YOMEDIA
NONE

Công nghệ 6 Bài 20: Thực hành: Trộn hỗn hợp nộm rau muống


Ở bài học trước các em đã được tìm hiểu về quy trình và cách thực hiện một số thao tác cơ bản để chế biến món trộn dầu giấm rau xà lách. Nội dung bài học mới sẽ giúp chúng ta tiếp tục thực hành thêm về một phương pháp trộn hỗn hợp, đó là món nộm rau muống- một loại salad cung cấp cả đạm động vật lẫn thực vật, cùng rất nhiều vitamin cho con người. Mời các em cùng tìm hiểu Bài 20: Thực hành: Trộn hỗn hợp nộm rau muống

ATNETWORK
 

Tóm tắt lý thuyết

I. Nguyên liệu và dụng cụ cần thiết.

1. Nguyên liệu

  • Rau muống (2 bó)

  • Tôm 100g

  • Thịt nạc 50g

  • Hành khô 5 củ

  • Chanh, tỏi, ớt

  • Đường

  • Nước mắm

  • Giấm

  • Lạc 50g

  • Rau thơm

2. Dụng cụ

  • Bộ dụng cụ cắt tỉa và trang trí món ăn, bát, thìa, đũa

II. Quy trình thực hiện.

1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị   

  • Rau muống: nhặt bỏ lá, cọng già, cắt khúc 15cm, chẻ nhỏ, ngâm nước

  • Tôm: rửa sạch. Đun sôi  bát nước cho vào luộc chín, bóc vỏ, chẻ đôi theo chiều dọc (nếu tôm nhỏ để nguyên con, rút chỉ bỏ đất trên sống lưng), sau đó ngâm vào nước mắm pha chanh + tỏi+ ớt cho ngấm gia vị

  • Thịt: rửa sạch, cho vào luộc, thái lát mỏng, ngâm vào nước mắm cùng với tôm

  • Hành khô: bóc vỏ, rửa sạch, cát lát mỏng, ngâm giấm cho bớt cay nồng

  • Rau thơm: nhặt rửa sạch, cắt nhỏ

2. Giai đoạn 2: Chế biến 

a. Làm nước trộn nộm:

  • Tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn cùng với ớt

  • Chanh gọt vỏ, tách từng múi, nghiền nát

  • Trộn chanh + tỏi+ ớt+ đường giấm khuấy đều, chế nước mắm vào từ từ, nếm đủ vị chua, cay, mặn, ngọt (vị mặn hơi dậm)

b. Trộn nộm

  • Vớt rau muống, vẩy ráo nước. Vớt hành, để ráo

  • Trộn đều rau muống và hành, cho vào đĩa, xếp thịt và tôm lên trên, sau đó rưới đều nước trộn nộm

  • Chú ý: Có thể thay thế nguyên liệu rau muống bằng nguyên liệu su hào, cà rốt, đu đủ tuỳ theo thời điểm và điều kiện địa phương cho phù hợp

3. Giai đoạn 3: Trình bày

  • Rải rau thơm và lạc lên trên đĩa nộm, cắm ớt tỉa hoa lên trên cùng, khi ăn trộn đều

4. Yêu cầu kỹ thuật  

  • Rau còn tươi

  • Có vị chua ngọt, vừa ăn .

  • Có mùi thơm đặc trưng .

  • Trông đẹp, hấp dẫn .

   

Lời kết

Sau khi học xong bài Thực hành: Trộn hỗn hợp nộm rau muống, các em cần ghi nhớ những nội dung chính sau đây:

  • Hiểu được cách làm nộm rau muống.

  • Nắm vững qui trình thực hiện món này.

  • Có kĩ năng vận dụng để chế biến được những món ăn có yêu cầu kỹ thuật tương tự.

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 6 Bài 20 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 20 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.

Nếu các em có thắc mắc về các nội dung của bài học thì nhớ đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp để được hỗ trợ.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học trước:

>> Bài trước: Bài 19: Thực hành: Trộn dầu giấm rau xà lách

>> Bài sau: Bài 21: Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình

Chúc các em học tốt!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON