Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 350011
Nhân tố sinh trưởng là tất cả các chất ra sao?
- A. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được
- B. không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật nhưng chúng vẫn tự tổng hợp
- C. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng tự tổng hợp được
- D. không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật và chúng không tự tổng hợp được
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 350014
Nguyên liệu cần cho pha tối của quang hợp là gì?
- A. ATP, NADPH
- B. ATP, NADPH, O2
- C. CO2, ATP, NADP+
- D. CO2, ATP, NADPH
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 350018
Ví dụ nào dưới đây cho thấy vai trò của nguyên phân đối với đời sống con người?
- A. Hiện tượng trương phình của xác động vật
- B. Hiện tượng tế bào trứng đơn bội lớn lên
- C. Hiện tượng hàn gắn, làm lành vết thương hở
- D. Hiện tượng phồng, xẹp của bong bóng cá
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 350022
Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, sự phát triển của quần thể vi khuẩn được biểu diễn bằng dạng đường nào?
- A. Đường thằng
- B. Đường tròn
- C. Đường cong
- D. Đường lượn sóng (hình sin)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 350026
Trong giai đoạn đầu nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào vi khuẩn chưa tăng vì sao?
- A. Số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào đã chết đi
- B. Vi khuẩn cần thời gian thích nghi với môi trường, chuẩn bị nguyên liệu để phân chia
- C. Chất dinh dưỡng chưa được bổ sung vào môi trường, thiếu chất dinh dưỡng, vi khuẩn chưa tiến hành phân chia
- D. Số lượng vi khuẩn tăng tuy nhiên được con người lấy ra liên tục nên số lượng tế bào vi khuẩn trong môi trường không tăng
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 350031
Trong một chu kì tế bào thời gian dài nhất là kì nào?
- A. Kì trung gian
- B. Kì đầu
- C. Kì giữa
- D. Kì cuối
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 350033
Trong quá trình sinh trưởng của vi sinh vật, các nguyên tố cơ bản: C, H, O, N, S, P có vai trò gì?
- A. Là nhân tố sinh trưởng
- B. Kiến tạo nên thành phần tế bào
- C. Cân bằng hoá thẩm thấu
- D. Hoạt hoá enzim
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 350036
Hoạt động nào sau đây là ứng dụng của quá trình phân giải ở vi sinh vật?
- A. Sản xuất các chất xúc tác sinh học
- B. Tạo sinh khối
- C. Bột giặt sinh học
- D. Sản xuất axit amin
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 350041
Giống nhau giữa hô hấp và lên men là gì?
- A. Đều là sự phân giải chất hữu cơ
- B. Đều xảy ra trong môi trường có nhiều ô xi
- C. Đều xảy ra trong môi trường có ít ô xi
- D. Đều xảy ra trong môi trường không có ô xi
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 350045
Ở loài giao phối, Bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ là khác nhau của loài là nhờ quá trình nào?
- A. quá trình giảm phân
- B. quá trình nguyên phân
- C. quá trình thụ tinh
- D. cả A, B và C
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 350047
Vi sinh vật sinh trưởng tốt ở pH từ 6 đến 8 và ngừng sinh trưởng ở pH<4 hoặc pH>9 thuộc nhóm nào?
- A. Ưa trung tính
- B. Ưa kiềm
- C. Ưa axit và kiềm
- D. Ưa axit
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 350051
Để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật, các hợp chất kim loại nặng có cơ chế tác động như thế nào?
- A. Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hóa mạnh
- B. Ôxi hóa các thành phần tế bào
- C. Gắn vào nhóm SH của prôtêin và làm chúng bất hoạt
- D. Thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 350053
Điểm nào ở giảm phân I và giảm phân II là không giống nhau?
- A. Sự xếp thành hàng trên mặt phẳng xích đạo
- B. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo
- C. Sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể
- D. Sự phân li của các nhiễm sắc thể
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 350056
Để tổng hợp tinh bột, vi khuẩn và tảo cần hợp chất mở đầu là gì?
- A. Glucozo
- B. Xenlulozo
- C. ADP – Glucozo
- D. ATP – Glucozo
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 350059
Trong nguyên phân sự phân chia NST nhìn thấy rõ nhất ở kì nào?
- A. Kì sau
- B. Kì đầu
- C. Kì giữa
- D. Kì cuối
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 350062
Chất nào sau đây là sản phẩm của pha tối?
- A. C6H12O6
- B. CO2
- C. ATP
- D. O2
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 350063
Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi nào?
- A. Sinh tổng hợp đầy đủ các chất
- B. NST hoàn thành nhân đôi
- C. Có tín hiệu phân bào
- D. Kích thước tế bào đủ lớn
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 350067
Chuỗi truyền êlectron hô hấp diễn ra ở đâu?
- A. Màng trong của ti thể
- B. Màng ngoài của ti thể
- C. Màng lưới nội chất trơn
- D. Màng lưới nội chất hạt
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 350069
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
- A. Vi sinh vật là những cơ thể bộ nhỏ (kích thước hiển vi)
- B. Phần lớn vi sinh vật là những cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào
- C. Vi sinh vật cần khoảng 100 nguyên tố với hàm lượng nhỏ để tổng hợp các chất hữu cơ
- D. Cả A và B, C
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 350072
Vi khuẩn lam dinh dưỡng theo kiểu nào?
- A. hoá tự dưỡng
- B. quang tự dưỡng
- C. quang dị dưỡng
- D. hoá dị dưỡng
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 350076
Kết quả của quá trình giảm phân là từ 1 tế bào tạo ra là bao nhiêu?
- A. 2 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST
- B. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST
- C. 4 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST
- D. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 350079
Thế nào là hô hấp?
- A. Là quá trình tổng hợp các chất phức tạp từ chất đơn giản
- B. Là một mặt của quá trình trao đổi chất
- C. Là quá trình chuyển hóa năng lượng trong tế bào
- D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 350082
Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài giảm phân. Biết số nhiễm sắc thể của loài là 2n=40. Số tinh trùng được tạo ra sau giảm phân là bao nhiêu?
- A. 5
- B. 10
- C. 15
- D. 20
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 350086
Trong quá trình hô hấp ở tế bào nhân thực, từ 1 phân tử glucozơ tạo ra được bao nhiêu ATP nếu 1 NADH tạo ra 3 ATP và 1 FADH2 tạo ra 2 ATP?
- A. 32 ATP
- B. 30 ATP
- C. 34 ATP
- D. 38 ATP
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 350089
Bộ NST của một loài là 2n=10. Số crômatit, số tâm động ở kì sau của nguyên phân lần lượt là bao nhiêu?
- A. 0, 10
- B. 10, 20
- C. 10, 10
- D. 0, 20
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 350093
Quan sát một tế bào sinh dưỡng của một loài sinh vật đang nguyên phân một số lần liên tiếp thấy số tế bào con tạo ra từ lần phân chia cuối cùng bằng 1/3 số nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương 168 nhiễm sắc thể đơn cho quá trình nói trên. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là:
- A. 24
- B. 38
- C. 14
- D. 48
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 350096
Có 10 tế bào sinh tinh của một loài động vật lưỡng bội (2n) tiến hành giảm phân sinh tinh trùng, đã cần môi trường cung cấp nguyên liệu tương ứng với 240 NST đơn. Bộ NST lưỡng bội của loài là:
- A. 2n =24
- B. 2n=12
- C. 2n=48
- D. 2n=36
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 350100
Các enzim vi sinh vật được sử dụng phổ biến trong đời sống con người gọi là gì?
- A. Amilaza
- B. Prôtêaza
- C. Xenlulaza và lipaza
- D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 350103
Trong 1 quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20 phút, số tế bào trong quần thể sau 2 h là bao nhiêu?
- A. 104.23
- B. 104.24
- C. 104.25
- D. 104.26
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 350105
Để bảo quản các loại hạt ngũ cốc được lâu hơn, người nông dân thường tiến hành phơi khô và bảo quan khô. Ví dụ trên cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với hoạt động sống của vi sinh vật?
- A. Áp suất thẩm thấu
- B. Độ pH
- C. Ánh sáng
- D. Độ ẩm
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 350110
Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối pha 5 – 10 phút?
- A. Vì nước muối gây dãn nguyên sinh làm cho vi sinh vật bị vỡ ra
- B. Vì nước muối vi sinh vật không phát triển
- C. Vì nước muối gây co nguyên sinh, vi sinh vật không phân chia được
- D. Vì nước muối làm vi sinh vật chết lập tức
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 350113
Emzim lipaza có khả năng phân giải chất hữu cơ nào sau đây?
- A. Protein
- B. Lipit
- C. Axit nucleic
- D. Cacbohidrat
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 350115
Loại nấm được dùng để sản xuất rượu trắng, rượu vang, bia, làm nở bột mì, tạo sinh khối thuộc nhóm nấm nào sau đây?
- A. Nấm men
- B. Nấm sợi
- C. Nấm nhầy
- D. Nấm đảm
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 350117
Những vi sinh vật chỉ dùng ôxi phân tử làm chất nhận êlectron cuối cùng được gọi là vi sinh vật gì?
- A. Kị khí bắt buộc
- B. Kị khí tuỳ tiện
- C. Hiếu khí bắt buộc
- D. Có thể hô hấp hiếu khí và kị khí
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 350119
ATP giải phóng trong hô hấp tế bào một cách ra sao?
- A. Ồ ạt
- B. Không có quy tắc nào
- C. Từ từ
- D. Với một lượng không đổi trong một khoảng thời gian
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 350121
Nguyên phân là nền tảng, là cơ sở khoa học của kĩ thuật nào dưới đây?
1. Chiết cành, giâm cành
2. Nuôi cấy mô
3. Nhân bản vô tính
- A. 1, 2, 3
- B. 1, 2
- C. 1
- D. 1, 3
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 350122
Một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n = 78 đang thực hiện nguyên phân bình thường, số tâm động và số crômait trong tế bào này tại kì giữa lần lượt là bao nhiêu?
- A. 39 và 78
- B. 156 và 78
- C. 156 và 0
- D. 78 và 156
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 350123
Trong tế bào người 2n chứa lượng ADN bằng 2.106 cặp nuclêôtit. Tế bào đang nguyên phân ở kỳ giữa chứa hàm lượng nuclêôtit là bao nhiêu?
- A. 2.106 nucleotit
- B. 6.106 nucleotit
- C. 4.106 nucleotit
- D. 8.106 nucleotit
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 350125
Một nhà khoa học đang nghiên cứu giảm phân trong nuôi cấy mô tế bào đã sử dụng một dòng tế bào với một dột biến làm gián đoạn giảm phân. Nhà khoa học cho tế bào phát triển trong khoảng thời gian mà giảm phân sẽ xảy ra. Sau đó bà quan sát thấy số lượng các tế bào trong môi trường nuôi cấy đã tăng gấp đôi và mỗi tế bào cũng có gấp đôi lượng ADN. Chromatit đã tách ra. Dựa trên những quan sát này, giai đoạn nào của phân bào sinh dục bị gián đoạn trong dòng tế bào này?
- A. Kỳ sau I
- B. kỳ giữa I
- C. kỳ sau II
- D. kỳ giữa II
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 350126
Vì sao vi khuẩn sinh trưởng nhanh với tốc độ lớn nhất và không đổi trong pha lũy thừa ở nuôi cấy không liên tục?
- A. Vì chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục
- B. Vì con người không lấy ra dịch nuôi cấy
- C. Vì số lượng vi khuẩn sinh ra nhiều hơn số lượng vi khuẩn chết đi
- D. Vì vi khuẩn đã làm quen được môi trường, nguồn dinh dưỡng trong môi trường còn nhiều