Hướng dẫn giải bài tập SGK Vật lí 11 Kết Nối Tri Thức Bài 1 Dao động điều hoà giúp các em dễ dàng nắm được bài hơn và sẽ có phương pháp học tập hiểu quả hơn.
-
Khởi động trang 6 SGK Vật lí 11 Kết nối tri thức – KNTT
Trong cuộc sống hằng ngày và trong kĩ thuật ta thường gặp những vật dao động, ví dụ như dây đàn ghi ta rung động, chiếc đu đung đưa, pít-tông chuyển động lên xuống trong xi lanh của động cơ,... Chuyển động của những vật này được gọi là dao động cơ. Vậy dao động cơ có những đặc điểm gì chung?
-
Hoạt động trang 6 SGK Vật lí 11 Kết nối tri thức – KNTT
Treo một vật nhỏ, nặng vào đầu tự do của một lò xo nhẹ (Hình 1.1a) hoặc một dây nhẹ không dãn ta có con lắc lò xo hoặc con lắc đơn (Hình 1.1b).
Hình 1.1. Con lắc lò xo và con lắc đơn
1. Xác định vị trí cân bằng của vật.
2. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng rồi thả ra cho chuyển động. Quan sát chuyển động của mỗi vật và cho nhận xét về đặc điểm chung của chúng.
-
Giải Câu hỏi trang 6 SGK Vật lí 11 Kết nối tri thức – KNTT
Nêu những ví dụ về dao động cơ mà em biết.
-
Giải Câu hỏi trang 7 SGK Vật lí 11 Kết nối tri thức – KNTT
Một vật dao động điều hoà có phương trình \(x = 2\cos (4\pi t + \frac{\pi }{2})(cm)\)
Hãy xác định:
a) Biên độ và pha ban đầu của dao động.
b) Pha và li độ của dao động khi t=2(s)
-
Hoạt động trang 8 SGK Vật lí 11 Kết nối tri thức – KNTT
Đồ thị li độ - thời gian của một con lắc đơn dao động điều hoà được mô tả trên Hình 1.3.
Hình 1.3
1. Hãy mô tả dao động điều hoà của con lắc đơn.
2. Xác định biên độ và li độ của con lắc ở các thời điểm t = 0, t = 0,5s, t = 2,0s.
-
Giải Câu hỏi trang 8 SGK Vật lí 11 Kết nối tri thức – KNTT
Pít-tông của một động cơ đốt trong dao động trên một đoạn thẳng dài 16 cm và làm cho trục khuỷu của động cơ quay đều (Hình 1.5). Xác định biên độ dao động của một điểm trên mặt pít-tông.
Hình 1.5