YOMEDIA
NONE

Công nghệ 11 Kết nối tri thức Bài 13: Một số bệnh phổ biến ở gia cầm và biện pháp phòng, trị


Có những loại bệnh phổ biến nào trên gia cầm? Nguyên nhân nào gây ra các loại bệnh đó? Người ta thường áp dụng những biện nào để phòng, trị bệnh cho gia cầm? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 13: Một số bệnh phổ biến ở gia cầm và biện pháp phòng, trị trong chương trình Công nghệ 11 Kết nối tri thức.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Bệnh Newcastle di cuộc sống

1.1.1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh

- Bệnh Newcastle là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm, gây viêm, xuất huyết các cơ quan đường tiêu hoá và hô hấp.

- Bệnh do Paramyxovirus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra, có vật chất di truyền là RNA.

- Loại virus này có nhiều chủng, chủng có độc lực cao gây tỉ lệ chết cao, gây xuất huyết đường tiêu hoá, có triệu chứng hô hấp và thần kinh; chủng có độc lực vừa gây triệu chứng hô hấp, đôi khi có triệu chứng thần kinh, tỉ lệ chết thấp; chủng có độc lực yếu gây bệnh nhẹ ở đường hô hấp.

- Bệnh Newcastle chủ yếu xảy ra ở gà nên còn được gọi là bệnh gà rù.

- Bệnh lây lan nhanh và xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Hình. Gà có triệu chứng ngoẹo cổ khi bị bệnh Newcasatle

1.1.2. Biện pháp phòng, trị bệnh

a) Phòng bệnh

- Khi dịch chưa xảy ra: ngăn chặn nguồn bệnh bằng các biện pháp như hạn chế người qua lại khu chăn nuôi; sát trùng dụng cụ, thiết bị chăn nuôi; thực hiện kiểm dịch, cách li và tiêm vaccine đúng quy định.

- Khi có dịch: tiêu huỷ gia cầm bị bệnh và nghi nhiễm bệnh theo đúng quy định, tiêm vaccine và cách li số gia cầm còn lại, tẩy uế và tiêu độc chuồng trại, không mang gia cầm bệnh và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng dịch.

b) Trị bệnh

- Khi phát hiện gia cầm bị bệnh, cần báo ngay cho thú y địa phương.

- Bệnh cúm gia cầm do virus gây ra, không có thuốc điều trị đặc hiệu.

- Người chăn nuôi có thể dùng thuốc trợ sức, trợ lực để tăng khả năng đề kháng của gia cầm khi bị bệnh.

1.2. Bệnh cúm gia cầm

1.2.1. Đặc điểm và nguyên nhân

- Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm và chim hoang dã, lây lan nhanh.

- Đặc trưng của bệnh là sốt cao, có những biểu hiện bệnh lí ở hệ thống tiêu hoá, hô hấp, thần kinh và sinh sản.

- Bệnh do virus cúm type A gây ra, có vật chất di truyền là RNA, chủ yếu thuộc subtype H5N1.

- Hệ gene của virus này có khả năng biến đổi rất nhanh, tạo ra chủng mới là nguyên nhân phát sinh các ổ dịch mới.

1.2.2. Biện pháp phòng, trị bệnh

a) Phòng bệnh

- Khi chưa có dịch: ngăn chặn bệnh bằng tiêu độc, khử trùng, vệ sinh xe chuyên chở và dụng cụ chăn nuôi, hạn chế tiếp xúc giữa gia cầm và chim hoang dã, và tiêm vaccine đúng quy định.

- Khi có dịch: cấm hoạt động buôn bán, giết mổ gia cầm, tiêu huỷ gia cầm ốm chết đúng quy định, phun thuốc sát trùng và tiêu độc đúng quy định, giám sát chặt chẽ diễn biến của dịch, phát hiện kịp thời triệu chứng bệnh cúm ở người để can thiệp.

b) Trị bệnh

- Khi phát hiện gia cầm bị bệnh, kịp thời báo cho thú y địa phương.

- Bệnh cúm ở gia cầm chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

- Bệnh có khả năng lây truyền và gây tử vong ở người.

- Nếu nghi ngờ gia cầm mắc bệnh, phải khai báo với cán bộ thú y địa phương để kịp thời xử lí.

1.3. Bệnh tụ huyết trùng gia cầm

1.3.1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh

- Bệnh tụ huyết trùng gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính.

- Bệnh thường gây nhiễm trùng máu và làm gia cầm chết nhanh với tỉ lệ cao.

- Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida thuộc nhóm Gram âm gây ra.

2. Biện pháp phòng, trị bệnh

a) Phòng bệnh

- Chuồng trại phải đảm bảo khô ráo, thông thoáng, sạch sẽ.

- Con vật không nên bị quá nóng hoặc quá lạnh.

- Thực hiện chặt chẽ quy trình vệ sinh thú y trong chăn nuôi.

- Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống an toàn.

- Tiêm vaccine đúng quy định.

b) Trị bệnh

- Khi phát hiện gia cầm bị bệnh, cần kịp thời báo cho thú y địa phương và điều trị sớm.

- Điều trị bệnh bằng kháng sinh và thuốc trợ lực, kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng tốt.

- Cần điều trị dự phòng cho toàn đàn gia cầm.

- Có thể sử dụng các loại kháng sinh như Streptomycin, Tetracyclin, Neotesol theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bài tập minh họa

Ví dụ 1:  Đâu không phải biểu hiện đặc trưng của bệnh cúm gia cầm?

A. Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày.

B. Con vật sốt cao, mệt mỏi, ủ rũ, đi loạng choạng, quay cuồng, khó thở, chảy nước mắt, nước mũi.

C. Qua thời gian ủ bệnh, từ 1 đến 3 ngày sau thì con vật chết do suy hô hấp và ngạt thở.

D. Mào hết nước, thâm tím.

 

Hướng dẫn giải

Mào hết nước, thâm tím không phải biểu hiện đặc trưng của bệnh cúm gia cầm

Đáp án D

 

Ví dụ 2: Bệnh cúm gia cầm là:

A. Một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở gia cầm

B. Một trong những bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm nhất ở gia cầm

C. Một trong những bệnh kí sinh trùng nguy hiểm nhất ở gia cầm

D. Một trong những bệnh kí sinh trùng ít nguy hiểm nhất ở gia cầm

 

Hướng dẫn giải

Bệnh cúm gia cầm là: Một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở gia cầm

Đáp án A

Luyện tập Bài 13 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em có thể: Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm.

2.1. Trắc nghiệm Bài 13 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 11 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK Bài 13 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 11 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 67 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 67 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 1 trang 68 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 2 trang 68 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực trang 69 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 1 trang 70 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 2 trang 70 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 70 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 70 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 70 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 13 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF