YOMEDIA
NONE

Hai cây phong - Ngữ văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo


Văn bản Hai cây phong là phần đầu của truyện Người thầy đầu tiên, đây là đoạn trích ca ngợi tình cảm thiêng liêng, đó là tình yêu quê hương xứ sở, đồng thời là bài ca về người thầy chân chính. Để hiểu hơn về câu chuyện này Học247 mời các em cùng tham khảo bài học Hai cây phong chi tiết dưới đây nhé!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Chuẩn bị đọc

a. Tác giả, tác phẩm:

* Tác giả:

- Tác giả - Ai-ma-tốp (1928 – 2008)

- Là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, xuất thân trong một gia đình viên chức.

- Được giải thưởng Lê-nin (1961).

- Viết văn bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Nga.

* Tác phẩm:

- Tác phẩm rút từ tập “Núi đồi và thảo nguyên”.

- Văn bản là phần đầu của truyện “Người thầy đầu tiên".

- Tóm tắt: Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi. Phía trên làng, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong to lớn. Hai cây phong hùng vĩ như những ngọn hải đăng trên núi, như biểu tượng của tiếng nói riêng, tâm hồn riêng của làng. Năm học cuối, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim, leo lên hai cây phong cao vút để thấy bao vùng đất chưa từng biết và những con sông chưa từng nghe. Thuở ấy, nhân vật “tôi” chỉ cảm nhận sự gắn bó tuổi thơ mình với hai cây phong được gọi là “Trường Đuy-sen”.

b. Đại ý:

Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu sắc gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku-ku-rêu.

c. Bố cục: 

- Gồm 2 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu… "gương thần xanh"): Hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật “tôi”.

+ Phần 2 (Còn lại): Kí ức tuổi thơ về hai cây phong.

1.2. Trải nghiệm cùng văn bản

a. Hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật tôi:

- Giới thiệu làng Ku-ku-rêu:

+ Nằm ven chân núi.

+ Trên một cao nguyên rộng.

+ Phía dưới là thung lũng, thảo nguyên, con đường sắt.

→ Liệt kê.

→ Vùng quê có phong cảnh hùng vĩ nhưng cũng rất nên thơ.

→ Tình cảm yêu mến tự hào của nhà văn với quê hương.

- Hình ảnh hai cây phong:

+ Vị trí: Phía trên làng, giữa một ngọn đồi, hai cây phong hiện ra hệt như ngọn hải đăng đặt trên núi.

→ So sánh.

→ Hình ảnh hai cây phong là tín hiệu dẫn về làng.

+ Đặc điểm:

  • Có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng, cất lên những lời ca êm dịu.
  • Nhiều cung bậc khác nhau: làn sóng thủy triều vỗ vào cát, tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm, tiếng thở dài - thương tiếc người nào đó, ngọn lửa bốc cháy rừng rực.

→ So sánh, liệt kê, nhân hóa.

→ Hai cây phong có đời sống tâm hồn, sức sống mãnh liệt.

b. Kí ức tuổi thơ về hai cây phong:

- Bọn trẻ:

+ Trước khi nghỉ hè... chạy lên phá tổ chim.

+ Reo hò, huýt còi ầm ĩ, chạy lên đồi...

+ Leo lên cao, cao nữa...

+ Bỗng như có phép thần thông...

→ Kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên, trí tưởng tượng phong phú.

→ Bất ngờ, lạ lùng trước cảnh đẹp quê hương.

- Hình ảnh làng quê:

+ Miêu tả trực tiếp:

  • Đất rộng bao la... chuồng ngựa như một căn nhà xếp...
  • Thảo nguyên... làn sương mờ đục... bao vùng đất mới...
  • Dòng sông lấp lánh... như những sợi chỉ bạc mỏng manh...
  • Mảnh đất chưa hề biết đến, những con sóng chưa từng nghe.

→ So sánh, nhân hóa, liệt kê.

→ Bức tranh quê khoáng đạt, thơ mộng, đầy màu sắc, âm thanh, ánh sáng...

→ Tình yêu quê hương của nhà văn.

+ Miêu tả gián tiếp qua tâm trạng:

  • Chúng tôi sửng sốt, nín thở ngồi lặng đi...
  • Ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió.
  • Tôi lắng nghe tim đập rộn ràng.

→ Tâm trạng ngạc nhiên, xúc động, ngây ngất.

→ Khao khát chinh phục, khám phá thế giới.

1.3. Tổng kết

* Về nội dung:

- Truyện gây xúc động với người đọc ở tình yêu quê hương sâu sắc qua hình tượng hai cây phong và câu chuyện về thầy Đuy-sen, người đã vun trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình.

- Hai mạch kể lồng ghép.

* Về nghệ thuật:

- Thứ tự kể đan xen giữa quá khứ và hiện tại

- Cách dẫn truyện khéo léo, tinh tế.

- Kết hợp hài hòa với các yếu tố miêu tả và biểu cảm, trong khi miêu tả có sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa.

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy lập dàn ý cho bài văn phân tích về văn bản Hai cây phong.

a. Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ lại văn bản Hai cây phong để nắm được nội dung chính và lập được dàn ý đầy đủ.

- Dàn ý đi theo 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài đầy đủ.

b. Lời giải chi tiết:

a. Mở bài:

- Khái quát về Ai-ma-top: Ông là nhà văn Cư- rơ-gư-xtan. Ông viết nhiều về vùng đồi núi quê hương mình.

- Văn bản Hai cây phong là phần đầu của truyện Người thầy đầu tiên, đây là đoạn trích ca ngợi tình cảm thiêng liêng, đó là tình yêu quê hương xứ sở, đồng thời là bài ca về người thầy chân chính.

b. Thân bài:

* Hình ảnh hai cây phong:

- Hai cây phong nằm ở trên đồi như ngọn hải đăng trên núi.

- Ai đến làng cũng đều thấy chúng trước tiên ⇒ Là dấu hiệu để nhận ra làng.

⇒ Phép so sánh chỉ giá trị tín nhiệm của hai cây phong. Khẳng định giá trị không thể thiếu đối với những người đi xa, thể hiện niềm tự hào về hai cây phong.

- Hai cây phong ấy cũng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng: tiếng rì rào nhiều cung bậc khác nhau.

- Hai cây phong gắn bó với sự sống, với con người: nơi giúp bọn trẻ thấy một “thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”, nhìn ra vẻ đẹp mới và khơi gợi khát vọng khám phá miền đất lạ.

- Hai cây phong là nhân chứng cho hành động và tình cảm của thầy Đuy-sen.

- Cảnh trèo lên hai cây phong cho ta thấy đây là nơi hội tụ niềm vui, mở rộng chân trời hiểu biết, nơi khắc ghi những biến cố của làng.

⇒ Hình ảnh hai cây phong được xem là dấu ấn của làng đã in sâu vào trong trái tim, khối óc và trở thành một phần máu thịt của người đi xa.

* Hình ảnh con người:

- Nhân vật “tôi” có tình cảm đặc biệt, yêu mến hai cây phong.

- Có một nỗi nhớ mãnh liệt với hai cây phong.

- Có trí tưởng tượng rất phong phú, tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên và làng quê.

⇒ Con người đã khắc họa lên một bức tranh thiên nhiên đậm chất hội họa được khám phá từ điểm nhìn trên hai cây phong - là những kỉ niệm tuổi thơ cho tình yêu yêu quê hương của những đứa trẻ.

- Hai cây phong gắn với câu chuyện về thầy Đuyn-sen đã vun trồng ước mơ hi vọng cho những người học trò nghèo: Thầy đã trồng 2 cây phong với hi vọng các thế hệ trẻ được học hành, có khát vọng lớn và trở thành người hữu ích.

c. Kết bài:

- Khái quát giá trị nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích: Cách lựa chọn ngôi kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo, sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc, những liên tưởng tác bạo đầy chất thơ.

- Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku- ku-rêu.

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nắm vững nội dung, ý nghĩa của bài Hai cây phong.

+ Cảm nhận được hình ảnh hai cây phong gắn liền với tên tuổi của thầy Đuy-sen.

Soạn bài Hai cây phong

Bài học Hai cây phong mang đến cho người đọc biết về câu chuyện hình ảnh hai cây phong, Ai-ma-tốp gợi lên trong lòng người đọc về suối nguồn của tình yêu với quê hương, đất nước thật giản dị, sâu sắc mà cảm động biết bao. Để làm phong phú thêm kiến thức của bản thân, mời các em cùng tham khảo bài soạn tại đây:

Hỏi đáp bài Hai cây phong Ngữ văn 6

Trong quá trình tìm hiểu bài học này, nếu có bất cứ khó khăn gì các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

Một số bài văn mẫu về văn bản Hai cây phong

Văn bản Hai cây phong giúp chúng ta hiểu rằng nỗi nhớ và cảm xúc cùng thế giới tuổi thơ vẫn đọng lại nguyên vẹn trong hai cây phong ấy chính là tình yêu quê hương da diết. Để hiểu hơn về văn bản này, mời các em cùng tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON