Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 311300
Nguyên tố hóa học nào sau đây được xếp vào nhóm nguyên tố vi lượng?
- A. Cacbon (C)
- B. Hidro (H)
-
C.
Sắt (Fe)
- D. Nito (N)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 311301
Trong các nguyên tố đa lượng, cacbon được coi là nguyên tố đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ vì sao?
- A. là nguyên tố đa lượng, chiếm 18,5% khối lượng cơ thể
- B. vòng ngoài cùng của cấu hình điện tử có 4 electron
- C. là nguyên tố chính trong thành phần hóa học của các chất cấu tạo nên cơ thể sống
- D. được lấy làm đơn vị xác định nguyên tử khối của các chất (đvC)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 311302
Các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với cơ thể vì sao?
- A. Chiếm khối lượng nhỏ
- B. Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
- C. Cơ thể sinh vật không thể tự tổng hợp các chất ấy
- D. Là thành phần cấu trúc bắt buộc của nhiều hệ enzim
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 311303
Trong 92 nguyên tố hóa học có trong tự nhiên, có khoảng bao nhiêu nguyên tố tham gia cấu tạo nên sự sống?
- A. khoảng 35 nguyên tố
- B. khoảng 25 nguyên tố
- C. khoảng 80 nguyên tố
- D. Tất cả 92 nguyên tố
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 311304
Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố chiếm phần lớn trong cơ thể sống (khoảng 96%) là gì?
- A. Fe, C, H
- B. C, N, P, Cl
- C. C, N, H, O
- D. K, S, Mg, Cu
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 311305
Trong số các nguyên tố sau: O, C, Mn, Na, Ca, S, H, Cl, Fe. Nguyên tố nào thuộc nhóm nguyên tố vi lượng?
- A. Mn, O, C, Ca
- B. Mn, Ca, Fe, S
- C. Mn, Fe, Na
- D. Mn, Fe
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 311306
Cho các phát biểu sau:
1. Phân tử nước được cấu tạo bằng liên kết hóa trị không phân cực giữa 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O.
2. Các phân tử nước có khả năng tương tác với nhau và hình thành nên mạng lưới nước (lớp màng nước)
3. Liên kết giữa các phân tử nước được gọi là liên kết hidro
4. Trong phân tử nước, nguyên tử O mang điện tích dương, nguyên tử H mang điện tích âm.
5. Khi ở trạng thái đông cứng (nước đá), các liên kết hidro luôn bền vững.
Số câu phát biểu sai là:
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 311312
Lipit là chất có đặc tính gì?
- A. Có ái lực rất mạnh với nước
- B. Không tan trong nước
- C. Tan nhiều trong nước
- D. Tan rất ít trong nước
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 311332
Chất dưới đây không phải là lipit?
- A. Sáp
- B. Xenlulôzơ
-
C.
Côlestêron
- D. Hoocmon ostrôgen
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 311333
Fructôzơ là 1 loại hợp chất gì?
- A. pôliasaccarit
- B. đường pentôzơ
- C. đisaccarrit
- D. đường hecxôzơ
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 311335
Đường mía (saccarozơ) là loại đường đôi được cấu tạo bởi các phân tử nào?
- A. hai phân tử glucozơ
- B. một phân tử glucozơ và một phân tử fructozơ
- C. hai phân tử fructozơ
- D. một phân tử gluczơ và một phân tử galactozơ
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 311336
Nhóm phân tử đường nào sau đây là đường đơn?
- A. Fructôzơ, galactôzơ, glucôzơ
- B. Tinh bột, xenlulôzơ, kitin
- C. Galactôzơ, lactôzơ, tinh bột
- D. Glucôzơ, saccarôzơ, xelulôzơ
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 311338
Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng về chất béo?
- A. Mỡ chứa axit béo no
- B. Dầu hoà tan trong nước
- C. Mỡ chứa 2 phân tử axit béo không no
- D. Dầu có chứa 2 phân tử glixêrol
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 311340
Cacbohiđrat là tên gọi dùng để chỉ nhóm chất nào sau đây?
- A. Đường
- B. Đạm
- C. Mỡ
- D. Chất hữu cơ
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 311342
Trong cơ thể sống, protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, với các đơn phân là gì?
- A. Axit amin
- B. Axit nucleic
- C. Glixerin
- D. Đường đơn
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 311344
Khi nói về chức năng của protein, nhận xét nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG:
- A. Tham gia cấu trúc nên các thành phần của cơ thể sống
- B. Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể
- C. Lưu giữ thông tin di truyền
- D. Tham gia vào hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 311347
Phân tử Hêmôglôbin gồm hai chuỗi polipeptit alpha và hai chuỗi polipeptit bêta. Phân tử hêmôglôbin có cấu trúc bậc mấy?
- A. Bậc 2
- B. Bậc 3
- C. Bậc 4
- D. Bậc 1
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 311349
Loại đơn phân tham gia cấu tạo nên prôtêin là gì?
- A. glucozo
- B. axit béo
- C. axit amin
- D. nucleotit
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 311351
Liên kết giữa các axit amin là loại liên kết gì?
- A. Hiđrô
- B. Hoá trị
- C. Phôtphođieste
- D. Peptit
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 311352
Cho các nhận định sau:
(1) Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là chuỗi gồm các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit
(2) Cấu trúc bậc 2 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng co xoắn
(3) Cấu trúc không gian bậc 3 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoăc gấp nếp tiếp tục co xoắn
(4) Cấu trúc không gian bậc 4 của phân tử protein gồm hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit kết hợp với nhau
(5) Khi cấu trúc không gian ba chiều bị phá vỡ, phân tử protein không thực hiện được chức năng sinh học
Có mấy nhận định đúng với các bậc cấu trúc của phân tử protein?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 311353
Protein chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng khô của hầu hết tế bào?
- A. 40%
- B. 50%
- C. 70%
- D. 95%
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 311357
Một gen có số nuclêôtit loại G= 400, số liên kết hiđrô của gen là 2800. Chiều dài của gen là bao nhiêu?
- A. 5100 Å
- B. 8160 Å
- C. 5150 Å
- D. 4080 Å
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 311358
Công thức phân tử của loại đường tham gia cấu tạo ADN là gì?
- A. C6H10O5
- B. C5H10O5
- C. C6H12O6
- D. C5H10O4
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 311360
Nucleotit là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào dưới dây?
- A. ARN polimeraza
- B. ADN polimeraza
- C. Hoocmon isnulin
- D. Gen
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 311362
Loại nucleotit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN
- A. Timin
- B. Adenin
- C. Uraxin
- D. Xitozin
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 311365
Mỗi nuclêôtit cấu tạo gồm các thành phần nào?
- A. đường pentôzơ và nhóm phốtphát
- B. nhóm phốtphát và bazơ nitơ
- C. đường pentôzơ, nhóm phốtphát và bazơ nitơ
- D. đường pentôzơ và bazơ nitơ
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 311367
Các thành phần nào không bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ?
- A. màng sinh chất, thành tế bào, vỏ nhày, vùng nhân
- B. vùng nhân, tế bào chất, roi, lông
- C. vỏ nhày, thành tế bào, roi, lông
- D. vùng nhân, tế bào chất, màng sinh chất, roi
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 311370
Các thành phần bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ là gì?
- A. thành tế bào, nhân, tế bào chất, vỏ nhầy
- B. màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân
- C. màng sinh chất, vùng nhân, vỏ nhầy, tế bào chất
- D. thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân và roi
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 311372
Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là gì?
- A. thành tế bào, tế bào chất, nhân
- B. màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân
-
C.
thành tế bào, màng sinh chất, nhân
- D. màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 311375
Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và đơn giản giúp ích gì cho chúng?
- A. tiêu tốn ít thức ăn
- B. tránh được sự tiêu diệt của kẻ thù vì khó phát hiện
- C. có tỉ lệ S/V lớn, trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh sản nhanh hơn tế bào có kích thước lớn
- D. xâm nhập dễ dàng vào tế bào vật chủ
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 311377
Thành tế bào vi khuẩn có vai trò gì?
- A. trao đổi chất giữa tế bào với môi trường
- B. ngăn cách giữa bên trong và bên ngoài tế bào
- C. liên lạc với các tế bào lân cận
- D. cố định hình dạng của tế bào
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 311379
Sợi vi ống có đặc điểm gì?
- A. Có đường kính 7nm
- B. Là các ống rỗng, trụ dài, có đường kính 25nm
- C. Gồm các sợi protein dài, mảnh
- D. Gồm các sợi protein bền, dày
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 311380
Khung xương tế bào có đặc điểm nào dưới đây?
- A. Là cấu trúc chỉ có ở tế bào nhân sơ
- B. Bao gồm hệ thống vi ống, vi sợi và sợi trung gian nằm trong bào tương
- C. Chỉ có 1 chức năng duy nhất là làm giá đỡ cho tế bào và tạo hình dạng xác định cho tế bào động vật
- D. Là bào quan chỉ có ở động vật
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 311382
Hình dạng của tế bào động vật được duy trì ổn định nhờ cấu trúc?
- A. Lưới nội chất
- B. Khung xương tế bào
- C. Chất nền ngoại bào
- D. Bộ máy Gôngi
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 311383
Thành tế bào thực vật không có chức năng?
- A. Bảo vệ, chống sức trương của nước làm vỡ tế bào
- B. Quy định khả năng sinh sản và sinh trưởng của tế bào
- C. Quy định hình dạng, kích thước của tế bào
- D. Giúp các tế bào ghép nối và liên lạc với nhau bằng cầu sinh chất
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 311384
Chức năng nào sau đây không phải của màng sinh chất?
- A. Sinh tổng hợp protein để tiết ra ngoài
- B. Mang các dấu chuẩn đặc trưng cho tế bào
- C. Tiếp nhận thông tin nhờ các protein thụ thể nằm trên màng
- D. Thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 311387
Khi mở lọ nước hoa, ta ngửi được mùi thơm khắp phòng. Hiện tượng này là do đâu?
- A. không có chênh lệch nồng độ chất tan
- B. nước hoa có mùi thơm
- C. nồng độ chất tan bên ngoài cao hơn trong lọ
- D. chất tan trong lọ khuếch tán ra ngoài
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 311389
Đặc điểm các chất vận chuyển qua kênh prôtêin là gì?
- A. Không phân cực, kích thước lớn
- B. Phân cực, kích thước lớn
- C. Không phân cực, kích thước nhỏ
- D. Phân cực, kích thước nhỏ
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 311390
Vận chuyển chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao là cơ chế gì?
- A. Chủ động
- B. Thụ động
- C. Khuếch tán
- D. Thẩm thấu
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 311391
Các phân tử có kích thước lớn không thể lọt qua các lỗ màng thì tế bào đã thực hiện hình thức nào?
- A. vận chuyển chủ động
- B. ẩm bào
- C. thực bào
- D. ẩm bào và thực bào