YOMEDIA

Tổng hợp bài tập phát triển năng lực Chương IV, V, VI môn Sinh học 8 năm 2021 có đáp án

Tải về
 
NONE

Với mục đích có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 8 có tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm bài tập và củng cố kiến thức đã học. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Tổng hợp bài tập phát triển năng lực Chương IV, V, VI môn Sinh học 8 năm 2021 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.

Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TỔNG HỢP BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHƯƠNG IV, V, VI

MÔN SINH HỌC 8 CÓ ĐÁP ÁN

 

1. Chương IV Hô hấp

- Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể
- Quá trình hô hấp bao gồm sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào
Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể? Hoặc Hô hấp có vai trò quan trọng ntn với cơ thể sống?
- Hô hấp cung cấp O2 cho tế bào để tham gia vào các phản ứng tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể, đồng thời thải CO2 ra khỏi cơ thể
 

Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp?
- Sự thở giúp thông khí ở phổi, tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục ở tế bào
 

Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm ko khí vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại?
- Làm ẩm ko khí là do các lớp niêm mạc tiết chất nhày lót bên trong đường dẫn khí
- Làm ấm ko khí là do có mạng mao mạch dày đặc , căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt ở mũi và phế quản.
- Tham gia bảo vệ phổi thì có:
+ Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhày do lớp niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung chuyển động liên tục quét chúng ra khỏi khí quản
+ Nắp thanh quản ( sụn thanh nhiệt) giúp đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt
+ Các tế bào limpho ở các hạch amidan, VA có tác dụng tiết kháng thể để vô hiệun hóa các tác nhân gây bệnh 
 

Đặc diểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí?
- Bao ngoài 2 lá phổi là 2 lớp màng. Lớp trong dính với phổi và lớp ngoài dính với lồng ngực. Chính giữa có lớp dịch rất mỏng làm áp suất trong phổi là âm hoặc 0, làm cho phổi nở rộng và xốp
- Có tới 700-800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí lên lên tới 70-80 cm2
Nêu nhận xét về chức năng của đường dẫn khí và 2 lá phổi:
- Chúc năng của đường dẫn khí: dẫn khí ra vào phổi, làm ấm, làm ẩm ko khí, bảo vệ phổi
- Hai lá phổi giúp trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài
 

So sánh hệ hô hấp của người và hệ hô hấp của thỏ:
Giống nhau:
- Đều có đường dẫn khí và 2 lá phổi
- Đều nằm trong khoang ngực và ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành
- Trong đường dẫn khí đều có: Mũi, Họng, Thanh quản, Khí quản, Phế quản
- Bao bọc 2 lá phổi có 2 lớp màng. Lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi. Chính giữa là chất dịch.
- Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang, tập hợp thành từng cụm, bao mỗi túi phổi là mạng mao mạch dày đặc
Khác nhau:
- Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm
 

Hãy giải thích câu nói: chỉ cần ngừng thở 3-5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận:
- Trong 3-5 phút ngừng thở, không khí trong phổi ngừng lưu thông, nhưng tim vẫn đập, máu ko ngừng lưu thông qua các mao mạch, trao đổi khí ở phổi cũng ko ngừng diễn ra, O2 trong ko khí ở phổi ko ngừng khuếch tán vào máu, CO2 ko ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng độ O2 trong ko khí ở phổi hạ thấp tới mức ko đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.
 

Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau ntn để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra?
- Cơ liên sườn ngoài co làm tập hợp các xương sườn và xương ức có điểm tựa linh hoạt với cột sống, sẽ chuyển động theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên lồng ngực làm mở rộng ra 2 bên là chủ yếu
- Cơ hoành co làm lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.
- Cơ liên sườn và cơ hoành dãn làm lồng ngực thu nhỏ, trở về vị trí cũ.
- Ngoài ra, còn có sự tham gia của 1 số cơ khác trong các trường hợp thở gắng sức.
 

Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào?
- Sự luyện tập
- Tầm vóc
- Giới tính
- Tình trạng sức khỏe, bệnh tật
 

Giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra:
- Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp rõ rệt do O2 đã khuếch tán từ khí phế nang vào máu mao mạch
- Tỉ lệ % CO2 trong ko khí thở ra cao rõ rệt là do CO2 đã khuếch tán từ máu mao mạch ra ko khí phế nang
- Hơi nước bão hóa trong khí thở ra do đc làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhày phủ toàn bộ đường dẫn khí
- Tỉ lệ % N2 trong ko khí hít vào và thở ra khác nhau ko nhiều, ở khí thở ra có cao hơn chút do tỉ lệ O2 bị hạ thấp hẳn. Sự khác nhau này ko có ý nghĩa sinh học.
 

Mổ tả sự khuếch tán của 02 và CO2:
Trao đổi khí ở phổi:
- Nồng độ oxi trong ko khí phế nang cao hơn máu mao mạch nên O2 bị khuếch tán từ từ ko khí phế nán vào máu
- Nồng độ C02trong máu mao mạch cao hơn khí phế nang nên CO2 khuếch tán từ máu vào ko khí phế nang.
Trao đổi khí ở tế bòa:
- Nồng độ 02 trong máu cao hơn tế bào nên 02 khuech tán từ máu vào tế bào
- -Nồng độ CO2 trong tế bao cao hơn trong máu nên CO2 khuech tán tế nào vào máu
 

Tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người:
- Nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho ko khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
- Trao đổi khí ở phổi bao gồm sự khuech tán 02 từ ko khí ở phế nang vào máu và CO2 từ máu vào ko khí phế nang
- Trao đổi khí ở tế bào bao gồm sự khuech O2 từ máu vào tế bao và CO2 từ tế bào vào máu.
 

Hô hấp ở cơ thể và thỏ có gì giống và khác nhau?
Giống nhau:
- Cũng gồm các giai đoạn thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào
- Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào cũng theo cơ chế khuech tán từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp
Khác nhau:
- Ở thở, sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép giữa 2 chi trước nên ko dãn nở về phía 2 bên
- Ờ người, sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở cả về phía 2 bên
 

Khi lao động hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi thế nào để đáp ứng nhu cầu đó?
- hoạt động hô hấp của cơ thể biến đổi vừa tăng nhịp hô hấp ( thở nhanh hờn), vừa tăng dung tích hô hấp ( thở sâu hơn)
 

Không khí bị ô nhiễm và gây tác hại tới hoạt động hô hấp từ những loại tác nhân ntn?
- Bụi
- Các khí độc hại như: NOX, SOX,CO, nicotin……
- Các vi sinh vật gây bệnh
 

Các tác nhân gây hại đường hô hấp:
Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?
- Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà 1 cơ thể có thể hít vào và thở ra
- Dung tích sông phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ ko phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng có tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập từ bé.
- Cần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng
 

2. Chương V Tiêu hóa

Các chất nào trong thức ăn ko bị biên đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa:
- nước, vitamin, muối khoáng
 

Các chất nào trong thức ăn đc biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa?
- Gluxit, protein, lipit, axit nucleic
 

Các chất trong thức ăn được phân nhóm thế nào? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm.
- Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hóa học:
+ Chất vô cơ: nước, muối khoáng
+ Chất hữu cô: Gluxit, lipit, protein, axit nucleic
- Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua quá trình tiêu hóa
+ Các chất bị biến đổi qua quá trình tiêu hóa: gluxit, protein, lipit, axit nucleic
+ Các chất ko bị biến đổi qua quá trình tiêu hóa: vitamin, nước, muối khoáng
 

Vai trò của quá trình tiêu hóa đối với cơ thể:
- Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được, thải bỏ các chất thừa trong thức ăn
 

Các chất cần cho cơ thể như nước, vitamin, muối khoáng khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải qua những hoạt động nào? Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường nào khác không?
- Các chất cần cho cơ thể như nước, vitamin, muối khoáng khi vào cơ thể phải qua các hoạt động: ăn, đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng
- Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường tiêm (chích) qua tĩnh mạch vào hệ tuần hoàn máu, hoặc qua kẽ giữa của tế bào vào nước mô rồi lại vào hệ tuần hoàn máu
 

Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao?
- Vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần thành đường mantozo, đường này đã tác dụng vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.
 

Hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng:
Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì?
- Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu, có tác dụng đẩy thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản
Lực đẩy thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra như thế nào?
- tạo ra bởi sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ thực quản
Thức ăn qua thực quản có được biến đổi gì về mặt lí học và hóa học không?
- Thời gian đi qua thực quản rất nhanh ( chỉ 2-4 giây) nên có thể xem như thức ăn không được biến đổi gì về mặt hóa học và lí học.
Thực chất biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là gì?
- Biến đổi lí học trong khoang miệng thực chất là sự cắt nhỏ, nghiền cho mềm nhuyễn, và đảo trộn thức ăn cho thấm đẫm nước bọt.
 

Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ” Nhai kĩ no lâu”
- Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ này là khi ta nhai kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều caht61 dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn
 

Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?
- Gluxit, lipit, protein
 

Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?
- Với cháo: thấm một ít nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị enzim amilaza biến đổi thành đường matozo
- Với sữa: thấm 1 ít nước bọt, sự tiêu hóa không diễn ra ở khoang miệng vì thành phần chính của sữa là protein và đường đôi hoặc đường đơn
 

Trình bày đặc điểm cấu tạo của dạ dày:
- Có3lớp cơ rất dày và khỏe ( cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo)
- Lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị
Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày:
Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của các cơ quan, bộ phận nào?
- nhờ các cơ ở dạ dày phối hợp với sự co cơ vòng ở môn vị
Loại thức ăn xuống gluxit và lipit được tiêu hóa trong dạ dày như thế nào?
- Thức ăn lipit không được tiêu hóa trong dạ dày, vì dịch vị không có các men tiêu hóa lipit
- Thức ăn gluxit tiếp tục được tiêu hóa ở khoang miệng một phần nhỏ ở giai đoạn đầu ( không lâu), khi dịch vị chưa HCL làm pH thấp (2-3) chưa trộn đều với thức ăn. Enzim amilaza đã được trộn đều với thức ăn từ khoang miệng tiếp tục phân giải một phần tinh bột thành đường mantozo.
 

Vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy?
- Protein trong thức ăn bị dicht vị phân hủy, nhưng protein của lớp niêm mạc lại được bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày ở cô tuyến vị. Các chất nhày phủ lên bề mặt lớp niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin.
 

Ở dạ dày có những hoạt động tiêu hóa nào?
- Tiết dịch vị
- Biến đổi lí học của thức ăn
- Biến đổi hóa học của thức ăn
- Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột non.
 

Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như thế nào?
- Thức ăn chạm lưỡi, chạm dạ dày kích thích tiết dịch vị ( sau 3 giờ tiết ra 1 lít dịch vị) để hòa loãng thức ăn
- Sự phối hợp hoạt động của các lớp cơ dạ dày giúp làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị.
 

Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào?
- Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza ( đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường mantozo ở giai đoạn đầu khi thức ăn chưa thấm đều dịch vị
- Một phần protein chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành protein chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin.
 

Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?
- gluxit, lipit, protein
 

Thức ăn xuống tới ruột non còn chịu sự biến đổi lí học nữa không? Nếu có thì biểu hiện như thế nào?
- Thức ăn được hòa loãng và trộn đều với dịch tiêu hóa ( dịch mật, dịch ruột, dịch tụy)
- Các khối lipit nhỏ được các muối mật len lỏi và tách chúng thành những giọt lipit nhỏ biệt lập với nhau, tạo dạng nhũ tương hóa.
 

Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện đối với những loại chất nào trong thức ăn? Biểu hiện như thế nào?
- Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện đối với: tinh bột và đường đôi, lipit, protein
- Tinh bột và đường đôi được enzim amilaza phân giải thành đường mantozo, đường mantozo tiep tục được enzim mantaza phân giải thành đường glucozo ( đường đơn)
- Protein được enzim pepsin và trypsin phân cắt thành peptit, peptit tiếp tục được enzim chymotrysin phân giải thành axit amin
- Lipit được các muối mật trong dịch mật tách chúng thành các giọt lipit nhỏ, từ các giọt lipit nhỏ, chúng được enzim lipaza phân giải thành aixt béo và glixerin.
 

Vai trò của lớp cơ trong thành ruột non là gì?
- Tạo lực đẩy thức ăn xuống các phần tiếp theo của ruột
- Nhào trộn thức ăn cho thấm đều dịch tiêu hóa
 

Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non:
- là sự biến đổi hóa học của thức ăn dưới tác dụng của các enzim trong dịch tiêu hóa ( dịch ruột, dich mật, dịch tụy)
 

Những loại chất nào trong thức ăn còn cần được tiêu hóa ở ruột non?
- gluxit, protein, lipit
 

Với một khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì?
- axit béo và glixerin, axit amin, đường 6 cacbon, vitamin và muối khoáng.
 

Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào?
- Môn vị khi bị thiếu axit sẽ không nhận được tín hiệu đóng, làm cho thức ăn từ môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn. Thức ăn sẽ không đủ thời gian thấm đều dịch tiêu hóa của ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp
 

Nêu cấu tạo chung của ruột non:
- Trong ống tiêu hóa, tiếp theo môn vị của dạ dày là ruột non. 
- Ruột non có cấu tạo 4 lớp giống dạ dày, nhưng lớp cơ chỉ có cơ vòng và cơ dọc
- Tá tràng là đoạn đầu ruột non, nơi có ống dẫn chung dịch mật và dịch tụy cùng đổ vào
- Ở lớp niêm mạc của ruột non có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột và các tế bào tiết chất nhày
- Trong dịch tụy và dịch ruột của ruột non có nhiều loại enzim xúc tác các phản ứng phân cắt các phân tử thức ăn. Dịch mật có muối mật và muối kiềm cũng tham gia vào quá trình tiêu hóa
 

Đặc điểm cấu tạo trong của ruột non có ý nghĩa gì với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng của nó?
- Diện tích bề mặt bên trong ruột non rất lớn là điều kiện cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng đạt hiệu quả cao
- Ruột non có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyet61 dày đặc, phân bố tới từng lông cũng là điều kiện cần thiết cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng đạt hiệu quả cao
 

Căn cứ vào đâu người ta khẳng định rằng ruột non là cơ quan chủ yếu củ hệ tiêu hóa đảm nhận vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?
- Ruột non có bề mặt hấp thụ rất lớn ( 400-500m2) , lớn nhất so với các đoạn khác của ống tiêu hóa. Ruột non có hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc
- Thực nghiệm phân tích thành phần các chất dinh dưỡng của ống tiêu hoaq chứng tỏ sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra ở ruột non
 

Gan đóng vai trò gì trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim?
- Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng ( axit béo và đường glucozo) ở mức ổn định trong máu, phần dư sẽ được tích trữ hoặc thải bỏ
- Loại bỏ các chất độc hại lọt vào cùng chất dinh dưỡng.
 

Vai trò chủ yếu của ruột già trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người:
- Hấp thụ thêm phần nước cần thiết cho cơ thể
- Thải phân ra môi trường ngoài.
 

Các con đường vận chuyển chất dinh dưỡng đã được hấp thụ:
Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?
- Lớp niêm mạc ruột non có những nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong ruột non tăng gấp 600 lần so với diện tích mặt ngoài
- Ruột non rất dài ( từ 2.8-3m ở người trưởng thành), dài nhất so với các đoạn khác của ống tiêu hóa
- Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột
 

Với 1 khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non?
- Đường
- Aixt béo và glixerin
- Axit amin
- Muối khoáng
- Vitamin
- Nước
 

Gan đảm nhận những vai trò gì trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người?
- Tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa lipit
- Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu
- Khử chất độc lọt vào mao mạch máu cùng các chất dinh dưỡng.
 

Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách?
- Cần chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ với bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa canxi (Ca) và flo (F). Chải răng đúng cách như đã học.
 

Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh?
- Ăn chín, uống sôi
- Rau sống, trái cây tươi phải rửa sạch trước khi ăn
- Không để thức ăn bị ôi thiêu
- Không để ruội, nhặng bâu vào thức ăn
 

Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa:
Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hóa đạt hiệu quả?
- Ăn chậm, nhai kĩ giúp thức ăn được nghiền nhỏ, dễ thấm dịch tiêu hóa nên tiêu hóa đạt hiệu quả hơn
- An đúng giờ, đúng bữa giúp cho sự tiết dịch tiêu hóa được thuận lợi, số lượng và chất lượng tiêu hóa cao hơn nên tiêu hóa đạt hiệu quả tốt
- Ăn uống hợp khẩu vị cũng như ăn trong bầu không khí vui vẻ đều giúp sự tiết dịch tiêu hóa tốt hơn nên sự tiêu hóa sẽ hiệu quả hơn
- Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi, giúp hoạt động tiết dịch tiếu hóa, hoạt động co bóp của dạ dày và ruột được tập trung hơn nên sự tiêu hóa hiệu quả hơn

3. Chương VI Trao đổi chất và năng lượng

Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào? 
- Ở cấp độ cơ thể, môi trường ngoài cung cấp nước, thức ăn, muối khoáng và oxi qua hệ tiêu hóa, hô hấp, đồng thời tiếp nhận các sản phẩm phân hủy, chất bã và khí CO2 từ cơ thể thải ra.
 

Hệ tiêu hóa đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất? Hệ hô hấp có vai trò gì?
- Qua hệ tiêu hóa, cơ thể tổng hợp nên những sản phẩm đặc trưng của mình, đồng thời thải bỏ các sản phẩm thừa ra ngoài hậu môn
- Hệ hô hấp lấy oxi từ môi trường ngoài để cung cấp cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, và thải ra ngoài khí cacbonic
 

Máu và nước mô cung cấp những gì cho cơ thể? Hệ tuần hoàn có vai trò gì?
- Chất dinh dưỡng và oxi từ máu chuyển qua nước mô, cung cấp cho tế bào thực hiện các chất năng sinh lí.
- Khí CO2 và các sản phẩm bài tiết do tế bào thải ra đổ vào nước mô chuyển qua máu, nhờ máu chuyển đến các cơ quan bài tiết
 

Hoạt động sống của tế bào đã tạo ra những sản phẩm gì?
- Hoạt động sống của tế bào tạo ra cá sản phẩm phân hủy và CO2
 

Những sản phẩm đó của tế bào đổ vào nước mô rồi vào máu và được đưa tới đâu?
- Các sản phẩm phân hủy sẽ được đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài
 

Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào?
- Ở cấp độ tế bào, các chất dinh dưỡng và oxi nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống. 
- Đồng thời, các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường trong, đến các cơ quan bài tiết. Còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài
 

Nêu mối quan hệ giữa sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào và sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể.
- Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể cung cấp các chất dinh dưỡng và oxi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm phân hủy, khí CO2 để thải ra môi trường
- Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng, cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện hoạt động trao đổi chất
- Như vậy, sự trao đổi chất ở hai cấp độ này gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời
 

Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm những quá trình nào?
- Có 2 quá trình mâu thuẫn, đối nghịch nhau, nhưng có quan hệ mật thiết đó là: đồng hóa và dị hóa
- Đồng hóa là quá trình tổng hợp các nguyên liệu có sẵn trong tế bào thành những chất đặc trưng của tế bào, tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học
- Dị hóa là quá trình phân giải các chất được tích lũy trong quá trình đồng hóa, bẻ gãy các liên kết hóa học để giải phóng năng lượng, cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào. Sự dị hóa tạo ra các sản phẩm phân hủy và khí CO2
 

Năng lượng giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động gì?
- Sinh công tổng hợp chất mới, sinh nhiệt để bù vào phần nhiệt đã mất.

 

Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa:
- Các chất được tổng hợp ở đồng hóa là nguyên liệu cho dị hóa. Do đó, năng lượng được tổng hợp ở đồng hóa sẽ được giải phóng trong quá trình dị hóa để cung cấp trở lại cho hoạt động tổng hợp của đồng hóa. 2 quá trình này tuy trái ngược nhau, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất với nhau. Nếu không có đồng hóa thì sẽ không có nguyên liệu cho dị hóa và ngược lại, nếu không có dị hóa thì sẽ không có năng lượng cho hoạt động đồng hóa.
 

Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào?
Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ( khác nhau về độ tuổi và trạng thái) là không giống nhau và phụ thuộc vào:
- Lứa tuổi: Ở trẻ, cơ thể đang lớn nên quá trình đồng hóa lớn hơn dị hóa. Ngược lại ở người già, quá trình đồng hóa lớn hơn dị hóa
- Vào thời điểm lao động, dị hóa lớn hơn đồng hóa. Lúc nghỉ ngơi, đồng hóa mạnh hơn dị hóa
 

Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng phụ thuộc vào:
- Cơ chế thần kinh và ch\ơ chế thể dịch
 

Vì sao nói chuyển hóa vật và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?
- Mọi hoạt động sống của cơ thể đều cần năng lượng, mà năng lượng được giải phóng từ quá trình chuyển hóa. Nếu không có chuyển hóa thì không có hoạt động sống

---

 -(Để xem tiếp nội dung của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là trích đoạn nội dung tài liệu Tổng hợp bài tập phát triển năng lực Chương IV, V, VI môn Sinh học 8 năm 2021 có đáp án. Để xem thêm các nội dung khác các em đăng nhập vào trang hoc247.net để xem và tải tài liệu về máy tính. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON