Bài tập 25.8 trang 68 SBT Vật lý 8
Thả một miếng nhôm được đun nóng vào nước lạnh. Câu mô tả nào sau đây trái với nguyên lí truyền nhiệt?
A. Nhôm truyền nhiệt cho nước tới khi nhiệt độ của nhôm và nước bằng nhau.
B.Nhiệt năng của nhôm giảm đi bao nhiêu thì nhiệt năng của nước tăng lên bấy nhiêu.
C. Nhiệt độ của nhôm giảm đi bao nhiêu thì nhiệt độ của nước tăng lên bấy nhiêu
D. Nhiệt lượng do nhôm tỏa ra bằng nhiệt lượng do nước thu vào.
Hướng dẫn giải chi tiết
Chọn C
Vì sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại, nhiệt độ cuối cùng của nhôm với nước bằng nhau nên C sai.
-- Mod Vật Lý 8 HỌC247
-
Tính nhiệt lượng cần nhận thêm để làm cho nồi nước nóng lên từ 30⁰C đến 100⁰C ?
bởi Dell dell 17/10/2018
Bài 1: Một nồi nhôm khối lượng 0,4 kg đựng 0,2 kg nước được đun trên bếp. Hỏi nồi cần nhận nhiệt lượng bao nhiêu để làm cho nồi nước nóng lên từ 30⁰C đến 100⁰C.
Bài 2: Một hỗn hợp gồm ba chất lỏng không có tác dụng hoá học với nhau có khối lượng lần lượt là m1 = 1 kg, m2 = 2 kg, m3 = 3 kg. Biết nhiệt dung riêng và nhiệt độ của chúng lần lượt là:
c1 = 2000 J/kg.K, t1 = 10⁰C, c2 = 4000 J/kg.K, t2 = 10⁰C,
c3 = 3000 J/kg.K, t3 = 50⁰C.
Tìm:
a. Nhiệt độ hỗn hợp khi cân bằng nhiệt.
b. Nhiệt lượng để làm nóng hỗn hợp từ điều kiện ban đầu đến 30⁰C.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính nhiệt độ của nước và bình khi cân bằng nhiệt ?
bởi thúy ngọc 31/12/2018
Một cái bình bằng đồng có k/l bằng 120g chứa 0,8 lít nước ở nhiệt độ \(18^0C\)người ta thả vào bình nước một thời chỉ có k/l 450g và nhiệt độ \(95^0C\) . Tính nhiệt độ của thời chi , nước và bình khi cân bằng nhiệt .Cho biết NRR của nước là 4200J/kg.K, của chi là 130J/Kg.K , của đồng là 380 J/Kg.K
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính nhiệt lượng mà cơ thể ta hấp thụ khi uống 0,5 lít nước ở nhiệt độ 60⁰C ?
bởi Lê Minh Bảo Bảo 19/01/2019
Bài 1: Một thỏi đồng 450g được đun nóng đến 230⁰C rồi thả vào chậu nhôm khối lượng 200g chứa nước cùng ở nhiệt độ 25⁰C. Khi cân bằng nhiệt nhiệt độ là 30⁰C. Tìm khối lượng nước trong chậu. Biết nhiệt dung riêng của đồng, nhôm, nước lần lượt là:
c1 = 3805 J/kg.K; c2 = 880 J/kg.K; c3 = 4200 J/kg.K.
Bài 2: Phải pha trộn bao nhiêu nước ở 80⁰C vào nước ở 20⁰C để được 90kg nước ở 60⁰C. Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.
Bài 3: Tính nhiệt lượng mà cơ thể ta hấp thụ khi uống 0,5 lít nước ở nhiệt độ 60⁰C. Nhiệt độ cơ thể là 37⁰C.
Theo dõi (0) 38 Trả lời -
Tính nhiệt lượng mà nước thu vào ?
bởi Thuy Kim 19/01/2019
Người ta thả 1 miếng đồng có khối lượng 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 80oC xuống 20oC. Hỏi nước nhận được 1 nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nước nóng lên thêm bao nhiêu độ? Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380j/kg.K, của nước là 4200j/kg.K
Theo dõi (0) 35 Trả lời -
Tính nhiệt lượng cần thiết để đun nồi nước ?
bởi Đan Nguyên 21/01/2019
Một nồi đồng có khối lượng 200g chứa 3l nước. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun nồi nước này từ 20 độ c đến khi nước sôi. Nhiệt dung riêng của nước 4200J/kg. K
Giúp mình với t2 thi r
Theo dõi (0) 39 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 25.6 trang 68 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.7 trang 68 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.9 trang 68 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.10 trang 68 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.11 trang 69 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.12 trang 69 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.13 trang 69 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.14 trang 69 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.15 trang 70 SBT Vật lý 8
Bài tập 25.16 trang 70 SBT Vật lý 8