Sự tích Hồ Gươm xoay quanh việc Lê Lợi được Long Quân cho mượn thanh gươm thần ở đất Lam Sơn - Thanh Hóa để đánh đuổi giặc Minh và việc Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm ở hồ Tả Vọng - Hà Nội khi nước nhà đã được độc lập. Truyện được kể lại bằng những chi tiết li kì, hoang đường, nhưng vẫn có cái lõi sự thật lịch sử. Với bố cục bài soạn văn gồm 2 phần: bố cục văn bản và hướng dẫn soạn văn, Học247 hi vọng có thể cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức về sự tích này. Đồng thời, qua bài soạn này, các em có thể dễ dàng trả lời được các câu hỏi trọng SGK như: Vì sao đức Long Quân lại cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?, Ý nghĩa của sự tích Hồ Gươm,… Chi tiết bài soạn văn tóm tắt, các em có thể tham khảo dưới đây:
1. Bố cục văn bản
- Đoạn 1: (Từ đầu đến “đất nước”): Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc.
- Đoạn 2: (Còn lại): Long Quân đòi lại gươm sau khi đất nước đã hết giặc.
2. Hướng dẫn soạn văn Sự tích Hồ Gươm
Câu 1: Vì sao đức Long Quân lại cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần.
- Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân chiến thắng giặc, vì cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là hợp chính nghĩa, hợp ý trời, hợp lòng dân.
Câu 2: Lê Lợi đã đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?
- Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm mà Lê Thận thả lưới được thanh gươm, gươm sáng rực hai chữ “Thuận thiên” khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận; khi chạy giặc Lê Lợi được chuôi gươm có ánh sáng lạ, lấy chuôi và lưỡi tra vào thì vừa khớp.
- Ý nghĩa của cách cho mượn gươm của Long Quân:
- Gươm thần: sức mạnh của sông nước và rừng núi quy tụ, sức mạnh của nhân dân.
- “Thuận thiên”: thuận theo ý trời, Lê Lợi là người lãnh đạo được trời chọn.
Câu 3: Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn?
- Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày càng một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía.
- Từ thế bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.
Câu 4: Khi nào Long Quân đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm diễn ra những thế nào?
- Long Quân đòi gươm khi đất nước đã thanh bình. Khi Lê Lợi đang dạo trên Hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm Lê Lợi đeo bên mình động đậy. Rùa Vàng nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”, nhà vua trả gươm, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống.
Câu 5: Ý nghĩa của sự tích Hồ Gươm.
- Ca ngợi tính chất ý nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.
- Giải thích tên hồ Hoàn Kiếm.
- Thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.
Câu 6: Em biết còn truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng? Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai? Và cho cái gì?
- Truyền thuyết có hình ảnh Rùa Vàng: An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy; Sự tích thành Cổ Loa,…
- Hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho khí thiêng sông núi, tình cảm, trí tuệ của nhân dân; là sứ giả của thần, phù hộ, giúp đỡ nhân dân.
Trên đây là bài soạn văn tóm tắt Sự tích Hồ Gươm do Học247 biên soạn. Ngoài ra, các em còn có thể tham khảo thêm hệ thống kiến thức của văn bản này tại đây: Văn bản Sự tích Hồ Gươm.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm