Nội dung tài liệu Tính chất nhiệt đới gió mùa và sự phân hóa thiên nhiên Việt Nam môn Địa Lý 8 năm 2021 để các em có thể ôn tập và củng cố các kiến thức góp phần chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Mời các em tham khảo.
Chúc các em học sinh lớp 8 thi tốt, đạt kết quả cao!
TÍNH CHẤT NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA
VÀ SỰ PHÂN HÓA THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
A. LÝ THUYẾT
1. Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm
- Tính chất này thể hiện trong mọi yếu tố thành phần của cảnh quan tự nhiên nước ta nhưng rõ nhất là khí hậu nóng ẩm mưa nhiều.
2. Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, phức tạp
- Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng được thể hiện rõ trong lịch sử phát triển lâu dài của lãnh thổ và trong từng thành phần tự nhiên.
- Cảnh quan tự nhiên nước ta vừa có những tính chất chung thống nhất và vừa có tính phân hóa nội bộ tạo thành các miền tự nhiên khác nhau.
B. BÀI TẬP VÍ DỤ
Câu 1: Tính chất nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống như thế nào? Cho ví dụ. Theo em, ở vùng nào và vào mùa nào tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất?
Trả lời
Khí hậu nhiệt đới gió mùa Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Điều kiện nóng ẩm cho phép cây trồng phát triển quanh năm, có thể thâm canh và xen canh, kết hợp nông lâm theo hình thức VAC hay VACR (Vườn - ao - chuồng - rừng).
- Khó khăn: mùa mưa tập trung khá lớn, mưa bão gây thiệt hại mùa màng, sạt lở đất; độ ẩm lớn sâu bệnh dễ phát triển...
Ví dụ: Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu nóng ẩm sinh vật phát triển xanh tốt quanh năm, là vựa lúa trọng điểm lớn thứ 2 cả nước, nhiều hệ sinh thái phát triển (rừng ngập mặn với diện tích lớn nhất cả nước..)
- Ở vùng khí hậu phía Bắc nước ta tính nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất: do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nền nhiệt hạ thấp, thời tiết lạnh; vùng núi cao khí hậu phân hóa theo đai cao.
Câu 2: Em hãy nêu một số dẫn chứng (lấy từ các bài học trước) chứng minh cho nhận xét trên.
Trả lời
Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, phức tạp:
- Lịch sử phát triển tự nhiên: Lãnh thổ Việt Nam đã trải qua hàng triệu năm biến đổi, chia thành ba giai đoạn chính: giai đoạn Tiền Cambri tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ; giai đoạn Cổ kiến tạo phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ; giai đoạn Tân kiến tạo nâng cao địa hình, hoàn thiện giới sinh vật và còn đang tiếp diễn.
- Địa hình:
+ Rất đa dạng, nhiều dạng địa hình (đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa...) trong đó đồi núi là bộ phận quan trọng nhất (chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền) và chủ yếu là đồi núi thấp.
+ Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa..
+ Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển (hướng nghiêng Tây Bắc - Đông Nam); có hai hướng chủ yếu là tây bắc - đông nam và vòng cung.
+ Địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa và do sự khai phá của người: các quá trình ngoại lực bào mòn, phong hóa, xâm thực làm biến đổi hạ thấp, cắt xẻ địa hình, tạo nên nhiều dạng địa hình mới độc đáo (nấm đá, hàm ếch sóng vỗ, hang động cacxtơ,....) Con người phá núi, đào đất làm đường, kênh rạch, hồ thủy điện,...
+ Địa hình nước ta được chia thành các khu vực: đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa.
- Khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, diễn biến phức tạp.
+ Khí hậu phân hóa đa dạng theo không gian và thời gian: gồm 2 miền khí hậu là miền khí hậu phía Bắc, phía Nam; ngoài ra còn hình thành nhiều vùng, kiểu khí hậu khác nhau.
+ Tính thất thường của khí hậu: năm rét sớm, năm rét muộn, mưa lớn hạn hán, bão lũ….
- Sông:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa.
+ Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.
+ Có chế độ nước theo mùa và được chia thành ba vùng sông ngòi: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
- Đất: có ba nhóm đất chính (nhóm đất feralit miền đồi núi thấp, nhóm đất mùn núi cao và nhóm đất phù sa), trong mỗi nhóm lại có nhiều loại đất khác nhau.
- Sinh vật: rất phong phú và đa dạng: sự đa dạng về thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền, sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái...
C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Việt Nam là một nước nhiệt đới được thể hiện tập trung nhất ở thành phần tự nhiên nào nhất
A. Địa hình
B. Khí hậu
C. Sông ngòi
D. Sinh vật
Đáp án: B. Khí hậu
Giải thích: Tính chất này thể hiện trong mọi yếu tố thành phần của cảnh quan tự nhiên nước ta nhưng rõ nhất là khí hậu nóng ẩm mưa nhiều. (trang 136 SGK Địa lí 8).
Câu 2: Vào mùa nào trong cả nước tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất
A. Mùa xuân
B. Mùa hạ
C. Mùa thu
D. Mùa đông
Đáp án: D. Mùa đông
Giải thích: Vào mùa đông: ở miền Bắc có tính chất lạnh khô đầu mùa, cuối mùa lạnh ẩm; còn ở miền phía Nam có tính chất nóng khô do có gió Tín phong hoạt động.
Câu 3: Vào mùa nào trong cả nước tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất
A. Mùa xuân
B. Mùa hạ
C. Mùa thu
D. Mùa đông
Đáp án: D. Mùa đông
Giải thích: Vào mùa đông: ở miền Bắc có tính chất lạnh khô đầu mùa, cuối mùa lạnh ẩm; còn ở miền phía Nam có tính chất nóng khô do có gió Tín phong hoạt động.
Câu 4: Việt Nam là một nước nhiệt đới được thể hiện ở thành phần sinh vật như thế nào:
A. Sinh vật nước ta chủ yếu là các loài sinh vật của vùng nhiệt đới và cận xích đạo.
B. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật.
C. Sinh vật phong phú và đa dạng.
D. Ngoài các loài nhiệt đới còn có các loài sinh vật có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
Đáp án: A. Sinh vật nước ta chủ yếu là các loài sinh vật của vùng nhiệt đới và cận xích đạo.
Câu 5: Hệ sinh thái nào thuộc vùng cửa sông, ven biển nước ta
A. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa.
B. Hệ sinh thái rừng thưa rụng lá.
C. Hệ sinh thái rừng ôn đới núi cao
D. Hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Đáp án: D. Hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Giải thích: (trang 130 SGK Địa lí 8)
Câu 6: Cảnh quan chiếm ưu thế của Việt Nam là
A. Cảnh quan vùng đồi núi.
B. Cảnh quan vùng đồng bằng
C. Cảnh quan vùng ven biển của sông
D. Cảnh quan vùng đảo và ven đảo.
Đáp án: A. Cảnh quan vùng đồi núi.
Giải thích: (trang 136 SGK Địa lí 8)
Câu 7: Cảnh quan vùng đồi núi nước ta thay đổi nhanh chóng theo quy luật
A. Quy luật địa đới
B. Quy luật đai cao
C. Quy luật địa ô
D. Cảnh quan vùng núi ít thay đổi.
Đáp án: B. Quy luật đai cao
Giải thích: (trang 137 SGK Địa lí 8)
Câu 8: Cảnh quan vùng đồi núi nước ta thay đổi nhanh chóng theo quy luật đai cao thể hiện rõ rệt nhất ở vùng
A. Đông Bắc
B. Tây Bắc
C. Trường Sơn Bắc
D. Trường Sơn Nam
Đáp án: B. Tây Bắc
Giải thích: Vùng Tây Bắc là vùng có địa hình cao đồ sộ nhất nước ta. Đây là khu vực có đầy đủ 3 đai cảnh quan của nước ta.
Câu 9: Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng thể hiện trong thành phần thổ nhưỡng
A. Tầng đất dày, đất màu mỡ, độ phì cao.
B. Quá trình hình thành đất feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu của nước ta.
C. Nước ta có ba nhóm đất chính, trong các nhóm đất lại chia thành các loại đất khác nhau.
D. Diện tích đất trống đồi núi trọc, đất bị xói mòn mạnh ngày càng tăng.
Đáp án: C. Nước ta có ba nhóm đất chính, trong các nhóm đất lại chia thành các loại đất khác nhau.
Câu 10: Tính chất chủ yếu nhất của thiên nhiên Việt Nam
A. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
B. Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo.
C. Tinh chất đồi núi
D. Tính chất đa dạng phức tạp.
Đáp án: A. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
Giải thích: (trang 137 SGK Địa lí 8)
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung Tính chất nhiệt đới gió mùa và sự phân hóa thiên nhiên Việt Nam môn Địa Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!