Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 423304
Theo sự biến đổi tuần hoàn về tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố thì phi kim mạnh nhất là
- A. oxygen
- B. fluorine
- C. nitrogen
- D. chlorine
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 423307
Cho ba nguyên tố M, N và P có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11 và 13, 15. Dựa vào đặc điểm cấu hình electron trong nguyên tử, khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. Có 2 nguyên tố phi kim.
- B. Có 1 nguyên tố thuộc họ p.
- C. Có 2 nguyên tố kim loại.
- D. Có 2 nguyên tố thuộc họ s.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 423312
Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 5e. Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là:
- A. 3
- B. 15
- C. 14
- D. 13
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 423315
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số eletron ở phân lớp p bằng 7. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
- A. Ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA
- B. Ô 20, chu kì 4, nhóm IIA
- C. Ô 12, chu kì 3, nhóm IIA
- D. Ô 19, chu kì 4, nhóm IA
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 423317
Trong nguyên tử, electron chuyển động rất nhanh trong khu vực không gian xung quanh hạt nhân và
- A. theo những quỹ đạo xác định.
- B. theo quỹ đạo tròn.
- C. theo quỹ đạo bầu dục.
- D. không theo những quỹ đạo xác định
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 423320
Phân lớp d có tối đa bao nhiêu electron
- A. 10 electron
- B. 6 electron
- C. 2 electron
- D. 14 electron
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 423323
Cho cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố: Be (1s22s2), Mg (1s22s22p63s2), C (1s22s22p2). Nguyên tố nào cùng thuộc chu kì 2?
- A. Be, Mg, C
- B. Be, Mg
- C. Be, C
- D. Mg, C
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 423328
Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố N (Z = 7) thuộc chu kì
- A. 1
- B. 3
- C. 2
- D. 4
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 423331
Nguyên tử nguyên tố Na có 11 proton, 11 electron và 12 neutron. Điện tích hạt nhân nguyên tử Na là bao nhiêu?
- A. 12+
- B. 12-
- C. 11+
- D. 11-
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 423337
Nguyên tử Li có 4 hạt neutron và 3 hạt proton. Kí hiệu nguyên tử Li nào sau đây đúng?
- A. \(_3^7Li\)
- B. \(_3^6Li\)
- C. \(_4^7Li\)
- D. \(_4^6Li\)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 423341
Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố trong nhóm VIIA thay đổi như thế nào?
- A. Tăng dần
- B. Giảm dần
- C. Vừa tăng vừa giảm
- D. Không thay đổi
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 423346
Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố kim loại kiềm thuộc nhóm
- A. IVA
- B. IIA
- C. IIIA
- D. IA
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 423347
Cho các mệnh đề sau đây
(1) Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử tăng theo chiều giảm độ âm điện
(2) Trong một chu kì theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, số electron hóa trị của các nguyên tố tăng từ 1 đến 8
(3) Các nguyên tố khí hiếm nguyên tử của chúng đều có 8 electron lớp ngoài cùng
(4) Các nguyên tố thuộc nhóm IA, IIA, IIIA đều là kim loại
(5) Các nguyên tố mà nguyên tử có số electron hóa trị như nhau được xếp vào cùng một nhóm.
Có bao nhiêu mệnh đề sai
- A. 2
- B. 4
- C. 3
- D. 5
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 423350
Cho cấu hình electron của các nguyên tố sau:
X: 1s22s22p63s23p4
Y: 1s22s22p63s23p64s2
Z: 1s22s22p63s23p6
Nguyên tố kim loại là
- A. X và Z
- B. Y
- C. Z
- D. X và Y
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 423355
Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIIA, cấu hình electron lớp ngoài của X
- A. 1s22s22p3
- B. 1s22s22p63s23p1
- C. 1s22s22p5
- D. 1s22s22p63s23p5
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 423358
Electron cuối cùng của nguyên tố M điền vào phân lớp 3p3. Số electron lớp ngoài cùng của M là
- A. 4
- B. 3
- C. 2
- D. 5
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 423364
Tính chất/ đặc điểm nào sau đây của các nguyên tố giảm dần từ trái sang phải trong một chu kì?
- A. Độ âm điện.
- B. Tính kim loại.
- C. Hóa trị cao nhất của một nguyên tố với oxi.
- D. Tính phi kim
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 423374
Nguyên tố hóa học bao gồm các nguyên tử
- A. có cùng số neutron .
- B. có cùng số proton và số neutron.
- C. có cùng số khối A.
- D. có cùng số proton.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 423381
Nguyên tử \(_{13}^{27}Al\) có
- A. 13p, 13e, 14n
- B. 13p, 14e, 14n
- C. 13p, 14e, 13n
- D. 14p, 14e, 13n
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 423384
Chu kì là dãy các nguyên tố có cùng
- A. số lớp electron.
- B. số electron hóa trị.
- C. số proton.
- D. số điện tích hạt nhân.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 423390
Argon tách ra từ không khí là hỗn hợp của 3 đồng vị: 40Ar (99.6%); 38Ar(0,063%); 36Ar (0,337%). Nguyên tử khối trung bình của Ar là
- A. 38,89
- B. 39,89
- C. 39,99
- D. 38,52
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 423392
Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử
- B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp vào cùng một cột
- C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một hàng
- D. Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số lớp electron trong nguyên tử của nguyên tố đó
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 423397
Nguyên tử R có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p5. Phát biểu nào sau đây sai
- A. Số hiệu nguyên tử của R là 17
- B. R có 5e ở lớp ngoài cùng
- C. R là phi kim
- D. Có 5e ở phân mức năng lượng cao nhất
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 423400
Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có
- A. Cùng số electron s hay p
- B. Số electron lớp ngoài cùng bằng nhau
- C. Số lớp electron như nhau
- D. Số electron như nhau
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 423404
Tập hợp các nguyên tố giống nhau về số electron hóa trị thì có cùng
- A. Số thứ tự nhóm
- B. Hóa trị
- C. Số lớp electron
- D. Chu kì
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 423414
Trong các hợp chất, nguyên tử magnesium đã đạt được cấu hình bền của khí hiếm gần nhất bằng cách
- A. cho đi 2 electron
- B. nhận vào 1 electron
- C. cho đi 3 electron.
- D. nhận vào 2 electron.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 423417
Khi nguyên tử nhường hoặc nhận electron sẽ tạo thành
- A. phân tử.
- B. ion
- C. cation.
- D. anion.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 423419
Quá trình tạo thành ion Ca2+ nào sau đây là đúng?
- A. Ca → Ca2+ + 2e.
- B. Ca → Ca2+ + 1e.
- C. Ca + 2e → Ca2+.
- D. Ca + 1e → Ca2+.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 423423
Liên kết ion là loại liên kết hoá học được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa các phần tử nào sau đây?
- A. Cation và anion.
- B. Các anion.
- C. Cation và các electron tự do.
- D. Electron và hạt nhân nguyên tử.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 423425
Phân tử KCl được hình thành do
- A. sự kết hợp giữa nguyên tử K và nguyên tử Cl.
- B. sự kết hợp giữa ion K+ và ion Cl2-.
- C. sự kết hợp giữa ion K- và ion Cl+.
- D. sự kết hợp giữa ion K+ và ion Cl-
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 423428
Liên kết tạo thành do sự góp chung electron thuộc loại liên kết
- A. ion
- B. cộng hóa trị.
- C. kim loại.
- D. hydrogen.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 423432
Dựa vào hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tố, cho biết liên kết trong phân tử nào sau đây là phân cực nhất?
- A. HF.
- B. HCl.
- C. HBr.
- D. HI
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 423434
Liên kết σ là liên kết được hình thành do
- A. sự xen phủ bên của 2 orbital.
- B. cặp electron chung.
- C. lực hút tĩnh điện giữa hai ion.
- D. sự xen phủ trục của hai orbital.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 423436
Tương tác van der Waals được hình thành do
- A. tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử.
- B. tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các phân tử.
- C. tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử.
- D. lực hút tĩnh điện giữa các phân tử phân cực.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 423442
Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực?
- A. H2
- B. NH3.
- C. CH4.
- D. N2.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 423447
Y thuộc chu kì 4, nhóm IIA. Công thức oxide và hydroxide cao nhất của Y lần lượt là
- A. YO, YOH
- B. Y2O, YOH
- C. Y2O5, Y(OH)2
- D. YO, Y(OH)2
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 423448
Oxide cao nhất của X khi tan trong nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím chuyển màu xanh. Tỉ lệ nguyên tử X với oxygen trong oxide cao nhất của X là 2 : 1. X thuộc nhóm
- A. IIA
- B. IA
- C. VA
- D. VIIA
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 423451
Khẳng định sai là
- A. Liên kết được tạo nên từ xen phủ trục của hai AO gọi là liên kết σ
- B. Liên kết được tạo nên từ xen phủ bên của hai AO gọi là liên kết pi π
- C. Liên kết đơn còn gọi là liên kết π
- D. Liên kết đôi gồm một liên kết σ và một liên kết π, liên kết ba gồm một liên kết σ và hai liên kết π
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 423453
Công thức biểu diễn cấu tạo nguyên tử qua các liên kết và các electron hóa trị riêng là
- A. công thức phân tử
- B. công thức electron
- C. công thức Lewis
- D. công thức đơn giản nhất
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 423456
HF có nhiệt độ sôi cao hơn HBr là vì
- A. Khối lượng phân tử của HF nhỏ hơn HBr
- B. Năng lượng liên kết H – F lớn hơn H – Br
- C. Giữa các phân tử HF có liên kết hydrogen còn HBr thì không
- D. Cả A, B và C đều sai