Đánh nhau với cối xay gió là một đoạn trích hay trong chương trình Ngữ văn lớp 8 được trích ra từ tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê của nhà văn Xéc-van-tét là một câu chuyện thú vị và đầy ấn tượng. Để hiểu hơn về câu chuyện ấy, Học 247 mời các em học sinh tham khảo tài liệu phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió dưới đây. Chúc các em có thêm nhiều điều hay và bổ ích từ tài liệu.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu Đánh nhau với cối xay gió
- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích
- Khái quát chung
- Tóm tắt: Đôn Ki-hô-tê mong muốn trở thành hiệp sĩ nên đã cùng Xan-chô Pan-xa đi phiêu lưu khắp nơi, trừ gian diệt ác. Trên đường đi, đến cánh đồng Môn-ti-en, hai thầy trò gặp những chiếc cối xay gió. Mặc cho Xan-chô Pan-xa khuyên can, xong Đôn ki-hô-tê vẫn cho rằng trước mặt là những tên khổng lồ xấu xa. Đôn ki-hô-tê lăm lăm ngọn giáo, cầu xin tình nương trợ giúp, một mình một ngựa xông vào chiếc cối xay gió gần nhất, phóng giáo đâm vào cánh quạt. vừa lúc gió nổi lên, cánh quạt hất chàng hiệp sĩ ngã lộn xuống đất, ngọn giáo gẫy tan tành. Xan-chô chạy đến cứu chủ. Đôn ki-hô-tê rất đau nhưng không hé răng kêu ca vì sách viết rằng không được phép rên la. Đôn ki-hô-tê giải thích lí do bại trận của mình là do pháp sư Phơ-re-xtôn thù nghịch gây ra nhưng vẫn tự tin mình sẽ chiến thắng. Hai thầy trò tiếp tục lên đường tìm kiếm những cuộc phiêu lưu mới.
- Ý nghĩa đoạn trích: Qua hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa, tác giả đã cho ta thấy rõ hai tính cách trái ngược nhau nhưng cần thiết bổ sung cho nhau → sống phải có lý tưởng, anh hùng, bình tĩnh, thực tế nhưng không thực dụng
- Nội dung cần làm rõ:
- Nhân vật Đôn Ki-hô-tê
- Người gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi con ngựa còm, mà mê sách kiếm hiệp à đi làm hiệp sĩ
- Mục đích chiến đầu: trừ gian diệt ác: Tưởng những chiếc cối xay gió là những tên khổng lồ quỉ quái, hung ác
- Chiến đấu kiên cường, dũng cảm: một mình một ngựa, một cây giáo xông thẳng vào lũ khổng lồ ….
- Sau trận đánh với cối xay gió, dù thất bại nhưng Đôn Ki-hô-tê vẫn ngoan cố, chịu đau đớn nhưng không hề rên la, coi thất bại chẳng đâu vào đâu.
- Trong cuộc sống: Đôn Ki-hô-tê không quan tâm đến nhu cầu sống hằng ngày, không ăn ngủ, thức suốt đêm để nghĩ tới tình nương
- → Lý tưởng cao đẹp, giàu lòng nhân ái nhưng hành động mù quáng, rời xa thực tế
- Nhân vật Xan-chô Pan-xa:
- Ngoại hình: béo, cưỡi lừa mập lùn
- Đầu óc tỉnh táo, và sống thực tế:
- Luôn làm theo sở thích, thích lợi ích thực tế và tránh xa nguy hiểm
- Là nhân vật có đầu óc thực tế, tỉnh táo, nhìn rõ và phán đoán mọi vật chính xác dựa vào thực tế.
- Xan-chô Pan-xa: là người bình tĩnh, thực tế và luôn tỉnh táo trước mọi việc
- Nhân vật Đôn Ki-hô-tê
- Nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống nhân vật tương phản
- Kể chuyện hài hước
- Tình huống buồn cười
c. Kết bài
- Nêu nhận xét, đánh giá, cảm nhận về đoạn trích
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của bản thân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích đoạn trích đánh nhau với Cối xay gió của Xéc-van-tét
Gợi ý làm bài
Bài văn mẫu 1:
Xéc-van-tét là nhà văn Tây Ban Nha, ông sống một cuộc đời âm thầm vất vả cho đến khi ông cho ra đời bộ tiểu thuyết có tên “Đôn ki hô tê”. Văn bản đánh nhau với cối xay gió được trích trong tiểu thuyết này. Qua đoạn trích ta thấy rõ tài năng trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn ki hô tê và Xan-chô Pan–xa tương phản về mọi mặt. Bức chân dung của hai nhân vật mỗi lúc được hiện lên một cách rõ nét hơn từ quan niệm hành động đến những ước mơ và cách nhìn nhận về cuộc sống.
Trước tiên nhân vật Đôn ki-hô-tê là một nhân vật chính xuất thân là một gia đình quý tộc đã đứng tuổi dáng hình gầy gò hốc hác cao lêu khêu như cây gậy. Trang phục của hắn cũng như trang phục của những người hiệp sĩ thời trung cổ khác, cưỡi trên lưng một con ngựa gậy bên hông đeo một thanh gươm cổ và một tấm khiên rỉ. Dường như hắn đã đọc quá nhiều chuyện kiếm hiệp thế nên cách quan sát và nhận diện của hắn có phần hơi ảo tưởng hắn đã tưởng những chiếc cối xay gió chính là những kẻ khổng lồ và hắn còn cho rằng đây là vận may đến với hắn. Hắn mang mộng sẽ quét tất cả những gã này khỏi trái đất sẽ đánh cho chúng một trận tơi tả. Qua đó ta thấy được hình tượng nhân vật hiện lên bước đầu khá ấn tượng về một anh chàng không mấy thông minh và có phần hơi ngớ ngẩn. Từ đó ta thấy được cách kể chuyện của tác giả cũng mang rất nhiều tính hài hước nhưng vẫn khiến cho người đọc hồi hộp chờ xem kết quả của trận đấu sẽ thảm hại như thế nào. Và kết quả cũng đúng như dự đoán của chúng ta đó là chiếc giáo gãy tan tành kéo theo cả người và ngựa ngã văng ra xa.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Còn một người thì sống rất thực tế, nhìn cối xay gió là cối xay gió, bị một cái gai đâm có thể kêu đau ngay. Anh ta luôn nghĩ đến ăn uống, rất thoải mái khi ngồi ăn trên mình con lừa và ngủ một mạch từ tối đến sáng không nghĩ gì cả, có chăng là hơi buồn vì bầu nượu bị vơi đi. Về quan niệm sống và hành động: Một người thì sống có lí tưởng, hoài bão lớn, cứu khổ phò nguy, trừ ác, hiên ngang, gan dạ, chấp nhận gian nguy, hành động theo đúng bài bản, sách vở của người hiệp sĩ, nhưng điên rồ, hoang tưởng. Còn một người thì tỉnh táo, tự nhiên thoải mái, suy nghĩ sáng suốt, thiết thực nhưng lại nhát sợ, tránh nguy hiểm, đau đớn, thiển cận và vụ lợi.
Nói rằng sự tương phản bề ngoài có vẻ đối lập với nhau, nhưng lại bổ sung cho nhau, vì tách riêng ra mỗi tính cách đều phiến diện, lệch lạc hoặc cực đoan thoái quá, không thể tồn tại trước những thử thách lớn.
Nếu đi với nhau, hai tính cách sẽ bổ sung cho nhau, hạn chế được nhược điểm, phát huy được ưu điểm, trở thành sự toàn vẹn của con người trong suy nghĩ và hành động. Vì vậy mà hai người sống với nhau rất hoà thuận, khắng khít, luôn bên nhau suốt những chặng đường gian khổ.
Trên đây, là tài liệu bài văn mẫu, sơ đồ tư duy và dàn ý chi tiết cho đề tài Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió. Mong rằng, tài liệu này đã giúp các em hệ thống được các kiến thức trọng tâm của bài học, hiểu rõ hơn về tính cách cặp tương phản Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa. Chúc các em học bài Đánh nhau với cối xay gió tốt hơn với tài liệu trên.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)