Cùng HOC247 ôn tập các kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới trong tài liệu Tổng ôn Đặc điểm tự nhiên của Việt Nam về vị trí địa lý môn Địa Lý 8 năm 2021. Mời các em cùng tham khảo!
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA VIỆT NAM VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
A. LÝ THUYẾT
1. Vị trí và giới hạn
a) Vùng đất
- Tọa độ địa lí:
+ Cực Bắc: 23o23’B và 105o20’Đ
+ Cực Nam: 8o34’B và 104o40’Đ
+ Cực Đông: 12o40’B và 109o24’Đ
+Cực Tây: 22o22’B và 102o09’Đ
- Diện tích đất tự nhiên bao gồm đất liền và hải đảo có diện tích là 331212 km2 (năm 2006).
b) Vùng biển
- Phần biển có diện tích khoảng 1 triệu km2.
- Có nhiều đảo và quần đảo, trong đó có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.
c) Vùng trời
- Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta.
d) Đặc điểm của vị trí địa lí về mặt tự nhiên
- Nằm trong vùng nội chí tuyến.
- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
2. Đặc điểm lãnh thổ
a) Phần đất liền
- Phần đất liền kéo dài 150 vĩ tuyến và hẹp ngang.
- Việt Nam có đường biển dài 3260 km hợp với hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền.
b) Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rất rộng về phía đông và đông nam với rất nhiều đảo và quần đảo.
B. BÀI TẬP VÍ DỤ
Căn cứ vào hình 24.1 (SGK trang 87) tính khoảng cách (kilômét) từ Hà Nội tới thủ đô các nước Phi-lip-pin, Bru-nây, Xin-ga-po, Thái Lan.
Phương pháp
- Xem tỉ lệ bản đồ -> 1cm trên bản đồ = ... cm trong thực tế.
- Sử dụng thước đo khoảng cách từ Hà Nội đến các TP trên bản đồ.
- Khoảng cách thực tế = kết quả đo được nhân với ...cm trong thực tế.
Chú ý: Nên đổi cm sang km để kết quả ngắn gọn hơn.
Lời giải
Cách tính:
- Xem tỉ lệ bản đồ ở góc trái hình 24.1 là 1:30.000.000 -> 1cm trong bản đồ = 30.000.000cm trên thực tế.
- Đổi 30.000.000cm = 300km -> 1cm trong bản đồ tương ứng với 300km trên thực tế.
- Sử dụng thước để đo khoảng cách từ Hà Nội đến các TP trên bản đồ.
-> Kết quả:
Khoảng cách (kilômét) từ Hà Nội tới thủ đô các nước Phi-lip-pin, Bru-nây, Xin-ga-po, Thái Lan:
- Hà Nội – Ma-ni-la (Phi-lip-pin): 5,4cm trên bản đồ -> 1620 km
- Hà Nội – Ban-đa Xê -ri Bê-ga-oan (Bru-nây): 6,4cm trên bản đồ ->1920 km
- Hà Nội – Xin-ga-po: 6,9 cm trên bản đồ ->2070 km
- Hà Nội – Băng Cốc (Thái Lan): 3,2cm trên bản đồ -> 960 km
C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Điểm cực Bắc phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào
A. Điện Biên
B. Hà Giang
C. Khánh Hòa
D. Cà Mau
Đáp án: B. Hà Giang
Giải thích: Điển cực Bắc của nước ta có tọa độ 23o23’B và 105o20’Đ thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Câu 2: Điểm cực Đông phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào
A. Điện Biên
B. Hà Giang
C. Khánh Hòa
D. Cà Mau
Đáp án: C. Khánh Hòa
Giải thích: Điển cực Đông của nước ta có tọa độ 12o40’B và 109o24’Đ thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
Câu 3: Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài khoảng bao nhiêu vĩ độ
A. 15o vĩ tuyến
B. 16o vĩ tuyến
C. 17o vĩ tuyến
D. 18o vĩ tuyến
Đáp án: 15o vĩ tuyến
Giải thích: Điển cực Bắc của nước ta có tọa độ 23o23’B và 105o20’Đ; điểm cực Nam có tọa độ 8o34’B và 104o40’Đ
Câu 4: Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng
A. 300 nghìn km2
B. 500 nghìn km2
C. 1 triệu km2
D. 2 triệu km2
Đáp án: C. 1 triệu km2
Câu 5: Đặc điểm của vị trí của Việt Nam về mặt tự nhiên
A. Nằm trên tuyến đường hàng hải, hàng không quan trọng của thế giới.
B. Nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đây là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất trên thế giới.
C. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
D. Nằm trên các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á
Đáp án: C. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
Câu 6: Đặc điểm nào của vị trí của Việt Nam về mặt tự nhiên làm cho khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới:
A. Nằm trong vùng nội chí tuyến.
B. Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.
C. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
D. Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
Đáp án: A. Nằm trong vùng nội chí tuyến.
Giải thích: Nằm trong khu vực nội chí tuyến nên góc nhập xạ mặt trời của nước ta cao kiến cho nền nhiệt của nước ta cao.
Câu 7: Nơi hẹp nhất theo chiều tây-đông của nước ta thuộc tỉnh thành nào
A. Quảng Nam
B. Quảng Ngãi
C. Quảng Bình
D. Quảng Trị
Đáp án: C. Quảng Bình.
Giải thích: Nơi hẹp nhất của nước ta theo chiều tây-đông thuộc tỉnh Quảng Bình, chưa đầy 50km
Câu 8: Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh thành nào
A. Thừa Thiên Huế
B. Đà Nẵng
C. Quảng Nam
D. Quảng Ngãi
Đáp án: B. Đà Nẵng
Giải thích: Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng
Câu 9: Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh thành nào
A. Phú Yên
B. Bình Định
C. Khánh Hòa
D. Ninh Thuận
Đáp án: C. Khánh Hòa
Giải thích: Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa (trang 82 SGK Địa lí 8).
Câu 10: Vịnh nào của nước ta đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới
A. Vịnh Hạ Long
B. Vịnh Dung Quất
C. Vịnh Cam Ranh
D. Vịnh Thái Lan
Đáp án: A. Vịnh Hạ Long
Giải thích: Vịnh Hạ Long của nước ta đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung Tổng ôn Đặc điểm tự nhiên của Việt Nam về vị trí địa lý môn Địa Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!