Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 172181
Trái Đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm những lớp nào?
- A. lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.
- B. lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.
- C. lớp nhân trong, lớp Manti, lớp vỏ lục địa.
- D. lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 172183
Tên gọi khác của nhân trái đất là gì?
- A. nhân Nike
- B. nhân Nife
- C. nhân Niki
- D. nhân Nifi
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 172190
Những vùng bất ổn trên Trái Đất thường nằm ở đâu?
- A. trên các lục địa.
- B. giữa đại dương.
- C. các vùng gần cực.
- D. vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 172192
Đặc điểm nào dưới đây không phải của lớp nhân Trái Đất?
- A. Có độ dày lớn nhất, nhiệt độ và áp suất lớn nhất.
- B. Thành phần vật chất chủ yếu là những kim loại nặng.
- C. Vật chất chủ yếu ở trạng thái rắn.
- D. Lớp nhân ngoài có nhiệt độ, áp suất thấp hơn so với nhân trong.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 172194
Chọn ý đúng nhất giải thích tại sao lớp vỏ Trái Đất rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người?
- A. Là lớp ngoài cùng của Trái Đất.
- B. Nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, các sinh vật....
- C. Nơi tồn tại sự sống trên Trái Đất.
- D. Gắn liền với cuộc sống của con người.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 172195
Phát biểu nào sau đây đúng về nội dung của thuyết kiến tạo mảng?
- A. Thạch quyển được cấu tạo bởi 6 mảng kiến tạo
- B. Đa số các mảng kiến tạo chỉ gồm có phần lục địa
- C. Các mảng kiến tạo thường nằm cố định tại một chổ
- D. Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 172204
Khi hai mảng lục địa chuyển dịch xô vào nhau hiện tượng gì sẽ không xảy ra hiện tượng gì?
- A. Hình thành các dãy núi uốn nếp trẻ
- B. hiện tượng động đất và núi lửa
- C. Các vực sâu được hình thành
- D. các sống núi ngầm được hình thành
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 172207
Lớp vỏ đại dương được cấu tạo chủ yếu bằng loại đá gì?
- A. macma.
- B. granit.
- C. trầm tích.
- D. badan.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 172210
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực trên Trái Đất là gì?
- A. Sự phân hủy của các chất phóng xạ.
- B. Sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo bên trong Trái Đất.
- C. Sự ma sát vật chất bên trong Trái Đất.
- D. Các hoạt động ở bên trong Trái Đất sinh ra năng lượng.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 172211
Chọn những cụm từ điền vào chỗ ... để nêu được kết quả của vận động thẳng đứng:
Làm cho vỏ Trái Đất được......... (1)......... một cách chậm chạp và ......(2)....... diện tích lục địa, đại dương.
- A. (1) nâng lên, hạ xuống; (2) thu hẹp, mở rộng.
- B. (1) nâng lên, hạ xuống; (2) mở rộng , thu hẹp.
- C. (1) thu hẹp, mở rộng; (2) nâng lên, hạ xuống.
- D. (1) mở rộng ,thu hẹp; (2) nâng lên, hạ xuống.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 172212
Chọn những cụm từ điền vào chỗ ... để nêu được kết quả của vận động theo phương nằm ngang:
Làm cho vỏ Trái Đất bị ...........(1)............ ; gây ra hiện tượng..............(2)............
- A. (1) nén ép, tách dãn; (2) uốn nếp, đứt gãy.
- B. (1) nén ép, tách dãn; (2) đứt gãy, uốn nếp.
- C. (1) uốn nếp, đứt gãy ; (2) nén ép, tách dãn.
- D. (1) đứt gãy, uốn nếp ; (2) nén ép, tách dãn.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 172213
Nhận định nào dưới đây chưa chính xác?
- A. Nội lực vừa có tác dụng nâng cao, vừa có tác dụng hạ thấp địa hình bề mặt Trái Đất.
- B. Nơi thường xuyên ảnh hưởng mạnh của nội lực thường là những nơi bất ổn của vỏ Trái Đất.
- C. Nội lực chỉ có tác dụng nâng cao chứ không làm hạ thấp độ cao địa hình bề mặt Trái Đất.
- D. Nội lực là nhân tố chủ yếu tạo nên địa hình núi trên bề mặt Trái Đất.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 172214
Hiện tượng uốn nếp dẫn đến kết quả gì?
- A. các lớp đá thay đổi thế nằm nhưng vẫn giữ nguyên tính liên tục.
- B. các lớp đá giữ nguyên thế nằm nhưng lại mất đi tính liên tục.
- C. các lớp đá bị thay đổi thế nằm đồng thời mất đi tính liên tục.
- D. các lớp đá không bị thay đổi thế nằm và duy trì tính liên tục.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 172215
Dãy Himalaya là kết quả của sự va chạm vào nhau giữa các mảng lục địa nào?
- A. mảng Ấn Độ - Ôtrâylia và mảng Á - Âu
- B. mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mỹ
- C. mảng Phi và mảng Á- Âu
- D. mảng Ấn Độ- Ôtrâylia và mảng Phi
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 172216
Tác nhân của ngoại lực là gì?
- A. sự nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất theo chiều thẳng đứng.
- B. các yếu tố khí hậu, các dạng nước, sinh vật và con người.
- C. sự uốn nếp các lớp đá.
- D. sự đứt gãy các lớp đất đá.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 172217
Nguyên nhân sinh ra ngoại lực là gì?
- A. động đất, núi lửa, sóng thần...
- B. vận động kiến tạo.
- C. năng lượng bức xạ mặt trời.
- D. do sự di chuyển vật chất trong quyển Manti.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 172218
Quá trình phong hóa được chia thành những loại nào?
- A. phong hóa lí học, phong hóa hóa học, phong hóa địa chất học.
- B. phong hóa lí học, phong hóa cơ học, phong hóa sinh học.
- C. phong hóa quang học, phong hóa hóa học, phong hóa sinh học.
- D. phong hóa lí học, phong hóa hóa học, phong hóa sinh học.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 172219
Phong hoá lí học xảy ra chủ yếu do đâu?
- A. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước
- B. Tác dụng của gió, mưa
- C. Nguồn nhiệt độ cao từ dung nhan trong lòng đất
- D. Va đập của các khối đá
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 172220
Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực là gì?
- A. không có sự đối lập nhau.
- B. xen kẽ, bổ sung cho nhau.
- C. thời điểm diễn ra khác nhau.
- D. nội lực luôn có vai trò chủ yếu.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 172221
Trong các dạng địa hình kiến tạo quá trình nào đóng vai trò chủ yếu?
- A. quá trình ngoại lực đóng vai trò chủ yếu.
- B. quá trình nội lực đóng vai trò thứ yếu.
- C. quá trình nội lực đóng vai trò chủ yếu.
- D. nội lực, ngoại lực đóng vai trò như nhau.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 172222
Vào mùa đông, đi trước gió mùa đông bắc đem không khí lạnh vào lãnh thổ nước ta là gì?
- A. frông địa cực (FA)
- B. frông ôn đới (FP)
- C. áp thấp nhiệt đới
- D. dải hội tụ nhiệt đới
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 172224
Frông ôn đới (FA) là frông hình thành do sự tiếp xúc của hai khối khí?
- A. Địa cực và ôn đới.
- B. Ôn đới và chí tuyến.
- C. Chí tuyến và xích đạo.
- D. Địa cực và chí tuyến.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 172226
Thời gian hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ở nước ta có đặc điểm gì?
- A. đồng thời trên cả nước.
- B. lùi dần từ bắc vào nam.
- C. lùi dần từ nam ra bắc.
- D. diễn ra vào mùa đông.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 172228
Bức xạ Mặt Trời trong quá trình tới bề mặt Trái Đất được phân chia thành nhiều bộ phận, chiếm tỉ lệ lớn nhất là bộ phận nào?
- A. tới khí quyển rồi lại phản hồi vào không gian.
- B. được bề mặt Trái Đất hấp thụ.
- C. được khí quyển hấp thụ.
- D. tới bề mặt Trái Đất rồi lại phản hồi vào không gian.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 172229
Nhiệt độ trung bình năm (0C) ở nửa cầu Bắc có sự thay đổi như thế nào?
- A. Tăng dần theo vĩ độ (từ xích đạo về cực).
- B. Giảm dần theo vĩ độ (từ xích đạo về cực).
- C. Từ xích đạo về chí tuyến thì giảm sau đó tăng dần.
- D. Từ xích đạo về chí tuyến tăng, còn từ chí tuyến về cực thì giảm dần.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 172232
Khu vực có nhiệt độ trung bình năm cao nhất thế giới có tên là gì?
- A. Ven xích đạo.
- B. Dọc theo vĩ tuyến 100.
- C. Trong các lục địa ở vùng chí tuyến.
- D. Tùy theo mỗi nửa cầu và theo mùa.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 172234
Nhận định nào sau đây đúng về sự thay đổi khí áp theo độ cao?
- A. Càng lên cao không khí càng giảm, sức nén càng loãng, do đó khí áp tăng.
- B. Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng lớn, do đó khí áp tăng.
- C. Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, do đó khí áp giảm.
- D. Càng lên cao không khí càng tăng, sức nén càng lớn, do đó khí áp giảm.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 172236
Nhận định nào dưới đây chưa chính xác?
- A. Các đai khí áp phân bố liên tục theo các đường vĩ tuyến.
- B. Trên Trái Đất có 7 đai khí áp chính.
- C. Hai đai áp cao được ngăn cách với nhau bởi 1 đai áp thấp.
- D. Gió thường xuất phát từ các áp cao.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 172238
Hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ giảm là gì?
- A. Không khí co lại, tỉ trọng giảm nên khí áp tăng.
- B. Không khí nở ra, tỉ trọng giảm nên khí áp tăng.
- C. Không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.
- D. Không khí nở ra, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 172240
Gió Tây ôn đới có nguồn gốc xuất phát từ khu vực nào?
- A. Các khu áp thấp cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới
- B. Các khu áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới
- C. Các khu áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp xích đạo.
- D. Các khu áp thấp cận nhiệt đới về phía áp thấp xích đạo.