505
Ý nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta những năm qua?
- A. Cả nước đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm
- B. Các vùng chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành
- C. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn ra đời
- D. Các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 198506
Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực I ( nông – lâm – ngư nghiệp) của nước ta là:
- A. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành thủy sản
- B. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi
- C. Tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp
- D. Tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp tăng liên tục trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 198507
Ý nào dưới đây đúng khi nói về sự chuyển dịch trong nội bộ ngành ơ khu vực II ( công nghiệp – xây dựng )?
- A. Giảm tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh
- B. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác, giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến
- C. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác
- D. Tăng tỉ trọng các loại sản phẩm chất lượng thấp không phù hợp với nhu cầu của thị trường
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 198508
Trong những năm qua, các ngành dịch vụ ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước một phần là do:
- A. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viên thông, tưu vấn đầu tưu, chuyển giao công nghệ,…
- B. Nước ta có điều kiện thuận lựi vè vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên
- C. Đã huy động được toàn bộ lực lượng lao động có tri thức cao của cả nước
- D. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp trong nước suy giảm liên tục