Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 319349
Một nguyên tử có 3 phân lớp electron. Trong đó số electron p nhiều hơn số electron s là 5. Số electron lớp ngòai cùng của nguyên tử này là
- A. 2
- B. 3
- C. 5
- D. 7
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 319350
Cho các nguyên tố Q, T, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 13, 16, 19, 25. Ion nào sau đây không có cấu hình electron của khí hiếm?
-
A.
Q3+
- B. T2-
-
C.
Y+
- D. Z2+
-
A.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 319351
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 82, trong đó số hạt mnag điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Cấu hình electron của ion X2+ là
-
A.
[Ar]3d44s2
- B. [Ar]3d6
-
C.
[Ar]3d54s1
- D. [Ar]3d64s1
-
A.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 319352
Tổng số hạt proton, nowtron, electron của ion M2+ là 34, biết rằng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của nguyên tử M là
-
A.
2p4
- B. 2p6
-
C.
3s2
- D. 3p2
-
A.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 319353
Nguyên tử nguyên tô X có 2 electron ở phân lớp 3d. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X ở ô số
- A. 18
- B. 24
- C. 20
- D. 22
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 319354
Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố X là 21. Tổng số phân lớp electron trong nguyên tử của nguyên tố X là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 319355
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron p là 7. Kết luận nào sau đây về X là không đúng?
- A. X là kim loại.
- B. X là nguyên tố d.
- C. Trong nguyên tử X có 3 lớp electron.
- D. Trong nguyên tử X có 6 electron s.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 319356
Cho cấu hình của nguyên tử các nguyên tố X1, X2, X3, X4, X5:
X1 : 1s2;
X2 : 1s22s1;
X3 : 1s22s22p63s23p3;
X4 : 1s22s22p63s23p64s2;
X5 : 1s22s22p63s23p63d74s2;
Trong các nguyên tố cho ở trên, số các nguyên tố kim loại là
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 319357
Ion M¯ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Số proton trong hạt nhân của nguyên tử M là
- A. 19.
- B. 18.
- C. 17.
- D. 16.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 319358
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 73. Số hạt nowtron nhiều hơn số hạt electron là 4. Số electron hóa trị của X là
- A. 2
- B. 8
- C. 7
- D. 5
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 319359
Nguyên tử của nguyên tố T có cấu hình electron nguyên tử là 1s22s22p63s23p63d54s2. Phát biểu nào sau đây về nguyên tố T không đúng?
- A. Cấu hình electron của ion T2+ là [Ar]3d5.
- B. Nguyên tử của T có 2 electron hóa trị.
- C. T là kim loại.
- D. T là nguyên tố d.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 319360
Sự phân bố electron trên các lớp của ion X¯ là 2/8/8. X¯ có 18 nowtron trong hạt nhân. Số khối của ion X¯ là
- A. 34.
- B. 35.
- C. 36.
- D. 37.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 319361
A và B là hai đồng vị của nguyên tố X. Tổng số hạt trong A và B là 50, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Số hiệu nguyên tử X là
- A. 8.
- B. 10.
- C. 16.
- D. 32.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 319362
Nguyên tử của nguyên tố Y có 8 electron. Nếu Y nhận thêm electron để lớp ngoài cùng bão hòa thì điện tích ion thu được là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 319364
Trong số các nguyên tử và ion sau đây, có bao nhiêu hạt có 8 electron ở lớp ngoài cùng?
1939X+ , 1840Y , 1735Z- , 816T , 2040A
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 319365
Hợp chất MXa có tổng số proton là 58. Trong hạt nhân M, số nowtron nhiều hơn số proton là 4. Trong hạt nhân X, số proton bằng số nowtron. Phân tử khối của MXa là
- A. 116.
- B. 120.
- C. 56.
- D. 128.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 319366
Hai nguyên tố X và Y nằm ở hai nhóm A kế tiếp và thuộc cùng một chu kì. Chúng có thể tạo được hợp chất có công thức X2Y, trong đó tổng số proton là 23. X có số hiệu nguyên tử là
- A. 7
- B. 8
- C. 9
- D. 11
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 319367
Cho 0,99 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm A và kali vào nước. Để trung hòa dung dịch thu được cần 500 ml dung dich HCl 0,1M. Thành phần phần tram khối lượng của A trong hỗn hợp trên là
- A. 21,21%
- B. 14,14%
- C. 39,39%
- D. 69,69%
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 319368
Số electron tối đa trong lớp N là bao nhiêu?
- A. 2
- B. 8
- C. 18
- D. 32
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 319369
X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm ở hai chu kì liên tiếp, biết rằng X đứng trước Y trong bảng tuần hoàn. Tổng các hạt mang điện trong nguyên tử X và Y là 52. Số hiệu nguyên tử của X là
- A. 22
- B. 17
- C. 9
- D. 5
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 319370
Hỗn hợp X gồm hai kim loại A, B nằm kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng tuần hoàn, MA < MB. Lấy 6,2 gam X hòa tan hoàn toàn vào nước thu được 2,24 lít khí hidro (đktc). Kim loại B là
- A. K
- B. Rb
- C. Ba
- D. Sr
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 319371
Hòa tan 26,8 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại (cùng thuộc nhóm IIA và ở hai chu kì lien tiếp của bảng tuần hoàn) tan trong dung dichh HCl vừa đủ. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của muối cacbonat có phân tử khối nhỏ hơn là
- A. 56,2%
- B. 62,69%
- C. 29,6%
- D. 25,3 %
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 319372
Nguyên tố Q tạo được với hidro hợp chất khi có công thức hóa học H2Q, trong đó Q chiếm 94,12% về khối lượng. Trong oxit tương ứng với hóa trị cao nhất của Q, phần tram khối lượng của oxi là
- A. 33,3%
- B. 50,0%
- C. 42,9%
- D. 60,0%
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 319373
Nguyên tố X thuộc nhóm B của bảng tuần hoàn. Oxit ứng với hóa trị cao nhất của X có công thức hóa học X2O5.. Biết rằng nguyên tử của nguyên tố X có 4 lớp electron. Cấu hình electron nguyên tử của X là
-
A.
[Ar]3d34s2
- B. [Ar]3d54s2
-
C.
[Ar]3d104s24p3
- D. [Ar]3d104s24p5
-
A.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 319374
Một nguyên tố A thuộc chu kì 3, nhóm IIIA của bảng tuần hoàn. Có những phát biểu sau đây về nguyên tố A:
(1) Nguyên tố này tạo được hợp chất khí có công thức hóa học AH3.
(2) Oxit tương ứng với hóa trị cao nhất của A có công thức hóa học A2O3.
(3) Hợp chất hidroxit của A có công thức hóa học A(OH)3.
(4) Hidroxit của A có tính bazơ mạnh.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 319375
Cho biết vị trí của các nguyên tố Q, R, T trong bảng tuần hoàn và hidroxit tương ứng của chúng trong bảng sau:
Nguyên tố
Vị trí trong bảng tuần hoàn
Hidroxit tương ứng
Q
12
Q’
R
13
R’
T
38
T’
Thứ tự tăng dần tính bazơ của Q’, R’, T’ là
-
A.
R’ < Q’ < T’
-
B.
Q’ < T’ < R’
-
C.
T’ < Q’ < R’
-
D.
T’ < R’ < Q’
-
A.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 319376
Cho các phát biểu sau:
(1) Mỗi ô của bảng tuần hoàn chỉ chứa một nguyên tố hóa học.
(2) Các đồng vị của một nguyên tố hóa học được xếp vào cùng một ô.
(3) Các nguyên tố trong cùng một nhóm A có cùng số electron lớp ngoài cùng.
(4) Các nguyên tố được xếp trong cùng một chu kì có tính chất vật lí và hóa học tương tự.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 319377
Nguyên tố Z đứng ở ô thứ 17 của bảng tuần hoàn. Có các phát biểu sau:
(1) Z có độ âm điện lớn.
(2) Z là một phi kim mạnh.
(3) Z có thể tạo thành ion bền có dạng Z+.
(4) Hợp chất của X với oxi có công thức hóa học X2O5.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 319378
Cho các nguyên tố X, Y, Z, T với số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 14, 19, 20. Nguyên tố nào tạo với oxi hợp chất trong đó nó có hóa trị cao nhất?
- A. X
- B. Y
- C. Z
- D. T
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 319379
Một nguyên tử X có 21 electron. Hóa trị cao nhất của X trong hợp chất với oxi là
- A. I
- B. II
- C. III
- D. IV
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 319380
Nguyên tử của nguyên tố Z có 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 6 electron. Số hiệu nguyên tử của Z là
- A. 24
- B. 34
- C. 36
- D. 16
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 319381
Vị trí của 1s22s22p63s23p2 ở BTH?
- A. Chu kì 2, nhóm IIA
- B. Chu kì 3, nhóm IIA
- C. Chu kì 3, nhóm IVA
- D. Chu kì 2, nhóm IIIA
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 319382
Nguyên tố X có cấu hình electron hóa trị là 3d104s1 .Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
- A. Chu kì 3, nhóm IB.
- B. Chu kì 4, nhóm IB.
- C. Chu kì 4, nhóm IA.
- D. Chu kì 3, nhóm IA.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 319383
Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây luôn luôn nhường 1 electron trong các phản ứng hóa học?
- A. 12Mg.
- B. 13Al.
- C. 11Na.
- D. 14Si.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 319384
Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, Q lần lượt là 6,19. Nhận xét nào sau đây đúng:
- A. X thuộc nhóm VIA.
- B. X thuộc nhóm IIA.
- C. Q thuộc nhóm IB.
- D. Q thuộc nhóm IA.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 319385
Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hoá học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có:
- A. Số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.
- B. Số electron như nhau.
- C. Số lớp electron như nhau.
- D. Cùng số electron s hay p.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 319386
Chu kì là tập hợp các nguyên tố, mà nguyên tử của chúng có cùng?
- A. Số electron ngoài cùng.
- B. Số electron.
- C. Số lớp electron.
- D. Số electron hóa trị.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 319387
Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào ?
- A. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.
- B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng
- C. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 319388
Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11, tổng số electron trong Y2- là 50. Biết rằng hai nguyên tố trong Y2- đều thuộc cùng một nhóm A và thuộc hai chu kì lien tiếp. Phân tử khối của A là
- A. 96
- B. 78
- C. 114
- D. 132
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 319389
Nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hiđro. Hãy cho biết hóa trị cao nhất của R trong oxit.
- A. III
- B. IV
- C. V
- D. VI