Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 312491
Tác nhân nào sau đây là tác nhân của ngoại lực?
- A. sự nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất theo chiều thẳng đứng
- B. các yếu tố khí hậu, các dạng nước, sinh vật và con người
- C. sự uốn nếp các lớp đá
- D. sự đứt gãy các lớp đất đá
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 312492
Nguyên nhân nào sinh ra ngoại lực?
- A. động đất, núi lửa, sóng thần...
- B. vận động kiến tạo
- C. năng lượng bức xạ mặt trời
- D. do sự di chuyển vật chất trong quyển Manti
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 312493
Quá trình phong hóa được chia thành những loại nào sau đây?
- A. phong hóa lí học, phong hóa hóa học, phong hóa địa chất học
- B. phong hóa lí học, phong hóa cơ học, phong hóa sinh học
- C. phong hóa quang học, phong hóa hóa học, phong hóa sinh học
- D. phong hóa lí học, phong hóa hóa học, phong hóa sinh học
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 312494
Phong hoá lí học xảy ra chủ yếu quá trình gì?
- A. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước
- B. Tác dụng của gió, mưa
- C. Nguồn nhiệt độ cao từ dung nhan trong lòng đất
- D. Va đập của các khối đá
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 312495
Nêu mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực?
- A. không có sự đối lập nhau
- B. xen kẽ, bổ sung cho nhau
- C. thời điểm diễn ra khác nhau
- D. nội lực luôn có vai trò chủ yếu
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 312496
Trong các dạng địa hình kiến tạo quá trình nào sau đây đóng vai trò chủ yếu?
- A. quá trình ngoại lực đóng vai trò chủ yếu
- B. quá trình nội lực đóng vai trò thứ yếu
- C. quá trình nội lực đóng vai trò chủ yếu
- D. nội lực, ngoại lực đóng vai trò như nhau
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 312497
FA được gọi là Frond nào sau đây?
- A. Frond địa cực
- B. Frond ôn đới
- C. Frond nội tuyến
- D. Frond xích đạo
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 312498
Kiểu khí hậu địa trung hải có đặc điểm gì nổi bật so với các kiểu khí hậu khác?
- A. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất
- B. Lượng mưa trung bình năm nhỏ nhất
- C. Biên độ nhiệt độ giữa các tháng trong năm cao nhất
- D. Mưa tập trung vào mùa đông
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 312499
Để vẽ bản đồ vùng quanh cực người ta dùng phép chiếu nào sau đây?
- A. Phương vị ngang
- B. Phương vị đứng
- C. Hình nón đứng
- D. Hình nón ngang
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 312500
Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm gần xích đạo với độ chính xác cao thường dùng phép chiếu nào?
- A. Hình nón đứng và hình trụ đứng
- B. Phương vị ngang và hình trụ đứng
- C. Phương vị ngang và hình nón đứng
- D. Phương vị đứng và hình trụ đứng
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 312501
Lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại 1 điểm phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào sau đây?
- A. Góc nhập xạ nhận được và thời gian được chiếu sáng
- B. Thời gian được chiếu sáng và vận tốc tự quay của Trái Đất
- C. Vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- D. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 312502
Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Coriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành gió nào sau đây?
- A. Gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam)
- B. Gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam)
- C. Gió Đông Bắc (hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc)
- D. Gió Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc)
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 312503
Vỏ Trái Đất chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% trọng lượng nói lên điều gì?
- A. Vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người
- B. Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất nhẹ hơn so với các lới bên dưới
- C. Vỏ Trái Đất cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn
- D. Vỏ Trái Đất có cấu tạo đơn giản và quan trọng với sự sống trên Trái Đất
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 312504
Khái niệm vận động theo phương nằm ngang là gì?
- A. vận động làm cho các lớp đá bị uốn lại thành nếp
- B. những vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái Đất
- C. làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này, tách giãn ở khu vực kia
- D. vận động làm cho đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 312505
Vì sao giữa 2 khối khí chí tuyến và xích đạo không tạo thành frông thường xuyên và rõ nét?
- A. Bởi chúng đều nóng và có hướng gió khác nhau
- B. Bởi chúng khác nhau về nhiệt độ và có cùng một chế độ gió
- C. Bởi chúng đều nóng và nói chung có cùng một chế độ gió
- D. Bởi chúng đều lạnh và có cùng một chế độ gió
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 312506
Người ta dựa vào đâu quy định đường chuyển ngày quốc tế ở đâu?
- A. Kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ 12 ở Đại Tây Dương
- B. Kinh tuyến 160° qua giữa múi giờ 12 ở Thái Bình Dương
- C. Kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ 12 ở Thái Bình Dương
- D. Kinh tuyến 160° qua giữa múi giờ 12 ở Đại Tây Dương
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 312507
Hướng hoạt động của gió Tây ôn đới ra sao?
- A. Tây bắc ở bán cầu Bắc, tây nam ở bán cầu Nam
- B. Đông nam ở bán cầu Bắc, đông bắc ở bán cầu Nam
- C. Tây nam ở bán cầu Bắc, tây bắc ở bán cầu Nam
- D. Đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 312508
Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời bao nhiêu?
- A. 149,6 triệu km
- B. 164,9 triệu km
- C. 194,6 triệu km
- D. 146,9 triệu km
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 312509
Thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong năm ở bán cầu Bắc là ngày bao nhiêu?
- A. Ngày 23-9
- B. Ngày 21-3
- C. Ngày 22-6
- D. Ngày 22-12
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 312510
Phát biểu nào không đúng về sự hoạt động của gió biển?
- A. Gió biển hình thành ở vùng ven biển, hoạt động vào ban ngày
- B. Gió biển hoạt động vào ban ngày, gió thổi từ biển vào đất liền
- C. Gió biển hình thành ở vùng ven biển, gió thổi từ áp cao đất liền ra áp thấp biển
- D. Gió biển hình thành ở vùng ven biển, gió thổi từ áp cao biển vào áp thấp đất liền.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 312511
Ở Việt Nam có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mấy lần trong năm?
- A. không lần nào
- B. 3 lần trong năm
- C. 2 lần trong năm
- D. 1 lần trong năm
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 312512
Frông ôn đới là mặt ngăn cách giữa hai khối khí nào?
- A. Khối khí cực và ôn đới
- B. Khối khí xích đạo và ôn đới
- C. Khối khí chí tuyến và xích đạo
- D. Khối khí ôn đới và chí tuyến
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 312513
Gió ẩm gặp núi, vượt lên cao, nếu ở độ cao 250m, nhiệt độ của không khí trong gió là 23,10C thì lên tới độ cao 2600m, nhiệt độ của không khí là bao nhiêu?
- A. 19,50C
- B. 4,50C
- C. 9,00C
- D. 9,50C
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 312514
Trên thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt do đâu?
- A. sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương
- B. bị địa hình bề mặt Trái Đất chia cắt
- C. diện tích của các lục địa và đại dương không đều
- D. tác động các loại gió thổi trên bề mặt Trái Đất
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 312515
Khối khí chí tuyến lục địa kí hiệu là gì?
- A. Tm
- B. Tc
- C. TC
- D. TM
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 312516
Tính giờ và ngày ở Việt Nam, biết rằng ở thời điểm đó, giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31–12.
- A. 6 giờ ngày 31-12
- B. 8 giờ ngày 01-01
- C. 7 giờ ngày 01-01
- D. 7 giờ ngày 31-12
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 312517
Vì sao giữa 2 khối khí chí tuyến và xích đạo không tạo thành frông thường xuyên và rõ nét?
- A. Bởi chúng đều lạnh và có cùng một chế độ gió
- B. Bởi chúng khác nhau về nhiệt độ và có cùng một chế độ gió
- C. Bởi chúng đều nóng và nói chung có cùng một chế độ gió
- D. Bởi chúng đều nóng và có hướng gió khác nhau
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 312518
Tổng lượng nhiệt bức xạ Mặt Trời đến Trái Đất được bề mặt Trái Đất hấp thụ là bao nhiêu?
- A. 47 %
- B. 30 %
- C. 19 %
- D. 4.0 %
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 312519
Đặc điểm của gió tây ôn đới là gì?
- A. Thổi vào mùa hạ, gió nóng và gió ẩm
- B. Thổi vào mùa đông, gió lạnh và ẩm
- C. Thổi quanh năm, độ ẩm rất cao, thường mang theo mưa
- D. Thổi quanh năm, gió lạnh và độ ẩm thấp
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 312520
Thạch quyển bao gồm những thành phần nào sau đây?
- A. phần trên của lớp manti và lớp vỏ Trái Đất
- B. bộ phận vỏ lục địa và vỏ đại dương
- C. lớp vỏ Trái Đất
- D. tầng badan, tầng trầm tích, tầng granit
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 312521
Nguyên nhân chủ yếu nào tạo nên gió mùa?
- A. sự chênh lệch khí áp giữa xích đạo và vùng cận chí tuyến
- B. sự chênh lệch khí áp giữa vùng các chí tuyến và vùng ôn đới
- C. sự chênh lệch khí áp giữa bán cầu bắc và bán cầu Nam theo mùa
- D. sự chênh lệch tỷ áp giữa lục địa và đại dương theo mùa
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 312522
Thủy quyển là lớp nước trên trái đất, bao gồm các thành phần nào?
- A. Nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa, nước trong lòng trái đất
- B. Nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển
- C. Nước trên lục địa, nước trong lòng trái đất, hơi nước trong khí quyển
- D. Nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa, nước trong lòng trái đất, hơi nước trong khí quyển
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 312523
Ở kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa, cây cối hầu như không phát triển, hình thành các hoang mạc, nguyên nhân do đâu?
- A. độ ẩm quá thấp
- B. gió thổi quá mạnh
- C. nhiệt độ quá cao
- D. thiếu ánh sáng
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 312524
Ở mỗi bán cầu, tự vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí ra sao?
- A. Chí tuyến, cực, ôn đới, xích đạo
- B. Cực, chí tuyến, ôn đới, xích đạo
- C. Xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực
- D. Cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 312525
Khối khí có đặc điểm "lạnh" là khối nào?
- A. Khối khí cực
- B. Khối khí ôn đới
- C. Khối khí chí tuyến
- D. Khối khí xích đạo
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 312526
Tại sao các khu khí áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên thế giới?
- A. không khí ở đó loãng, dễ bị lạnh nên hơi nước ngưng tụ sinh ra mưa
- B. không khí ở đó bị đẩy lên cao, hơi nước gặp lạnh ngưng tụ sinh ra mưa
- C. nơi đây nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn nhiệt độ cao nước bốc hơi nhiều sinh ra mưa
- D. nơi đây nhận được lượng ẩm từ các nơi thổi đến mang theo mưa
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 312527
Lớp vỏ Trái Đất có độ dày là bao nhiêu?
- A. Từ 5 đến 50km
- B. Từ 5 đến 60km
- C. Từ 5 đến 70km
- D. Từ 5 đến 80km
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 312528
Trái Đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm những lớp nào?
- A. lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong
- B. lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất
- C. lớp nhân trong, lớp Manti, lớp vỏ lục địa
- D. lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 312529
Khí hậu địa trung hải có đặc điểm gì nổi bật so với các kiểu khí hậu khác?
- A. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất
- B. Lượng mưa trung bình năm nhỏ nhất
- C. Biên độ nhiệt độ giữa các tháng trong năm cao nhất
- D. Mưa tập trung vào mùa đông
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 312530
Biểu hiện rõ rệt nhất của sự vận động theo phương thẳng đứng ở lớp vỏ Trái Đất là gì?
- A. Độ cao của các đỉnh núi tăng lên
- B. Thay đổi mực nước đại dương ở nhiều nơi
- C. Diện tích của đồng bằng tăng lên
- D. Các hiện tượng động đất, núi lửa hoạt động mạnh