YOMEDIA
NONE

Công nghệ 11 Kết nối tri thức Bài 12: Dây chuyền sản xuất tự động với sự tham gia của robot


Robot có ứng dụng rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống, các em hãy cùng HOC247 đến với nội dung tóm tắt lý thuyết và bài tập minh hoạ Bài 12: Dây chuyền sản xuất tự động với sự tham gia của robot môn Công nghệ 11 Kết nối tri thức để tìm hiểu về robot công nghiệp và dây chuyền sản xuất tự động.

ATNETWORK
 

Tóm tắt lý thuyết

Hình 1. Ứng dụng của robot trong sản xuất

1.1. Robot công nghiệp

a. Khái niệm và đặc điểm

- Robot là máy có thể tự động thực hiện các công việc theo chương trình điều khiển từ máy tính hoặc các vi mạch điện tử.

- Robot công nghiệp được sử dụng trong sản xuất công nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ của quá trình sản xuất.

- Đặc điểm và vai trò của robot: thay thế con người thực hiện các thao tác phức tạp, làm việc trong môi trường độc hại, nhanh và chính xác. 

b. Phân loại robot

Phân loại robot trong hệ thống sản xuất tự động dựa trên công dụng của robot.

- Robot hàn có nhiệm vụ thực hiện hàn nối các chi tiết hay bộ phận của sản phẩm.

- Robot lắp ráp đảm nhận việc lắp ráp các chi tiết khác nhau thành một thành phẩm hoặc bán thành phẩm.

- Robot gia công có nhiệm vụ thực hiện các công việc gia công sản phẩm trong dây-chuyền sản xuất.

- Robot vận chuyển được sử dụng để vận chuyển các chi tiết hoặc sản phẩm trong dây chuyền sản xuất đến các vị trí tiếp theo.

- Robot đóng gói được sử dụng để thực hiện công đoạn đóng gói sản phẩm trong quá trình sản xuất.

Hình 2. Các loại robot thường gặp trong các dây chuyền sản xuất tự động

1.2. Dây chuyển sản xuất tự động

a. Dây chuyển sản xuất tự động

- Dây chuyền sản xuất là tập hợp các hoạt động được thiết lập để thực hiện các công việc một cách tuần tự, liên tục trong sản xuất.

- Các thành phần cơ bản của dây chuyền sản xuất tự động bao gồm: Robot hỗ trợ, Robot chức năng, Máy công tác, Băng tải và các thiết bị vận chuyển di động như xe nâng, xe tự hành.

Hình 3. Ví dụ dây chuyền sản xuất tự động

b. Một số dây chuyền sản xuất tự động

Dây chuyền sản xuất tự động cứng

- Khái niệm dây chuyền sản xuất tự động cứng: Các quá trình sản xuất, lắp ráp được thiết lập bởi các máy công tác, máy gia công tự động cứng, được điều khiển bởi cơ cấu cơ khí như kết cấu cam.

- Đặc điểm: Năng suất, độ ổn định cao, chi phí đầu tư không quá lớn, tuy nhiên độ linh hoạt thấp khi cần thay đổi chương trình sản xuất.

- Vai trò của robot: Có thể được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động trên dây chuyền sản xuất tự động cứng.

Hình 4. Ví dụ dây chuyền sử dụng các máy tự động cứng

 

Dây chuyền sản xuất tự động mềm

- Khái niệm dây chuyền tự động mềm: Có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, được điều khiển bằng kĩ thuật số thông qua máy tính.

- Đặc điểm: Năng suất cao nhưng độ ổn định thấp hơn tự động cứng do thiết bị chứa nhiều linh kiện điện tử, chi phí đầu tư cao, độ linh hoạt cao để thay đổi chương trình sản xuất.

- Vai trò của robot: được sử dụng để hỗ trợ nhiều công đoạn trên dây chuyền sản xuất tự động mềm, bao gồm các loại robot hỗ trợ (cấp phôi, lấy chi tiết, vận chuyển) và các loại robot chức năng (hàn, sơn, lắp ráp).

Hình 5. Minh hoạ về ứng dụng robot trong dây chuyền sản xuất tự động

 

Hình 6. Một phần dây chuyền sản xuất tự động mềm

Bài tập minh họa

Em hãy kể tên các thành phần cơ bản của dây chuyền sản xuất tự động.

 

Hướng dẫn giải

Các thành phần cơ bản của dây chuyền sản xuất tự động gồm:

- Robot hỗ trợ: nhằm hỗ trợ tác vụ phụ như cấp phôi, lầy chi tiết....

- Robot chức năng: thực hiện trực tiếp một công đoạn trong quá trình sản xuất sản phẩm như: gia công lắp ráp, hàn, sơn phủ,...

- Máy công tác thực hiện công đoạn trong quá trình sản xuất như: máy tiện, máy phay...

- Băng tải thực hiện chức năng di chuyền đổi tượng sản xuất đền các vị trí khác nhau. Ngoài cách sử dụng băng tải để kết nối chỉ tiết giữa các máy trong dây chuyền, các dây chuyền sản xuất còn có thể sử dụng các thiết bị vận chuyền di động như: xe nâng, xe tự hành.

QUẢNG CÁO

Luyện tập Bài 12 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em có thể:

- Mô tả được dây chuyền sản xuất tự động hoá có sử dụng robot công nghiệp.

- Nêu được khái niệm và phân loại được robot công nghiệp.

- Trình bày được vai trò của robot công nghiệp trong sản xuất.

2.1. Trắc nghiệm Bài 12 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 11 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Máy thực hiện các công việc một cách tự động bởi chương trình điều khiển từ máy tính hoặc các vi mạch điện tử
    • B. Tập hợp các hoạt động được thiết lập để thực hiện các công việc một cách tuần tự, liên tục như lắp ráp hoặc chế tạo ra sản phẩm
    • C. Tổ hợp của các máy và thiết bị tự động được sắp xếp theo một trình tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm.
    • D. Các cơ cấu tạo ra chuyển động của bàn máy và trục chính của máy, gồm mạch điều khiển, động cơ dẫn động, ...
    • A. Tăng năng suất và chất lượng sản phẩm
    • B. Nâng cao mức độ an toàn lao động và tính linh hoạt của sản xuất
    • C. Giảm chi phí sản xuất
    • D. Cả 3 đáp án trên
    • A. Máy thực hiện các công việc một cách tự động bởi chương trình điều khiển từ máy tính hoặc các vi mạch điện tử
    • B. Tập hợp các hoạt động được thiết lập để thực hiện các công việc một cách tuần tự, liên tục như lắp ráp hoặc chế tạo ra sản phẩm
    • C. Tổ hợp của các máy và thiết bị tự động được sắp xếp theo một trình tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm.
    • D. Các cơ cấu tạo ra chuyển động của bàn máy và trục chính của máy, gồm mạch điều khiển, động cơ dẫn động, ...

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK Bài 12 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 11 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 59 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 60 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 61 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực trang 62 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 62 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 63 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 12 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON