Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 454880
Dấu tích Người tối cổ đã được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào của Việt Nam?
- A. Nghệ An.
- B. Thanh Hóa.
- C. Cao Bằng.
- D. Lạng Sơn.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 454881
Người tối cổ khác loài vượn cổ ở điểm nào?
- A. Đã bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình.
- B. Đã biết chế tác công cụ lao động.
- C. Biết chế tạo lao và cung tên.
- D. Biết săn bắn, hái lượm.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 454884
Công cụ lao động của Người tối cổ ứng với thời kì nào?
- A. Sơ kì đá cũ
- B. Sơ kì đá mới
- C. Sơ kì đá giữa
- D. Hậu kì đá mới
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 454891
Người tối cổ đã có phát minh lớn nào?
- A. Biết giữ lửa trong tự nhiên
- B. Biết tạo ra lửa
- C. Biết chế tạo nhạc cụ
- D. Biết chế tạo trang sức
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 454897
Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng thời gian nào?
- A. Khoảng 3 vạn năm cách ngày nay.
- B. Khoảng 4 vạn năm cách ngày nay.
- C. Khoảng 3 triệu năm cách ngày nay.
- D. Khoảng 4 triệu năm cách ngày nay.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 454900
Thành tựu quan trọng nhất của Người nguyên thủy trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí là gì?
- A. lưới đánh cá.
- B. làm đồ gốm.
- C. cung tên.
- D. đá mài sắc, gọn.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 454903
Biến đổi sinh học nào trên cơ thể người nguyên thủy làm xuất hiện các chủng tộc ?
- A. Thể tích hộp sọ tăng lên.
- B. Lớp lông mao rụng đi.
- C. Bàn tay trở nên khéo léo hơn.
- D. Hình thành những ngôn ngữ khác nhau.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 454906
Cư dân ở đâu trên thế giới là những người đầu tiên biết đúc và dùng đồ sắt?
- A. Trung Quốc, Việt Nam
- B. Tây Á, Ai Cập
- C. In-đô-nê-xi-a
- D. Đông Phi, Bắc Á.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 454910
Trong xã hội nguyên thủy, sản phẩm dư thừa của xã hội xuất hiện được giải quyết như thế nào?
- A. Chia đều cho mọi người trong xã hội.
- B. Vứt bỏ hết những sản phẩm dư thừa.
- C. Dừng sản xuất để tiêu thụ hết sản phẩm thừa.
- D. Những người có chức vị trong xã hội chiếm làm của riêng.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 454914
Sự xuất hiện tư hữu làm biến đổi xã hội như thế nào?
- A. Phân chia giàu nghèo.
- B. Xuất hiện tính cạnh tranh trong kinh tế.
- C. Người giàu có phung phí tài sản.
- D. Chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 454915
Khi xã hội nguyên thủy tan rã, người phương Đông thường quần tụ ở đâu để sinh sống?
- A. Vùng rừng núi
- B. Vùng trung du
- C. Lưu vực các con sông lớn
- D. Vùng sa mạc
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 454918
Ngành sản xuất nào phát triển sớm nhất và giữ vị trí quan trọng nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông?
- A. Nông nghiệp
- B. Công nghiệp
- C. Thương nghiệp
- D. Giao thông vận tải
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 454920
Công việc nào đã khiến mọi người ở phương Đông có quan hệ gắn bó với nhau trong tổ chức công xã?
- A. Trồng lúa nước
- B. Trị thủy
- C. Chăn nuôi
- D. Làm nghề thủ công
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 454924
Khu vực nào sau đây không gắn liền với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên?
- A. Lưu vực sông Nin
- B. Lưu vực sông Hằng
- C. Lưu vực sông Ti-gơ-rơ
- D. Lưu vực sông Mê Kông
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 454926
Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong khoảng thời gian nào?
- A. Khoảng thiên niên kỉ IV-III TCN
- B. Khoảng thiên niên kỉ III-II TCN
- C. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN
- D. Khoảng thiên niên kỉ II-I TCN
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 454929
Trong các quốc gia cổ đại phương Đông dưới đây, quốc gia nào được hình thành sớm nhất?
- A. Ấn Độ
- B. Trung Quốc
- C. Ai Cập, Lưỡng Hà
- D. Ai Cập, Ấn Độ
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 454930
Ở Trung Quốc, vương triều nào được hình thành đầu tiên thời cổ đại?
- A. Nhà Chu
- B. Nhà Tần
- C. Nhà Hán
- D. Nhà Hạ
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 454934
Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân phương Đông cổ đại được đánh giá là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại?
- A. Thành thị cổ Ha-rap-pa
- B. Kim tự tháp Ai Cập.
- C. Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon
- D. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 454935
Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại ở phương Đông, cư dân nước nào thành thạo về số học? Vì sao?
- A. Trung Quốc-vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.
- B. Ai Cập-vì phải đo đạc lại ruộng đất hằng năm do phù sa bồi đắp
- C. Lưỡng Hà-vì phải đi buôn bán
- D. Ấn Độ- vì phải tính thuế
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 454937
Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nào?
- A. Nhà Hạ.
- B. Nhà Hán.
- C. Nhà Tần.
- D. Nhà Chu.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 454939
Công cụ bằng sắt xuất hiện ở Trung Quốc vào giai đoạn nào?
- A. Thời Xuân thu chiến quốc.
- B. Thời Tam quốc.
- C. Thời Tây Tấn.
- D. Thời Đông Tấn.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 454942
Ý nghĩa của cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần?
- A. chấm dứt thời kỳ chiến tranh loạn lạc kéo dài ở Trung Quốc.
- B. tạo điều kiện cho Tần Doanh Chính lập triều đại nhà Tần.
- C. tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc.
- D. chấm dứt chiến tranh, xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 454944
Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ giữa giai cấp nào với giai cấp nào?
- A. quý tộc và nông dân công xã.
- B. quý tộc và nô lệ.
- C. địa chủ với nông dân lĩnh canh.
- D. địa chủ với nông dân tự canh.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 454947
Sử sách Trung Quốc gọi Vương quốc của người Khơ-me là gì?
- A. Chăm-pa
- B. Chân Lạp
- C. Cam-pu-chia
- D. Miên
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 454951
Năm 1353 Pha Ngừm thành lập nước gì?
- A. Lan Xang
- B. Chân Lạp
- C. Lào
- D. Ai Lao
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 454955
Vì sao Campuchia trở thành thuộc địa của thực dân Pháp?
- A. Vì Campuchia có nguồn tài nguyên phong phú đa dạng.
- B. Vì Campuchia có lãnh thổ rộng lớn.
- C. Vì Campuchia bước vào giai đoạn suy yếu mất khả năng kháng cự.
- D. Vì thực dân Pháp dựa vào Lào để chinh phục Campuchia.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 454958
Đặc trưng cơ bản nhất chi phối đến sự thống nhất của vương quốc Lào là gì?
- A. Nội chiến giữa các mường cổ.
- B. Tác động từ các cuộc chiến tranh với bên ngoài.
- C. Sự thống nhất các Mường cổ.
- D. Yêu cầu của sự nghiệp chống ngoại xâm.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 454966
Sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc trên thế giới là biểu hiện sự khác nhau về?
- A. trình độ văn minh.
- B. đẳng cấp xã hội
- C. trình độ kinh tế.
- D. đặc điểm sinh học
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 454970
Kĩ thuật chế tác công cụ nào được sử dụng trong thời đá mới?
- A. Ghè đẽo thô sơ.
- B. Ghè sắc cạnh.
- C. Ghè sắc, mài nhẵn, khoan lỗ, tra cán.
- D. Mài nhẵn hai mặt.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 454976
Trong buổi đầu thời đại kim khí, kim loại nào được sử dụng sớm nhất?
- A. Sắt.
- B. Đồng thau.
- C. Đồng đỏ.
- D. Thiếc.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 454978
Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là gì?
- A. gia đình phụ hệ.
- B. bộ lạc.
- C. bầy người nguyên thủy.
- D. thị tộc
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 454979
Tính chất nổi bật của quan hệ trong thị tộc là gì?
- A. phụ thuộc vào thiên nhiên.
- B. sống theo bầy đàn.
- C. tính cộng đồng cao.
- D. hưởng thụ bằng nhau.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 454982
Nguyên liệu nào sau đây không được cư dân phương Đông cổ đại dùng để viết chữ?
- A. Giấy Pa-pi-rút
- B. Đất sét
- C. Mai rùa
- D. Vỏ cây
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 454987
Ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các cư dân cổ đại phương Đông là gì?
- A. chữ viết.
- B. toán học.
- C. thiên văn học và lịch pháp.
- D. chữ viết và lịch pháp.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 454992
Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là gì?
- A. luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng.
- B. luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, men gốm.
- C. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
- D. giấy, kĩ thuật in, luyện sắt, thuốc súng.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 454994
Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được xem là giai đoạn thống nhất và thịnh vượng nhất?
- A. Vương triều Hồi giáo Đê-li
- B. Vương triều Ấn Độ Mô-Gôn
- C. Vương triều Hác-sa
- D. Vương triều Gúp-ta
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 454995
Ai là người đánh chiếm Đê li lập ra vương triều Mô gôn ở Ấn Độ?
- A. Ti – mua – Leng
- B. A cơ ba
- C. Ba bua
- D. Sa Gia – han
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 454996
Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, đó là:
- A. Chữ tượng hình
- B. Chữ Hin đu
- C. Chữ tượng ý
- D. Chữ Phạn
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 454997
Yếu tố nào dưới đây không thuộc sự phát triển về văn hóa lâu đời của Ấn Độ?
- A. Tôn giáo (Phật giáo và Hin-đu giáo)
- B. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, lăng mộ, tượng phật
- C. Chữ viết, đặc biệt là chữ Phạn
- D. Lễ, hội tổ chức vào mùa gặt hái
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 454998
Nét đặc săc và nổi bật nhất của vương triều Gup-ta ở Ấn Độ là gì?
- A. Bắc Ấn được thống nhất trở lại, bước vào thời kì phát triển cao
- B. Vương triều Gup-ta có 9 đời vua qua 150 nắm quyền
- C. Sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ
- D. Đạo phật phát triền mạnh dưới thời Gup-ta