Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 120991
Một tên lửa có khối lượng M = 5 tấn đang chuyển động với vận tốc v = 100 m/s thì phụt ra phía sau một lượng khí m0 = 1 tấn. Vận tốc khí đối với tên lửa lúc chưa phụt là v1 = 400 m/s. Sau khi phụt khí vận tốc tên lửa có giá trị là:
- A. 200 m/s
- B. 180 m/s
- C. 225 m/s
- D. 250 m/s
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 120992
Thả rơi một vật có khối lượng 1kg trong khoảng thời gian 0,2s. Độ biến thiên động lượng của vật là bao nhiêu? Cho g = 10m/s2.
- A. 2 kg.m/s
- B. 1 kg.m/s
- C. 20 kg.m/s
- D. 10 kg.m/s
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 120993
Hai viên bi có khối lượng m1 = 50g và m2 = 80g đang chuyển động ngược chiều nhau và va chạm nhau. Muốn sau va chạm m2 đứng yên còn m1 chuyển động theo chiều ngược lại với vận tốc như cũ thì vận tốc của m2 trước va chạm bằng bao nhiêu? Cho biết v1= 2m/s.
- A. 1 m/s
- B. 2,5 m/s
- C. 3 m/s
- D. 2m/s
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 120994
Một quả bóng có khối lượng m = 300g va chạm vào tường và nảy trở lại với cùng vận tốc. Vận tốc của bóng nước va chạm là +5m/s. Độ biến thiên động lượng của bóng là:
- A. 1,5kg.m/s
- B. -3kg.m/s
- C. -1,5kg.m/s
- D. 3kg.m/s
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 120995
Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng :
- A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.
- B. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật .
- C. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.
- D. Trong hệ kín,động lượng của hệ được bảo toàn
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 120996
Một vật khối lượng m đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc v thì va chạm vào vật khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc. Bỏ qua ma sát, vận tốc của hệ sau va chạm là:
- A. v/3
- B. v
- C. 3v
- D. v/2
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 120997
Một vật m trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh xuống chân một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 5m, và nghiêng một góc 30° so với mặt phẳng ngang. Lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng có độ lớn bằng một phần tư trọng lượng của vật. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng có độ lớn là
- A. 4.5m/s.
- B. 5m/s.
- C. 3,25m/s.
- D. 4m/s.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 120998
Một vật có khối lượng m = 5kg trượt từ đỉnh xuống chân một mặt phẳng nghiêng có chiều dài S = 20m và nghiêng góc 30° so với phương ngang. Công của trọng lực tác dụng lên vật khi vật đi hết dốc có độ lớn là:
- A. 5kJ
- B. 1000J
- C. 850J
- D. 500J
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 120999
Một động cơ điện cung cấp công suất 15 KW cho 1 cần cẩu nâng vật 1000Kg chuyển động đều lên cao 30m. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian để thực hiện công việc đó là:
- A. 20s
- B. 5s
- C. 15s
- D. 10s
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 121000
Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của công?
- A. kW.h
- B. N.m
- C. kg.m2 /s2
- D. kg.m2 /s
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 121001
Một chiếc ô tô sau khi tắt máy còn đi được 10m. Biết ô tô nặng 1,5 tấn, hệ số cản bằng 0,25 ( Lấy g = 9,8 m/s2 ). Công của lực cản có giá trị:
- A. - 36750 J
- B. 36750 J
- C. 18375 J
- D. - 18375 J
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 121002
Kéo một xe goòng bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 150N. Góc giữa dây cáp và mặt phẳng ngang bằng 30°. Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 200 m có giá trị
- A. 51900 J
- B. 30000 J
- C. 15000 J
- D. 25980 J
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 121003
Công có thể biểu thị bằng tích của:
- A. Năng lượng và khoảng thời gian
- B. Lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian
- C. Lực và quãng đường đi được
- D. Lực và vận tốc
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 121004
Một vật đang chuyển động với vận tốc v. Nếu hợp lực tác dụng vào vật triệt tiêu thì động năng của vật:
- A. giảm theo thời gian.
- B. không thay đổi.
- C. tăng theo thời gian.
- D. triệt tiêu.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 121005
Một ôtô khối lượng 1000 kg chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của ôtô có giá trị:
- A. 105 J
- B. 25,92.105 J
- C. 2.105 J
- D. 51,84.105 J
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 121006
Một ôtô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h. Động năng của ôtô là:
- A. 10.104 J.
- B. 103 J.
- C. 20.104 J.
- D. 2,6.106 J.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 121007
Một vật có khối lượng m = 2 kg và động năng 25 J. Động lượng của vật có độ lớn là:
- A. 10 kgm/s.
- B. 165,25 kgm/s.
- C. 6,25 kgm/s
- D. 12,5 kgm/s.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 121008
Một vật có khối lượng 0,2 kg được phóng thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc 10 m/s.Lấy g = 10 m/s2.Bỏ qua sức cản. Hỏi khi vật đi được quãng đường 8 m thì động năng của vật có giá trị bằng bao nhiêu?
- A. 8 J
- B. 7 J
- C. 9 J
- D. 6 J
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 121009
Một vật có khối lượng m = 4 kg và động năng 18 J. Khi đó vận tốc của vật là:
- A. 9 m/s
- B. 3 m/s
- C. 6 m/s
- D. 12 m/s
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 121010
Một vật có trọng lượng 10 N đặt trên mặt bàn nằm ngang. Tác dụng vào vật một lực 15N theo phương ngang, lần thứ nhất trên mặt nhẵn, lần thứ hai trên mặt nhám với cùng độ dời 0,5m. Biết rằng công toàn phần trong lần thứ hai giảm còn 2/3 so với lần thứ nhất. Lấy g = 9,8 m/s2. Hệ số ma sát giữa vật và mặt nằm ngang là:
- A. 0,5
- B. 0,2
- C. 0,4
- D. 0,3
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 121011
Một vật có khối lượng 500 g rơi tự do từ độ cao z = 100 m xuống đất, lấy g = 10 m/s2. Động năng của vật tại độ cao 50 m so với mặt đất bằng bao nhiêu?
- A. 1000 J
- B. 250 J
- C. 50000 J
- D. 500 J
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 121012
Một vật có trọng lượng 4N có động năng 8J. Lấy g = 10 m/s2 . Khi đó vận tốc của vật bằng:
- A. 0,45 m/s.
- B. 2 m/s.
- C. 0,4 m/s.
- D. 6,3 m/s.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 121013
Công suất là đại lượng được tính bằng:
- A. Tích của công và thời gian thực hiện công
- B. Tích của lực tác dụng và vận tốc
- C. Thương số của công và vận tốc
- D. Thương số của lực và thời gian tác dụng lực
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 121014
Một vật có khối lượng m = 2 kg đang nằm yên trên một mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Dưới tác dụng của lực 10N vật chuyển động và đi được 10m. Vận tốc của vật ở cuối chuyển dời ấy:
- A. v = 25 m/s
- B. v = 7,07 m/s
- C. v = 10 m/s
- D. v = 50 m/s
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 121015
Một lò xo có độ cứng k, bị kéo giãn ra một đoạn x . Thế năng đàn hồi lò xo được tính bằng biểu thức:
- A. Wt = kx2/ 2
- B. Wt = kx2
- C. Wt = kx/ 2
- D. Wt = k2x2/ 2
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 121016
So sánh không đúng giữa thế năng hấp dẫn với thế năng đàn hồi?
- A. Cùng là một dạng năng lượng
- B. Có dạng biểu thức khác nhau
- C. Đều phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối
- D. Đều là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 121017
Một vật đang chuyển động có thể không có:
- A. Động lượng
- B. Động năng
- C. Thế năng
- D. Cơ năng
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 121018
Thế năng hấp dẫn là đại lượng:
- A. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không
- B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không
- C. Véc tơ có cùng hướng với véc tơ trọng lực
- D. Véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 121019
Một vật trọng lượng 1N có động năng 1J. Lấy g =10 m/s2 khi đó vận tốc của vật bằng bao nhiêu?
- A. 4,47 m/s.
- B. 1,4 m/s.
- C. 1m/s.
- D. 0,47 m/s.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 121020
Một lò xo bị nén 5 cm. Biết độ cứng lò xo k = 100 N/m, thế năng của lò xo là:
- A. 0,125 J
- B. 0,25 J
- C. 125 J
- D. 250 J
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 121021
Thế năng của vật nặng 2 kg ở đáy 1 giếng sâu 10m so với mặt đất tại nơi có gia tốc g = 10 m/s2 là bao nhiêu?
- A. -100 J
- B. 100J
- C. 200J
- D. -200J
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 121022
Một lò xo bị giãn 4 cm, có thế năng đàn hồi 0,2 J. Độ cứng của lò xo là:
- A. 250 N/m
- B. 125 N/m
- C. 500 N/m
- D. 200 N/m
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 121023
Một vật nhỏ được ném thẳng đứng hướng xuống từ một điểm phía trên mặt đất. Trong quá trình vật rơi :
- A. Cơ năng không đổi
- B. Cơ năng cực tiểu ngay trước khi chạm đất
- C. Thế năng tăng
- D. Động năng giảm
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 121024
Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 6 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Tính độ cao cực đại của nó.
- A. h = 1,8 m.
- B. h = 2,4 m
- C. h = 3,6 m.
- D. h = 6 m
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 121025
Một lò xo có độ cứng 100 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vặt nhỏ. Khi lò xo bị nén 4cm thì thế năng đàn hồi của hệ là:
- A. 800 J
- B. 0,08 J
- C. 8 N.m
- D. 8 J
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 121026
Một vận động viên nặng 650N nhảy với vận tốc ban đầu v0 = 2 m/s từ cầu nhảy ở độ cao 10 m xuống nước theo hướng thẳng đứng xuống dưới. Lấy g = 10 m/s2, sau khi chạm nước người đó chuyển động thêm một độ dời 3 m trong nước theo phương thẳng đứng thì dừng. Độ biến thiên cơ năng của người đó là:
- A. – 8580 J
- B. – 7850 J
- C. – 5850 J
- D. – 6850 J
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 121027
Cơ năng của một vật có khối lượng 2 kg rơi từ độ cao 5m xuống mặt đất là:
- A. 10 J
- B. 100 J
- C. 5 J
- D. 50 J
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 121028
Nếu khối lượng của một vật tăng lên 4 lần và vận tốc giảm đi 2 lần thì động năng của vật sẽ:
- A. Không đổi
- B. Tăng 2 lần
- C. Tăng 4 lần
- D. Giảm 2 lần
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 121029
Va chạm nào sau đây là va chạm mềm?
- A. Quả bóng dang bay đập vào tường và nảy ra.
- B. Viên đạn đang bay xuyên vào và nằm gọn trong bao cát.
- C. Viên đạn xuyên qua một tấm bia trên đường bay của nó.
- D. Quả bóng tennis đạp xuống sân thi đấu.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 121030
Một vật khối lượng 0,7 kg đang chuyển động theo phương ngang với tốc độ 5 m/s thì va chạm vào bức tường thẳng đứng. Nó nảy ngược trở lại với tốc độ 2 m/s. Chọn chiều dương là chiều bóng nảy ra. Độ thay đổi động lượng của nó là:
- A. 3,5 kg.m/s
- B. 24,5 kg.m/s
- C. 4,9 kg.m/s
- D. 1,1 kg.m/s