YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    Đặt điện áp xoay chiều có biểu thức \(u = U_0 cos(50 \pi t + \frac{\pi}{6}) (V)\) vào đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp. Biết tại thời điểm cường độ dòng điện qua mạch có độ lớn cực đại thì điện áp hai đầu mạch đang có độ lớn bằng 0,5Uo. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai thời điểm mà công suất tức thời bằng không là? 

    • A. \(\frac{1}{300}(s)\)
    • B. \(\frac{1}{100}(s)\)
    • C. \(\frac{1}{150}(s)\)
    • D. \(\frac{1}{600}(s)\)

    Đáp án đúng: C

    Theo bài ra khi \(i = I_0\) thì \(u = U_0/ 2\) => u và i lệch pha nhau một góc \(\varphi = \pi/3\)

    - Phương trình công suất tức thời:  \(p = UI cos\varphi + UI cos (2 \omega t + \varphi )\)  thay số ta có: 
    \(p = UI/2 + UI cos(100 \pi t + \pi /3)\)
    Để p=0 thì hàm điều hòa \(X = UI cos (100 \pi t + \pi / 3)\) phải có giá trị bằng - UI/2. Biểu diễn trên đường tròn như hình vẽ - Từ đường tròn=> khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp công suất tức thời bằng 0 là  
    \(\Delta t = \frac{2 \pi / 3}{100 \pi} = \frac{1}{150}s\)

    YOMEDIA
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC VỀ CÔNG SUẤT DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF