YOMEDIA

Soạn văn 11 Hạnh phúc một tang gia tóm tắt

 
NONE

Thông qua Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng đã vẽ nên bức tranh xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX với những bát nháo, hỗn độn và sự xuống cấp nghiêm trọng về mặt đạo đức. Để nắm vững hơn về tác phẩm, Học247 xin giới thiệu đến các em bài soạn văn 11 Hạnh phúc một tang gia tóm tắt. Chúc các em có những bài học hay.

ADSENSE
YOMEDIA

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 3 phần:
    • Phần 1: (Từ đầu đến "gây ra cho Tuyết nhiều vậy"): sự vui mừng của cả gia đình Tuyết trước cái chết của cụ cố tổ.
    • Phần 2: (tiếp đến "đám cứ đi"): cảnh lố bịch của đám ma kiểu mẫu.
    • Phần 3: (còn lại): cảnh những người đi dự đám.

2. Hướng dẫn soạn văn Hạnh phúc một tang gia

Câu 1Hạnh phúc của một tang gia là một phần của nhan đề chương XV tiểu thuyết Số đỏ do chính Vũ Trọng Phụng đặt. Anh (chị) có suy nghĩ gì về nhan đề này và tính huống trào phúng của đoạn trích?

  • Nhan đề tác phẩm chứa đựng nghịch lý khiến người đọc tò mò: Hạnh phúc một tang gia.
    • Mâu thuẫn trào phúng nằm ở nhan đề, phản ánh đúng sự thật một cách mỉa mai, hài hước và đau xót: đám con cháu hạnh phúc trước cái chết của cụ cố tổ bởi chúng đã đợi quá lâu để được hưởng thụ gia tài.
    • Tác giả xây dựng bối cảnh bối rối, lo lắng, bận tâm của gia đình có tang nhưng cụ cố tổ mất có nghĩa là di chúc được thực hiện, vì vậy tất cả con cháu đều mong chờ và cảm thấy hạnh phúc, sung sướng khi cái chết đó diễn ra. Vũ Trọng Phụng liên tiếp tạo ra các mâu thuẫn trong tình huống truyện bộc lộ các mâu thuẫn, trào phúng khác.

Câu 2Vì sao cái chết của cụ cố tổ lại là niềm "hạnh phúc" của mọi thành viên trong đại gia đình cụ? Phân tích những niềm "hạnh phúc" khác nhau của mỗi người trong đại gia đình cụ cố Hồng và những người đến đưa đám ma do cái chết của cụ cố tổ đem lại.

  • Cụ cố tổ chết là niềm vui, niềm hạnh phúc của cả gia đình "đại bất hiếu".
    • Tác giả miêu tả chi tiết cụ thể niềm vui, hạnh phúc riêng của từng thành viên, không ai giống ai:
      • Cụ cố Hồng đại diện loại người ngu dốt, háo danh: nhắm nghiền mắt lại để nghĩ tới lúc được mặc áo xô gai, lụ khụ chống gậy, cho thiên hạ trầm trò khen.
      • Văn Minh được dịp lăng xê những mốt y phục táo bạo nhất, lại được hưởng gia tài do là cháu đích tôn.
      • Cô Tuyết được mặc bộ "ngây thơ", là dịp để Tuyết trưng diện, phô bày sự hấp dẫn của cơ thể.
      • Cậu Tú Tân được giải trí, chứng tỏ tài chụp ảnh.
      • Ông Phán mọc sừng sung sướng vì cặp sừng của mình có giá trị khi làm cụ cố tổ chết.
      • Xuân Tóc Đỏ danh giá, uy tín vì nhờ hắn mà cụ cố tổ chết.
    • Đám tang còn lây lan hạnh phúc sang những người bên ngoài: cảnh sát Min Đơ, Min Toa, bạn bè trưởng giả của cụ cố Hồng.

Câu 3: Anh (chị) hãy phân tích cảnh đám ma gương mẫu.

  • Một "đám ma to" được tổ chức "theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc xoảng và bú dích".
  • Cái đáng cười: đám ma hổ lốn, tạp pí lù, đám ma mà như đám rước.
  • Người đi đưa: đông đúc, sang trọng, nam nữ "chim nhau, cười tình với nhau", Đám tang như đám hội, dòng người cứ mãi tất bật giả dối "đám cứ đi".
  • ⟹ Đám tang thành đám diễn trò bịp bợm, lố lăng, đồi bại về văn hóa.
  • Hàng phố "nhốn nháo cả lên khen đám ma to", họ chú ý kiểu quần áo tang của tiệm may Âu hóa.
  • Cảnh hạ huyệt: Phán mọc sừng khóc to dúi vào tay Xuân tóc đỏ năm đồng xu gấp tư, cụ cố Hồng khóc mếu máo ngất đi.
  • ⟹ Cảnh đám tang diễn ra như một tấn hài kịch, bóc trần sự kệch cỡm, xấu xa, giả dối. Một đám ma to tá một đám xã hội lố lăng và đồi bại, bản chất của sự thật ẩn nấp sau cái vẻ bề ngoài xấu xa đến xót xa.

Câu 4: Từ niềm"hạnh phúc" của các nhân vật do cái chết của cụ cố tổ đem lại và cảnh tượng của cái "đám ma gương mẫu”, anh (chị) nhận xét như thế nào về xã hội "thượng lưu” thành thị đương thời? Thái độ của nhà văn đối với xã hội này ra sao?

  • Xã hội "thượng lưu" đương thời:
    • Xã hội suy tàn, chế độ thối nát.
    • Hình ảnh được thể hiện chi tiết trong đoạn văn, biểu tượng cho một điều đó là đồng tiền làm lu mờ con người.
    • Xã hội đó bát nháo, những kẻ bịp bợm, lẳng lơ lại hợp thời được thượng tôn.

Câu 5: Anh (chị) nhận xét gì về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng ở đoạn trích này?

  • Xây dựng những chi tiết mâu thuẫn trào phúng ấn tượng trong đoạn trích:
    • Cảnh đám ma được tổ chức rất đông, rất to.
    • Cảnh cậu Tú tân bắt mọi người phải đóng kịch để chụp hình.
    • Cảnh ông Phán oặt người đi, khóc thảm thiết trên tay Xuân.
  • Nghệ thuật xây dựng và phát triển các tình huống.
  • Giọng văn mỉa mai, sử dụng thủ pháp cường điệu, nói quá được sử dụng một cách linh hoạt.
  • Ngòi bút miêu tả sắc sảo: Những nét riêng của từng nhân vật trong đoạn trích.

Trên đây là bài Soạn văn 11 Hạnh phúc một tang gia tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Hạnh phúc một tang gia.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF