Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 424234
Một nguyên tử có 40 proton. Số electron của nguyên tử đó là?
- A. 40
- B. 41
- C. 42
- D. 43
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 424237
Số khối của nguyên tử X là 56, trong đó số neutron là 30. Số electron của nguyên tử X là?
- A. 26;
- B. 21;
- C. 22;
- D. 23.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 424243
Hạt nhân nguyên tử X có chứa 13 proton và 14 neutron. Số khối của hạt nhân nguyên tử X là?
- A. 13;
- B. 14;
- C. 27;
- D. 25.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 424245
Cấu hình electron nào sau đây viết không đúng?
- A. 1s22s2
- B. 1s22s22p5.
- C. 1s22s22p6.
- D. 1s22s22p7.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 424249
Nguyên tử X có 3 lớp electron, trong đó lớp ngoài cùng có chứa 5 electron. X có điện tích hạt nhân là
- A. +14
- B. +15
- C. 15.
- D. 18.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 424251
Kí hiệu phân lớp nào sau đây là sai?
- A. 2s;
- B. 3f;
- C. 3d;
- D. 4f.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 424254
Số electron tối đa trong phân lớp f là?
- A. 2
- B. 6
- C. 8
- D. 14
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 424257
Hạt nào sau đây nằm ở lớp vỏ nguyên tử?
- A. Hạt neutron;
- B. Hạt α;
- C. Hạt proton;
- D. Hạt electron.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 424260
Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Các nguyên tử có số electron khác nhau thì có kích thước khác nhau;
- B. Trong nguyên tử, số proton bằng số neutron nên nguyên tử trung hòa về điện;
- C. Khối lượng của nguyên tử tập trung hầu hết ở vỏ nguyên tử;
- D. Hạt nhân có kích thước lớn hơn kích thước nguyên tử.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 424269
Boron trong tự nhiên gồm có 2 đồng vị là \({B_{10}}\) chiếm 19% và \({B_X}\). Biết nguyên tử khối trung bình của boron là 10,81. Giá trị của X là?
- A. 10
- B. 11
- C. 12
- D. 13
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 424272
Lớp electron thứ 4 được kí hiệu bằng chữ cái in hoa nào?
- A. L;
- B. M;
- C. N;
- D. O.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 424275
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo
- A. Chiều tăng dần của số electron hóa trị của nguyên tử;
- B. Chiều tăng dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử;
- C. Chiều tăng dần của nguyên tử khối;
- D. Chiều giảm dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 424278
Nguyên tố X có Z = 35. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là?
- A. Ô số 35, chu kì 4, nhóm VIIA;
- B. Ô số 35, chu kì 4, nhóm VIIIA;
- C. Ô số 35, chu kì 3, nhóm VIIA;
- D. Ô số 35, chu kì 3, nhóm VIIIA.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 424281
Tổng số orbital trong lớp M là?
- A. 4;
- B. 9;
- C. 16;
- D. 25.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 424285
Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p4. Số hiệu nguyên tử của X là?
- A. 24
- B. 8
- C. 32
- D. 16
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 424287
Orbital p có dạng hình gì?
- A. Hình tròn;
- B. Hình cầu;
- C. Hình bầu dục;
- D. Hình số 8 nổi.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 424292
Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố kim loại?
- A. 1s22s22p63s2.
- B. 1s22s22p4.
- C. 1s2.
- D. 1s22s22p6 .
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 424297
Kết luận nào sau đây luôn luôn đúng?
- A. Các nguyên tố phi kim đều có electron cuối cùng điền vào phân lớp p
- B. Các nguyên tố nhóm B đều là kim loại
- C. Các khí hiếm đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np6
- D. Các nguyên tố nhóm A (phân nhớm chính) đều là kim loại hoặc phi kim
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 424303
Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron lớp ngoài cùng là 6. Cho biết X thuộc về nguyên tố hóa học nào sau đây?
- A. 8O
- B. 9F
- C. 17Cl
- D. 16S
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 424310
Cho một số nguyên tố sau: 10Ne, 11Na, 8O, 16S. Cấu hình electron sau: 1s22s22p6 không phải là của hạt nào trong số các hạt dưới đây?
- A. Nguyên tử Ne
- B. Ion Na+
- C. Ion O2-
- D. Ion S2-
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 424318
Nguyên tử của nguyên tố M có cấu hình electron là 1s22s22p4. Số elctron độc thân của M là
- A. 3
- B. 2
- C. 1
- D. 0
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 424327
Nhóm B bao gồm các nguyên tố
- A. Nguyên tố s;
- B. Nguyên tố p
- C. Nguyên tố s và nguyên tố p;
- D. Nguyên tố d và nguyên tố f.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 424333
Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là
- A. H.
- B. He.
- C. F.
- D. Fe.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 424338
Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử?
- A. Li, Na, K, Rb;
- B. Ca, Mg, Al, P;
- C. Cl, S, O, N;
- D. Br, I, Ca, Al.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 424343
Nguyên tố X thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn. Oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là XO2. Số electron hóa trị của X là?
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 424347
Nguyên tố X thuộc chu kì 3 nhóm VA. Cho các phát biểu sau:
(1) X là phosphorus
(2) Oxide ứng với hóa trị cao nhất là X2O7
(3) Hydroxide ứng với hóa trị cao nhất là H3XO4
(4) Hydroxide của X có tính base mạnh
Số các phát biểu đúng là?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 424352
Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại?
- A. F, Be, N, O;
- B. O, N, Be, F;
- C. F, O, N, Be;
- D. F, Be, O, N.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 424358
Chỉ ra nội dung sai: Tính phi kim của nguyên tố càng mạnh thì?
- A. Khả năng nhận electron càng mạnh;
- B. Độ âm điện càng lớn;
- C. Bán kính nguyên tử càng lớn;
- D. Tính kim loại càng yếu.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 424362
Trong các acid sau, acid nào mạnh nhất?
- A. HF;
- B. HCl;
- C. HBr;
- D. HI.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 424366
Anion X- có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6. Cấu hình electron của nguyên tử X là?
- A. 1s22s22p63s23p2;
- B. 1s22s22p63s23p4;
- C. 1s22s22p63s23p6;
- D. 1s22s22p63s23p5.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 424370
Yếu tố nào làm nên tính chất đặc trưng của tinh thể ion?
- A. Lực hút của phân tử này với phân tử khác;
- B. Lực hút của nguyên tử này với nguyên tử khác;
- C. Lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu;
- D. Lực hút của 2 cation hoặc 2 anion.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 424373
Cho công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là XO3, trong đó X chiếm 40% về khối lượng. Xác định nguyên tố X.
- A. Sulfur (S);
- B. Phosphorus (P);
- C. Carbon (C);
- D. Nitrogen (N).
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 424379
Nguyên tố nào có công thức oxide (với hóa trị cao nhất) là R2O3?
- A. Carbon (C);
- B. Sodium (Na);
- C. Aluminium (Al);
- D. Nitrogen (N).
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 424390
Liên kết cho – nhận có những tính chất nào sau đây?
- A. Không bền bằng liên kết ion;
- B. Không bền bằng liên kết cộng hóa trị;
- C. Bền như liên kết hydrogen;
- D. Bền tương đương với liên kết cộng hóa trị.a
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 424393
Liên kết hóa học trong phân tử HCl là?
- A. Liên kết ion;
- B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực;
- C. Liên kết cộng hóa trị phân cực;
- D. Liên kết cho - nhận.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 424398
Dãy nào sau đây gồm các chất đều có liên kết π trong phân tử?
- A. C2H2, N2, H2S, Cl2;
- B. CH4, HCl, C2H4, NaCl;
- C. C3H6, C2H2, O2, N2;
- D. HCl, CO2, NO2, O2.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 424400
Nguyên nhân nào làm cho các cặp electron dùng chung bị hút lệch về phía của nguyên tử?
- A. Sự chênh lệch độ âm điện lớn;
- B. Sự chênh lệch năng lượng liên kết;
- C. Do liên kết hidro trong phân tử;
- D. Do bán kính của nguyên tử.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 424402
Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết ion?
- A. H2, HCl, NaCl, FeO;
- B. KCl, Al2O3, NaF, Ba(OH)2;
- C. NH3, F2, HI, BaCl2;
- D. MgO, CO2, N2, CH4.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 424404
Tinh thể muối ăn không có tính chất nào sau đây?
- A. Là chất rắn, cứng nhưng giòn
- B. Dễ tan trong nước
- C. Tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn điện.
- D. Nhiệt độ nóng chảy thấp, dễ bay hơi.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 424410
Cho X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng nhóm và ở hai chu kì liên tiếp. Tổng số proton của X và Y là 32. X và Y là?
- A. Ca và Mg;
- B. Si và S;
- C. P và Cl;
- D. K và Al.