Học247 xin giới thiệu đến các em bài soạn Tiểu sử tóm tắt tóm tắt dưới đây nhằm giúp các em học sinh biết cách viết tiểu sử tóm tắt về một nhà văn, nhà thơ mà em đã học đầy đủ và chính xác nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!
1. Bố cục bài học
- Khái niệm, mục đích và yêu cầu của tiểu sử tóm tắt
- Cách viết tiểu sử tóm tắt
- Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt
- Viết tiểu sử tóm tắt
2. Hướng dẫn soạn văn bài Tiểu sử tóm tắt
Câu 1: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần viết tiểu sử tóm tắt?
a. Thuyết minh về các danh nhân
b. Tự ứng cử vào một chức vụ nào đó trong các cơ quan Nhà nước hoặc đoàn thể.
c. Giới thiệu người ứng cử vào một chức vụ nào đó trong các cơ quan nhà nước hoặc đoàn thể
d. Giới thiệu một vị lãnh đạo cấp cao của nước ngoài sang thăm nước ta
e. Khi một vị lãnh đạo từ trần
Gợi ý:
- Trường hợp viết tiểu sử tóm tắt: c,d
- Các trường hợp còn lại:
a- viết văn bản thuyết minh.
b- viết sơ yếu lí lịch.
e- viết điếu văn.
Câu 2: Hãy cho biết những điểm giống nhau và khác nhau giữa văn bản tiểu sử tóm tắt với các văn bản khác: điều văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh
Gợi ý:
Văn bản |
Giống nhau |
Khác nhau |
Tiểu sử tóm tắt |
Đều viết về một nhân vật nào đó |
Đối tượng là một người nào đó, do người khác viết. |
Điếu văn |
Sự tiếc thương, lời chia buồn với gia quyến. |
|
Sơ yếu lí lịch |
Do bản thân viết, theo mẫu cố định. |
|
Văn bản thuyết minh |
Đối tượng rộng hơn, có cảm xúc. |
Câu 3: Hãy viết tiểu sử tóm tắt của một nhà văn, nhà thơ được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11
Gợi ý:
Viết tiểu sử tóm tắt về nhà thơ Tố Hữu.
Nhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê gốc ở làng Phù Lai, nay là xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tố Hữu sớm tham gia phong trào đấu tranh cách mạng, từng bị giam giữ trong nhiều nhà tù nhưng vẫn kiên định con đường cách mạng đến trọn đời. Ông hoạt động tích cực trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như Chủ tịch ủy ban khởi nghĩa Huế trong cách mạng tháng Tám năm 1945, phụ trách văn hóa nghệ thuật ở cơ quan Trung ương Đảng trên quê hương cách mạng Việt Bắc, Ủy viên bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, Bí thư trung ương đảng, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Đường đời, đường cách mạng của Tố Hữu gắn bó và song hành với đường thơ. Ông có những đóng góp lớn lao cho nền văn học cách mạng Việt Nam với bảy tập thơ đồ sộ: Từ ấy (1937-1946), Việt Bắc (1946-1954), Gió lộng (1955-1961), Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977), Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999). Thơ Tố Hữu không những là phương tiện hiệu quả truyền bá cách mạng sâu rộng vào nhân dân mà còn đưa thơ cách mạng lên đỉnh cao nghệ thuật. Với Tố Hữu, thơ cách mạng đạt đến trình độ thơ trữ tình chính trị, hấp dẫn người đọc bởi tính dân tộc, khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn và giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, thương mến.
Tố Hữu là lá cờ đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam. Qua thơ Tố Hữu, có thể thấy tinh hoa và giá trị của nền văn học cách mạng, một nền văn học coi vận mệnh dân tộc là lẽ sống lớn nhất.
Trên đây là bài Soạn văn 11 Tiểu sử tóm tắt tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Tiểu sử tóm tắt.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm