Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 138846
Nhờ đặc điểm nào, cacbon là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử?
- A. Vì cacbon có khối lượng nguyên tử là 12 đvC.
- B. Vì chất hữu cơ nào cũng chứa nguyên tử cacbon.
- C. Vì điện tử tự do của cacbon rất linh động có thể tạo ra các loại nối ion, cộng hóa trị và các loại nối hóa học khác.
- D. Vì cacbon có hóa trị 4, có thể có 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố khác.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 138847
Nước có vai trò nào đối với hoạt động sống của tế bào?
1. Bảo vệ cấu trúc của tế bào.
2. Là nguyên liệu oxi hóa cung cấp năng lượng tế bào.
3. Điều hòa nhiệt độ.
4. Là dung môi hòa tan và là môi trường phản ứng của các thành phần hóa học.
5. Là nguyên liệu cho các phản ứng trao đổi chất.
Số đặc điểm đúng là:- A. 2
- B. 1, 3, 4, 5
- C. 1, 3, 4
- D. 3, 4, 5
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 138848
Điều nào sau đây sai khi nói đến các nguyên tố đa lượng?
1. Tế bào cơ thể cần sử dụng một lượng lớn hơn rất nhiều so với các nguyên tố vi lượng.
2. Có vai trò chủ yếu trong xây dựng các cấu trúc tế bào.
3. Là thành phần không thể thiếu trong các hệ enzim quan trọng của tế bào.
4. Phần lớn được tồn tại trong chất nguyên sinh dưới dạng anion và cation.
Đáp án đúng:
- A. 2, 3
- B. 1, 2, 4
- C. 3
- D. 3, 4
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 138849
Điều nào sau đây đúng khi nói đến các nguyên tố vi lượng?
1. Tuy cơ thể cần với một lượng bé nhưng rất thiết yếu.
2. Chiếm tỉ lệ trong khối lượng chất sống nhỏ hơn 0,01%.
3. Là thành phần bắt buộc của hàng trăm hệ enzim quan trọng.
4. Được cơ thể sử dụng dưới dạng ion dương.
Đáp án đúng:
- A. 1, 2
- B. 2, 3
- C. 1, 2, 3, 4
- D. 1, 2, 3
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 138850
Các loại hợp chất được gọi là đại phân tử hữu cơ, vai trò quan trọng đối với tế bào gồm có:
1. Xenlulozo, photpholipit và steroit.
2. Clorophyl, saccarozo và mantozo.
3. Lipit, axit nucleic, protetin và diệp lục.
4. Cacbohidrat, lipit và ARN.
5. Protein và ADN.
Đáp án đúng:
- A. 1, 2, 3
- B. 1, 5
- C. 1, 2, 3, 4, 5
- D. 4, 5
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 138851
Cho các loại đường và tên gọi của chúng:
1. Glucozo a. Đường sữa
2. Fructozo b. Đường mía
3. Galactozo c. Đường quả
4. Saccarozo d. Đường nho
5. Pentozo
Hãy ghép các lựa chọn sau cho đúng?
- A. 1d-2c-4b-5a
- B. 1a-2b-3c-4d
- C. 1d-2c-3a-4b
- D. 1d-2c-3b-4a
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 138852
Điều nào sau đây đúng khi nói đến đường đôi?
1. Là phân tử đường do sự kết hợp của hai phân tử đường đơn.
2. Trong phân tử đường đôi có một liên kết glicozit.
3. Khi tế bào thiếu đường đơn, đường đôi sẽ là nguyên liệu trực tiếp bị oxi hóa để tạo năng lượng.
4. Các đường đôi có tên chung là disaccarit.
5. Sự kết hợp giữa hai phân tử đường đơn sẽ có 3C sẽ tạo ra một phân tử đường đôi 6C.
Đáp án đúng:
- A. 1, 2, 4
- B. 3, 5
- C. 2, 3, 5
- D. 3
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 138853
Loại đường nào sau đây không phải là đường đôi?
1. Lactozo 2. Mantozo 3. Xenlulozo
4. Saccarozo 5. Glicogen 6. Galactozo.
Đáp án đúng:
- A. 1, 2, 4
- B. 3, 5, 6
- C. 2, 3, 5
- D. 3, 4, 5
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 138854
Cacbohidrat có chức năng:
1. Là thành phần cấu trúc của axit nhân.
2. Là nguyên liệu oxi hóa và là chất dự trữ của tế bào.
3. Là thành phần bắt buộc của các enzim quan trọng.
4. Tham gia xây dựng nhiều bộ phận của tế bào.
5. Là chất dự trữ cho tế bào.
Đáp án đúng:
- A. 2, 4, 5
- B. 4, 5
- C. 1, 2, 3, 4, 5
- D. 2, 4
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 138855
Có khoảng bao nhiêu nguyên tố hóa học cần thiết cấu thành các cơ thể sống?
- A. 25
- B. 35
- C. 45
- D. 55
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 138856
Các nguyên tố tham gia cấu tạo các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất là:
- A. C, H, O, N
- B. C, K, Na, P
- C. Ca, Na, C, N
- D. Cu, P, H, N
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 138857
Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở thành phần nào sau đây?
- A. Màng tế bào
- B. Chất nguyên sinh
- C. Nhân tế bào
- D. Nhiễm sắc thể
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 138886
Để cho nước biến thành hơi, phải cần năng lượng:
- A. Để bẻ gãy các liên kết hiđro giữa các phân tử
- B. Để bẻ gãy các liên kết cộng hóa trị của các phân tử nước
- C. Thấp hơn nhiệt dung riêng của nước
- D. Cao hơn nhiệt dung riêng của nước
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 138887
Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, có hiện tượng nước bốc hơi khỏi cơ thể. Điều này có ý nghĩa:
- A. Làm tăng các phản ứng sinh hóa trong tế bào
- B. Tạo ra sự cân bằng nhiệt cho tế bào và cơ thể
- C. Giảm bớt sự tỏa nhiệt từ cơ thể ra môi trường
- D. Tăng sự sinh nhiệt cho cơ thể.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 138888
Hai phân tử đường đơn liên kết nhau tạo phân tử đường đôi bằng loại liên kết nào sau đây?
- A. Liên kết peptit
- B. Liên kết hóa trị
- C. Liên kết glicôzit
- D. Liên kết hiđrô
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 138889
ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là
- A. ađenôzin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.
- B. ađenôzin, đường deôxiribozơ, 3 nhóm photphat.
- C. ađenin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.
- D. ađenin, đường deôxiribozơ, 3 nhóm photphat.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 138890
Tại tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong:
- A. quá trình đường phân.
- B. chuỗi chuyền điện tử.
- C. chu trình Crep.
- D. chu trình Canvin.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 138891
Trong quá trình hô hấp tế bào, giai đoạn tạo ra nhiều ATP nhất là- A. đường phân.
- B. trung gian.
- C. chu trình Crep.
- D. chuỗi truyền electron hô hấp
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 138892
ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì
- A. nó có các liên kết photphat cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.
- B. các liên kết photphat cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá hủy.
- C. nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể.
- D. nó vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 138893
Khâu quan trọng trong quá trình chuyển đổi bằng năng lượng của thế giới sống là các phản ứng
- A. oxi hóa khử.
- B. thủy phân.
- C. C. phân giải các chất.
- D. tổng hợp các chất
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 138894
Đồng hóa là:
- A. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.
- B. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
- C. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
- D. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 138895
Dị hóa là:
- A. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.
- B. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
- C. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạo từ các chất đơn giản.
- D. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 138896
Thành phần cơ bản của enzim là:- A. lipit
- B. axit nucleic
- C. cacbon hidrat.
- D. protein
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 138897
Khi enzim xúc tác phản ứng, cơ chất liên kết với
- A. cofactor
- B. protein
- C. coenzim.
- D. trung tâm hoạt động
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 138898
Tế bào cơ thể điều hòa tốc độ chuyển hóa hoạt động vật chất bằng việc tăng giảm:- A. nhiệt độ tế bào.
- B. độ pH của tế bào.
- C. nồng độ cơ chất.
- D. nồng độ enzim trong tế bào
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 138899
Một trong những cơ chế tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa của tế bào là:- A. xuất hiện triệu chứng bệnh lí trong tế bào.
- B. điều chỉnh nhiệt độ của tế bào.
- C. điều chỉnh nồng độ các chất trong tế bào.
- D. điều chỉnh bằng ức chế ngược
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 138900
Bản chất của hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng:
- A. thủy phân.
- B. oxi hóa khử.
- C. tổng hợp.
- D. phân giải.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 138901
Đường phân là quá trình biến đổi:
- A. glucôzơ.
- B. fructôzơ.
- C. saccarôzơ.
- D. galactozơ
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 138902
Điều nào sau đây là đúng với quá trình đường phân?
- A. Bắt đầu ôxy hóa glucôzơ.
- B. Hình thành một ít ATP, có hình thành NADH.
- C. Chia glucôzơ thành 2 axit pyruvic
- D. Tất cả các điều trên
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 138903
Trong quá trình hô hấp tếbào, năng lượng tạo ra ở giai đoạn đường phân bao gồm:
- A. 1 ATP; 2 NADH.
- B. 2 ATP; 2 NADH.
- C. 3 ATP; 2 NADH.
- D. 2 ATP; 1 NADH
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 138907
Cấu trúc không tìm thấy trong tế bào nhân sơ:
- A. Roi.
- B. Màng sinh chất.
- C. Ti thể.
- D. Riboxom.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 138910
Đặc điểm chung của tế bào:
- A. Kích thước nhỏ hoặc lớn.
- B. Hình dạng có thể giống hoặc khác nhau.
- C. Thành phần chính gồm: màng sinh chất, tế bào chất, nhân (vùng nhân).
- D. Có cấu trúc phức tạp.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 138913
Cấu trúc của lưới nội chất:
- A. Một hệ thống xoang dẹp thông với nhau.
- B. Một hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau.
- C. Một hệ thống ống và xoang dẹp xếp cạnh nhau và tách biệt nhau.
- D. Một hệ thống ống phân nhánh.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 138914
Màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi:
- A. Các phân tử prôtêin và phôtpholipit.
- B. Các phân tử prôtêin và axit nuclêic.
- C. Các phân tử phôtpholipit và axit nuclêic.
- D. Các phân tử prôtêin.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 138917
Những nhận định nào không đúng về ribôxôm:
- A. Được bao bọc bởi màng đơn.
- B. Thành phần hóa học gồm rARN và prôtêin.
- C. Là nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào.
- D. Đính ở lưới nội chất và nằm rải rác trong tế bào.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 138919
Điểm giống nhau về cấu tạo giữa Lizôxôm và không bào:
- A. Bào quan có lớp màng kép bao bọc
- B. Đều có kích thước rất lớn
- C. Được bao bọc chỉ bởi một lớp màng đơn
- D. Đều có trong tế bào của thực vật và động vật
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 138922
Những cấu trúc không có ở Thực vật?
- A. Thành peptiđôglican, trung thể và không bào bé.
- B. Trung thể, bộ máy Gôngi.
- C. Không bào bé, thành peptiđôglican.
- D. Trung thể, thành peptiđôglican.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 138924
Chức năng của thành tế bào:
- A. Bảo vệ tế bào, xác định hình dạng và kích thước tế bào.
- B. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.
- C. Tiếp nhận kích thích từ môi trường.
- D. Nhận biết các tế bào lạ.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 138927
Cấu trúc có mặt trong cả tế bào thực vật, tế bào động vật và tế bào vi khuẩn:
- A. Lưới nội chất và lục lạp.
- B. Màng sinh chất và thành tế bào.
- C. Lưới nội chất và không bào.
- D. Màng sinh chất và ribôxôm.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 138928
Vai trò cơ bản nhất của tế bào chất:
- A. Nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào.
- B. Nơi chứa đựng tất cả thông tin di truyền của tế bào.
- C. Bảo vệ nhân.
- D. Nơi thực hiện trao đổi chất trực tiếp của tế bào với môi trường.