Truyện ngắn Cố hương miêu tả thực trạng xã hội phong kiến Trung Quốc mục ruỗng, thối nát, lạc hậu lúc bấy giờ qua những quan sát, chiêm nghiệm của nhà văn Lỗ Tấn. Để nắm được nội dung truyện ngắn, Học247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 9 Cố hương tóm tắt. Chúc các em có thêm những kiến thức hay và bổ ích.
1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1: (Từ đầu đến "làm ăn sinh sống"): Tâm trạng của "tôi" trên đường về quê.
- Phần 2: (Tiếp... "trơn như quét"): Những ngày ở quê.
-
Phần 3: (Còn lại): Tâm trạng của "tôi" trên đường rời quê.
2. Hướng dẫn soạn văn Cố hương
Câu 1. Tìm bố cục của truyện.
- Tham khảo ở mục 1 (Bố cục văn bản).
Câu 2. Trong truyện, có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?
- Các nhân vật trong truyện: người mẹ, nhân vật tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, thím Hai Phương, Thủy Sinh.
- Nhân vật chính: nhân vật tôi và Nhuận Thổ.
- Nhân vật trung tâm: nhân vật Nhuận Thổ, bởi vì thông qua nhân vật này nhà văn thể hiện mọi sự thay đổi của làng quê.
Câu 3. Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ? Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi nào khác của những con người và cảnh vật ở Cố Hương? Tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ như thế nào và đặt ra vấn đề gì qua sự miêu tả đó?
- Những biện pháp nghệ thuật làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ: hồi ức và đối chiếu.
- Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ tác giả còn nói đến sự sa sút về kinh tế, tình cảnh đói nghèo của nhân dân do nạn áp bức tham nhũng nặng nề chủ yếu vẫn là sự thay đổi về diện mạo tinh thần thể hiện qua tính cách của con người như thím Hai Dương, tính cách của những người khách mượn cớ tiện mẹ con "Mình" để "lấy đồ đạc" đặc biệt là tính cách của Nhuận Thổ. Điều làm tác giả đau xót nhất, đau xót đến "điếng người đi" là mối quan hệ giữa Nhuận Thổ và "Mình".
Câu 4. Đọc kĩ ba đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
a. "Nhưng tiếc thay đã hết tháng riêng...Nhưng từ đấy chúng tôi không hề gặp mặt nhau nữa".
b. "Người đi vào là Nhuận Thổ...vừa thô kệch, vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông".
c. "Tôi nghĩ bụng...Người ta đi mãi thì thành đường thôi".
Trong ba đoạn văn trên:
Đoạn văn chủ yếu dùng phương thức miêu tả và thông qua đó tác giả muốn biểu hiện điều gì?
Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức tự sự? Ngoài tự sự tác giả còn sử dụng các yếu tố của những phương thức biểu đạt nào khác? Nêu hiệu quả của sự kết hợp đó trong việc thể hiện tính cách nhân vật.
Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức nghị luận và thông qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì?
- Đoạn (a) chủ yếu dùng phương thức tự sự: làm nổi bật quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu.
- Đoạn (b) chủ yếu dùng phương thức miêu tả, kết hợp với biện pháp hồi ức và đối chiếu, làm nổi bật sự thay đổi về mặt ngoại hình của Nhuận Thổ, qua đó có thể thấy tình cảnh sống điêu đứng của Nhuận Thổ và nông dân miền biển nói chung.
- Đoạn (c) chủ yếu dùng phương thức lập luận, thông qua đó tác giả muốn hướng tới việc phải tạo ra con đường mới, phải thay đổi nông thôn và thay đổi cả xã hội Trung Quốc, để có một xã hội mới, không có sự cách bức, cũng không có sự hủy hoại, làm cho con người mụ mị như xã hội phong kiến đương thời.
Trên đây là bài Soạn văn 9 Cố hương tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Cố hương.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm