Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 113158
A là hỗn hợp 2 kim loại kiềm X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp. Nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được a gam 2 muối, còn nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được 1,1807a gam 2 muối. X và Y là
- A. Li và Na.
- B. Na và K.
- C. K và Rb.
- D. Rb và Cs.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 113160
Câu 1:Hoà tan x gam kim loại M trong y gam dung dịch HCl 7,3% (lượng axit vừa đủ) thu được dung dịch A có nồng độ 11,96%. Kim loại M là
- A. Cu.
- B. Fe.
- C. Mg.
- D. Mn.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 113162
Hòa tan hết một lượng hiđroxit kim loại M(OH)n bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 10% thu được dung dịch A, cho dung dịch A phản ứng vừa đủ với dung dịch AgNO3 20% thu được dung dịch muối B có nồng độ 8,958%. Công thức của M(OH)n là
- A. Ca(OH)2.
- B. KOH.
- C. NaOH.
- D. Mg(OH)2.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 113164
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y là
- A. 15,76%.
- B. 28,21%.
- C. 11,79%.
- D. 24,24%.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 113166
Để hoà tan hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp gồm kim loại R (chỉ có hoá trị II) và oxit của nó cần vừa đủ 400 ml dung dịch HCl 1M. Kim loại R là
- A. Ba.
- B. Ca.
- C. Be.
- D. Mg.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 113170
Hoà tan 174 gam hỗn hợp M2CO3 và M2SO3 (M là kim loại kiềm) vào dung dịch HCl dư. Toàn bộ khí CO2 và SO2 thoát ra được hấp thụ tối thiểu bởi 500 ml dung dịch NaOH 3M. Kim loại M là
- A. Li.
- B. Na.
- C. K.
- D. Rb.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 113171
Cho 24,8 gam hỗn hợp gồm kim loại kiềm thổ và oxit của nó tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 55,5 gam muối khan. Kim loại kiềm thổ là
- A. Ca.
- B. Sr.
- C. Ba.
- D. Mg.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 113172
Hòa tan hoàn toàn 1,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y (MX < MY) trong dung dịch HCl dư, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Kim loại X là
- A. K.
- B. Na.
- C. Rb.
- D. Li.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 113173
Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại X, Y là
- A. natri và magie.
- B. liti và beri.
- C. kali và canxi.
- D. kali và bari.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 113176
Hòa tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp gồm Fe và một kim loại R (hóa trị II) trong dung dịch HCl, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Nếu hòa tan hết 2,4 gam kim loại R trong dung dịch HCl 1M thì thấy không dùng hết 500 ml. Kim loại R là
- A. Ca.
- B. Mg.
- C. Be.
- D. Sr.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 113177
Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là
- A. Na.
- B. K.
- C. Rb.
- D. Li.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 113178
Hòa tan 16,8 gam hỗn hợp gồm muối cacbonat và muối sunfit của cùng một kim loại kiềm vào dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít hỗn hợp khí (đktc). Kim loại kiềm là
- A. Li.
- B. Na.
- C. K.
- D. Rb.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 113180
Biết X là kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II (hay nhóm IIA). Cho 1,7 gam hỗn hợp gồm kim loại X và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sinh ra 0,672 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, khi cho 1,9 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thì thể tích khí hiđro sinh ra chưa đến 1,12 lít (đktc). Kim loại X là
- A. Ba.
- B. Ca.
- C. Sr.
- D. Mg.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 113182
Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là
- A. 90 ml.
- B. 57 ml.
- C. 75 ml.
- D. 50 ml.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 113184
Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là
- A. Cu.
- B. Zn.
- C. Fe.
- D. Mg.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 113185
Hoà tan hết x gam CuO trong một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 25,2%, thu được dung dịch X. Cô cạn 50 gam X thu được y gam muối khan. Giá trị của y là
- A. 16,207.
- B. 28,362.
- C. 24,311.
- D. 20,259.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 113187
Hoà tan một lượng oxit của kim loại R vào trong dung dịch H2SO4 4,9% (vừa đủ) thì thu được một dung dịch muối có nồng độ 5,882%. Công thức của oxit kim loại là
- A. CuO.
- B. FeO.
- C. MgO.
- D. ZnO.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 113190
Gọi A là hỗn hợp 2 kim loại kiềm X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp. Nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được a gam 2 muối, còn nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được 1,1807a gam 2 muối. X và Y là
- A. Li và Na.
- B. Na và K.
- C. K và Rb.
- D. Rb và Cs.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 113192
Cho dung dịch NaHSO3 26% phản ứng vừa hết với dung dịch H2SO4 19,6%, thu được dung dịch X. Nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch X là
- A. 12,12%.
- B. 11,22%.
- C. 22,11%.
- D. 11,49%.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 113194
Muối A tạo bởi kim loại M (hoá trị II) và phi kim X (hoá trị I). Hoà tan một lượng A vào nước được dung dịch A1. Nếu thêm AgNO3 dư vào A1 thì lượng kết tủa tách ra bằng 188% lượng A. Nếu thêm Na2CO3 dư vào dung dịch A1 thì lượng kết tủa tách ra bằng 50% lượng A. Công thức của muối A là
- A. CaBr2.
- B. CaCl2.
- C. BaBr2.
- D. BaCl2.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 113195
Hoà tan hoàn toàn một lượng kim loại R hóa trị n bằng dung dịch H2SO4 loãng rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một lượng muối khan có khối lượng gấp 5 lần khối lượng kim loại R ban đầu đem hoà tan. Kim loại R đó là
- A. Al.
- B. Ba.
- C. Zn.
- D. Mg.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 113197
Hoà tan a gam M2(CO3)n bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch muối có nồng độ 15,09%. Công thức của muối cacbonat là
- A. CuCO3.
- B. FeCO3.
- C. SrCO3.
- D. K2CO3.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 113198
Hòa tan hết một lượng hiđroxit kim loại M(OH)n bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 10% thu được dung dịch A, cho dung dịch A phản ứng vừa đủ với dung dịch AgNO3 20% thu được dung dịch muối B có nồng độ 8,958%. Công thức của M(OH)n là
- A. Ca(OH)2.
- B. KOH.
- C. NaOH.
- D. Mg(OH)2.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 113199
Cho dung dịch NaOH 20,00% tác dụng vừa đủ với dung dịch FeCl2 10,00%. Đun nóng trong không khí cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng là (coi nước bay hơi không đáng kể)
- A. 7,5%.
- B. 7,45%.
- C. 8,5%.
- D. 8,45% .
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 113200
Cho hỗn hợp gồm NaBr và NaI hoà tan hoàn toàn vào nước được dung dịch A. Cho vào dung dịch A một lượng brom vừa đủ thu được muối X có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của muối ban đầu là a gam. Hoà tan X vào nước thu được dung dịch B. Sục khí clo vừa đủ vào dung dịch B thu được muối Y có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của muối X là 2a gam. Phần trăm theo khối lượng của NaBr và NaI trong hỗn hợp muối ban đầu là (coi clo, brom, iot không tác dụng với H2O)
- A. 50%; 50%.
- B. 65%; 45%.
- C. 43,31%; 56,69%.
- D. 56,69%; 43,31% .
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 120261
Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít H2(đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Al trong X là
- A. 69,23%
- B. 34,60%
- C. 38,46%
- D. 51,92%
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 120262
Hòa tan 2 gam một kim loại M thuộc nhóm IIA trong dung dịch HCl (dư). Cô can dung dịch, thu được 5,55 gam muối. Kim loại X là
- A. canxi
- B. bari
- C. magie
- D. beri
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 120268
Cho 0,5 gam một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,28 lít H2 (đktc). Kim loại đó là
- A. Ca
- B. Ba
- C. Sr
- D. Mg
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 120269
Cho 23,7 gam KMnO4 phản ứng hết với dung dịch HCl đặc (dư), thu được V lít khí Cl2(đktc). Giá trị của V là
- A. 6,72
- B. 8,40
- C. 3,36
- D. 5,60
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 120270
Cho các phản ứng sau:
4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
2HCl + Fe → FeCl2 + H2
3HCl + Fe(OH)3 → FeCl3 + 3H2O
6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2
16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là
- A. 2
- B. 1
- C. 4
- D. 3
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 120271
Phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
-
A.
HCl + NaOH → NaCl + H2O
-
B.
2HCl + Mg → MgCl2 + H2
-
C.
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
- D. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
-
A.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 120273
Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là
-
A.
KNO3, CaCO3, Fe(OH)3
-
B.
NaHCO3, AgNO3, CuO
-
C.
FeS, BaSO4, KOH
- D. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS
-
A.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 120274
Khi cho các chất: Ag, Cu, CuO, Al, Fe vào dung dịch axit HCl thì các chất đều bị tan hết là
-
A.
Cu, Al, Fe
-
B.
Cu, Ag, Fe
-
C.
CuO, Al, Fe
- D. Al, Fe, Ag
-
A.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 120276
Phát iểu nào sau đây sai?
-
A.
NaCl được dung làm muối ăn và bảo quản thực phẩm.
-
B.
HCl là chất khí không màu, mùi xốc, ít tan trong nước.
-
C.
Axit clohidric vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
- D. Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl, có kết tủa trắng.
-
A.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 120285
Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế khí hidro clorua bằng cách
-
A.
Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng.
-
B.
Cho NaCl tinh thể tác dụng với HNO3 đăc, đun nóng.
-
C.
Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 loãng, đun nóng.
- D. Cho NaCl tinh thể tác dụng với HNO3 loãng, đun nóng.
-
A.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 120287
Kim loại tác dụng với dung dịch HCl và tác dụng với khí Cl2 đều thu được cùng một muối là
- A. Fe
- B. Zn
- C. Cu
- D. Ag
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 120288
Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch HCl, quỳ tím
- A. Hóa đỏ.
- B. Hóa xanh.
- C. Không đổi màu.
- D. Mất màu.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 120289
Nồng độ cao nhất của dung dịch HCl là
- A. 25 %.
- B. 37%.
- C. 20%.
- D. 50%.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 120291
Nhận xét nào sau đây về hidro clorua là không đúng?
- A. Là chất khí ở điều kiện thường.
- B. Có mùi xốc.
- C. Tan tốt trong nước.
- D. Có tính axit.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 120292
Khí hidro clorua có thể được điều chế bằng cách cho muối ăn (NaCl rắn) tác dụng với chất nào sau đây?
- A. H2SO4 loãng.
- B. H2SO4 đặc.
- C. NaOH.
- D. H2O.