Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 11 KNTT Bài 7 Sulfur và sulfur dioxide môn Hoá học lớp 11 giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 42 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Trong công nghiệp, sulfur là nguyên liệu ban đầu, còn sulfur dioxide là hợp chất trung gian trong quá trình sản xuất sulfuric acid. Bên cạnh đó, sulfur dioxide cũng là một tác nhân gây ô nhiễm không khí.
Vậy, tính chất cơ bản của sulfur, sulfur dioxide là gì và làm thế nào để giảm thiểu tác hại của sulfur dioxide với môi trường?
-
Giải Câu hỏi 1 trang 43 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Kể tên một số ứng dụng thực tiễn của quặng pyrite, thạch cao, sulfuric acid mà em biết.
-
Hoạt động 1 trang 43 SGK Hoá học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Viết cấu hình electron của nguyên tử S (Z = 16) và biểu diễn sự phân bố electron vào các ô orbital.
-
Hoạt động 2 trang 43 SGK Hoá học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Dựa vào cấu hình electron và độ âm điện của nguyên tử S, hãy đưa ra dự đoán về:
a) Số oxi hoá thấp nhất, cao nhất của nguyên tử S trong hợp chất.
b) Tính oxi hoá, tính khử của sulfur.
-
Giải Câu hỏi 2 trang 43 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Trong tinh thể sulfur, các phân tử S8 tương tác với nhau bằng lực van der Waals yếu. Hãy dự đoán về nhiệt độ nóng chảy (cao hay thấp) của đơn chất sulfur.
-
Thí nghiệm trang 44 SGK Hoá học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Sulfur tác dụng với sắt (iron)
Chuẩn bị: bột sulfur, bột iron, ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, bông.
Tiến hành:
- Trộn đều bột sulfur với bột iron theo tỉ lệ khối lượng khoảng 1: 1,5.
- Lấy khoảng 2 g hỗn hợp vào ống nghiệm khô chịu nhiệt, dùng bông nút miệng ống nghiệm.
- Hơ nóng đều nửa dưới ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó đun tập trung vào phần chứa hỗn hợp.
Quan sát, mô tả hiện tượng và thực hiện yêu cầu sau:
Dự đoán sản phẩm tạo thành sau thí nghiệm, viết phương trình hoá học của phản ứng và xác định chất oxi hoá, chất khử.
-
Thí nghiệm trang 45 SGK Hoá học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Sulfur tác dụng với oxygen
Chuẩn bị: bột sulfur, bình khí oxygen; muôi sắt, đèn cồn, nút cao su.
Tiến hành:
- Lấy một ít bột sulfur vào muối sắt (đã cắm xuyên qua nút cao su).
- Hơ nóng muôi sắt trên ngọn lửa đèn cồn đến khi sulfur nóng chảy và cháy một phần trong không khí.
- Đưa nhanh muôi sắt vào bình khí oxygen.
Quan sát và thực hiện các yêu cầu:
1. Viết phương trình hoá học và xác định chất oxi hoá, chất khử.
2. Nhận xét mức độ phản ứng cháy của sulfur trong không khí và trong khí oxygen.
-
Giải Câu hỏi 3 trang 45 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Trong phản ứng của sulfur với hydrogen, nhôm (aluminium), thuỷ ngân (mercury) và fluorine, hãy xác định sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tử các nguyên tố. Sulfur là chất oxi hoá hay chất khử?
-
Hoạt động trang 45 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Sưu tầm thông tin và trình bày về ứng dụng của một hợp chất có chứa nguyên tố sulfur trong thực tiễn.
-
Hoạt động 1 trang 46 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Sulfur dioxide là oxide acid (acidic oxide). Viết phương trình hoá học minh hoạ.
-
Hoạt động 2 trang 46 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Dựa vào số oxi hoá của sulfur trong hợp chất sulfur dioxide, hãy dự đoán tính oxi hoá, tính khử của sulfur dioxide.
-
Giải Câu hỏi 4 trang 46 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Hãy xác định sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tử các nguyên tố và vai trò của sulfur dioxide trong phản ứng của sulfur dioxide với hydrogen sulfide và nitrogen dioxide.
-
Giải Câu hỏi 5 trang 47 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT
a) Trình bày ứng dụng của sulfur dioxide. Giải thích.
b) Kể tên một số nguồn phát thải sulfur dioxide vào khí quyển. Em hãy đề xuất một số biện pháp nhằm cắt giảm sự phát thải đó.
-
Em có thể trang 47 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức - KNTT
- Giải thích được quá trình hình thành mưa acid từ sulfur dioxide.
- Đề xuất được một số biện pháp để cắt giảm sự phát thải sulfur dioxide vào khí quyển.