Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 237017
Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là gì?
- A. Cái mới ra đời thay thế cái cũ
- B. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
- C. Quá trình lượng đổi dãn đễn chất đổi
- D. Xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 237131
Theo quan điểm duy vật biện chứng, cái mới ra đời .........
- A. Dễ dàng
- B. Không đơn giản, dễ dàng
- C. Không quanh co, phức tạp
- D. Vô cùng nhanh chóng
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 237136
Câu nào dưới đây nói về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng?
- A. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.
- B. Con vua thì lại làm vua.
- C. Tre già măng mọc.
- D. Đánh bùn sang ao.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 237139
Trong cuộc sống học tập, lao động sản xuất, thực nghiệm khoa học, hoạt động chính trị - xã hội, chúng ta cần phải coi trọng điều gì?
- A. Hoạt động thực tiễn
- B. Nghiên cứu khoa học
- C. Đào tạo nhân lực
- D. Hoạt động sản xuất
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 237149
Để đánh giá một người theo quan điểm của Triết học, nên xem xét ở góc độ nào dưới đây?
- A. Ấn tượng ban đầu như thế nào
- B. Thông qua các mối quan hệ
- C. Quan sát một vài lần việc họ làm
- D. Gặp gỡ nhiều lần
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 237154
Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí?
- A. Cá không ăn muối cá ươn
- B. Học thày không tày học bạn
- C. Ăn vóc học hay
- D. Con hơn cha là nhà có phúc
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 237156
Các nhà khoa học tìm ra vắc – xin phòng bệnh và đưa vào sản xuất. điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn?
- A. Cơ sở của nhận thức
- B. Mục đích của nhận thức
- C. Động lực của nhận thức
- D. Tiêu chuẩn của chân lí
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 237161
Câu nào dưới đây không nói về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng?
- A. Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa
- B. Tre già măng mọc
- C. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
- D. Nước chảy đá mòn
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 237168
Theo quan điểm Triết học, quan điểm nào dưới đây không cản trở sự phát triển của xã hội?
- A. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
- B. Môn đăng hộ đối
- C. Trời sinh voi, trời sinh cỏ
- D. Trọng nam, khinh nữ.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 237183
Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
- A. Mục đích của nhận thức
- B. Động lực của nhận thức
- C. Cơ sở của nhận thức
- D. Tiêu chuẩn của chân lí
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 237188
Con người thám hiểm vòng quanh trái Đất và chụp ảnh trái đất từ vệ tinh. Điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
- A. Tiêu chuẩn của chân lí
- B. Động lực của nhận thức
- C. Cơ sở của nhận thức
- D. Mục đích của nhận thức
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 237190
Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng?
- A. Cái mới sẽ bị cái mới hơn phủ định
- B. Cái mới sẽ không bao giờ bị xóa bỏ
- C. Cái mới không tồn tại được lâu
- D. Cái mới không ra đời từ trong lòng cái cũ.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 237195
Câu nào dưới đây không đúng ki nói về triển vọng của cái mới?
- A. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời
- B. Song có khúc người có lúc
- C. Ăn chắc, mặc bền
- D. Sai một li đi một dặm
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 237202
Xã hội loài người từ khi xuất hiện đến nay đã tuần tự phát triển từ thấp đến cao tuân theo quy luật nào?
- A. Phát triển
- B. Vận động
- C. Nhận thức
- D. Khách quan
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 237204
Sự vật, hiện tượng sẽ không có sự phát triển nếu ..........
- A. Cái cũ không mất đi
- B. Cái tiến bộ không xuất hiện.
- C. Cái cũ không bị đào thải
- D. Cái tiến bộ không được đồng hóa
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 237208
Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về sự phát triển?
- A. Máy bay cất cánh
- B. Nước bay hơi
- C. Muối tan trong nước
- D. Cây ra hoa kết quả.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 237213
Con đường phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo ............
- A. Đường cong
- B. Đường xoáy trôn lốc
- C. Đường thẳng
- D. Đường gấp khúc
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 237218
Cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn là thể hiện khuynh hướng nào dưới đây của sự vật và hiện tượng?
- A. Phát triển
- B. Thụt lùi
- C. Tuần hoàn
- D. Ngắt quãng
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 237219
Những tri thức về Toán học đều bắt nguồn từ đâu?
- A. Thực tiễn
- B. Kinh nghiệm
- C. Thói quen
- D. Hành vi
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 237222
Tri thức của con người có thể đúng đắn hoặc sai lầm, do đó cần phải đem những tri thức đó kiểm nghiệm qua?
- A. Thực tiễn
- B. Thói quen
- C. Hành vi
- D. Tình cảm
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 237224
Việc làm nào dưới đây không phải là vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức?
- A. Làm kế hoạch nhỏ
- B. Làm từ thiện
- C. Học tài liệu sách giáo khoa
- D. Tham quan du lịch
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 237227
Chỉ có đem những tri thức mà con người thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tế mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Điều này thể hiện, thực tiễn là gì?
- A. Cơ sở của nhận thức
- B. Mục đích của nhận thức
- C. Động lực của nhận thức
- D. Tiêu chuẩn của chân lí
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 237230
Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn. điều này thể hiện, thực tiễn là gì?
- A. Cơ sở của nhận thức
- B. Mục đích của nhận thức
- C. Động lực của nhận thức
- D. Tiêu chuẩn của chân lí
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 237233
Luôn vận động và đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức là thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn?
- A. Cơ sở của nhận thức
- B. Mục đích của nhận thức
- C. Động lực của nhận thức
- D. Tiêu chuẩn của chân lí
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 237235
Thực tiễn là động lực của nhận thức vì sao?
- A. Luôn đặt ra những yêu cầu mới
- B. Luôn cải tạo hiện thực khách quan
- C. Thường hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ
- D. Thường kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 237239
Câu viết của Lênin “Cho rằng lịch sử thế giới phát triển đều đặn không va vấp, không đôi khi nhảy lùi những bước rất lớn là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lí luận”, là thể hiện điều gì dưới đây của sự vật, hiện tượng?
- A. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng
- B. Cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng
- C. Nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng
- D. Chu kì phát triển của sự vật, hiện tượng.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 237246
Luận điểm nào sau đây không đúng khi nói về phủ định?
- A. Phủ định của phủ định kết thúc một chu kỳ phát triển của sự vật, hiện tượng.
- B. Phủ định của phủ định kết thúc sự phát triển của sự vật, hiện tượng.
- C. Phủ định của phủ định mở đầu một chu kỳ phát triển của sự vật, hiện tượng.
- D. Phủ định của phủ định là quy luật phổ biến trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 237251
Nhận thức là quá trình như thế nào?
- A. phản xạ tự nhiên vào sự vật, hiện tượng.
- B. phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người.
- C. tiếp xúc với sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.
- D. sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 237255
Thực tiễn là gì?
- A. hoạt động vật chất của con người, mang tính lịch sử, xã hội.
- B. toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử, xã hội của con người.
- C. hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử, xã hội của loài người.
- D. toàn bộ hoạt động tinh thần của xã hội.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 237260
Đặc điểm quan trọng nhất của khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng thông qua phủ định của phủ định chính là sự phát triển gì?
- A. theo một đường thẳng.
- B. dường như quay trở lại cái cũ.
- C. tuần hoàn khép kín.
- D. theo một đường tròn.