YOMEDIA
NONE

Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng - Ngữ văn 11

Hướng dẫn soạn bài Hạnh phúc của một tang gia giúp các em trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài trong SGK, nắm được kiến thức trọng tâm và cơ bản của bài học Hạnh phúc của một tang gia. Đồng thời các cũng giúp các em so sánh, kiểm tra, đối chiếu lại một vài  kiến thức mà các em đã học để nắm vững kiến thức hơn. Mới các em tham khảo bài soạn dưới đây!

 

2. Tóm tắt nội dung bài học

2.1. Nội dung

  • Qua chương “Hạnh phúc của một tang gia”, Vũ Trọng Phụng đã phê phán quyết liệt, đả kích mạnh mẽ  bản chất lố lăng đồi bại của xã hội thượng lưu ở thành thị lúc bấy giờ (thành thị những năm trước cách mạng tháng 8/ 1945)
  • Chân dung các nhân vật tham gia đám tang (gia đình và tất cả những người tham dự đám tang cụ cố tổ)
  • Cảnh đám ma gương mẫu được tái diễn một cách chi tiết và sâu sắc.

2.2. Nghệ thuật

  • Bút pháp trào phúng, châm biếm sắc sảo (cường điệu, nói ngược, tình tiết, chi tiết đối lập…)
  • Xây dựng nhân vật điển hình

3. Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia chương trình chuẩn

Câu 1: Hạnh phúc của một tang gia là một phần của nhan đề chương XV tiểu thuyết Số đỏ do chính Vũ Trọng Phụng đặt. Anh (chị) có suy nghĩ gì về nhan đề này và tính huống trào phúng của đoạn trích?

  • Nhan đề: lạ, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, nghịch lí
    • Hạnh phúc: vui sướng >< tang gia: đau khổ ⇒ lạ, gây ấn tượng và chú ý mạnh đến người đọc. Bởi có tang gia nào lại mang niềm hạnh phúc.
    • Tác giả dùng sự nghịch lí của một hiện tượng trong một gia đình để nói lên cái bản chất đáng lo đáng ngại của cả một lớp người trong xã hội. Một nghịch lí nực cười và đáng thương, đáng giận biết bao.
  • Tình huống trào phúng trong đoạn trích: Cái chết của cụ cố tổ là điểm khởi nguồn cho mâu thuẫn trào phúng của chương truyện Hạnh phúc một tang gia.
    • Mâu thuẫn trào phúng được thể hiện ngay nhan đề “Hạnh phúc một tang gia”. Cái chết của cụ cố tổ không để lại sự đau buồn hay thương tiếc nào cho đám con cháu và những người xung quanh. Cái chết ấy đem đến niềm vui sướng tột cùng cho một đám người vô tâm, bỏ quên những giá trị truyền thống của dân tộc.
    • Chẳng có sự thương tiếc trong một đám tang mà thay vào đó là niềm vui sướng của những kẻ được hưởng gia tài.
    • Chẳng có sự bối rối của một đám tang bình thường mà thay vào đó là là sự lo lắng, bận rộn đến đáng giận.
    • Một đám ma to to tát và đình đám không phải là sự an ủi cho người đã khuất mà là sự phô trương vô liêm sỉ của một lớp người dối trá, bịp bợm. 

⇒ Nhan đề: vừa gây chú ý cho người đọc, vừa phản ánh đúng một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn. Và mâu thuẫn trào phúng truyện thể hiện cơ bản qua nhan đề đã thể hiện được dụng ý của nhà văn

Câu 2: Vì sao cái chết của cụ cố tổ lại là niềm“hạnh phúc” của mọi thành viên trong đại gia đình cụ? Phân tích những niềm“hạnh phúc” khác nhau của mỗi người trong đại gia đình cụ cố Hồng và những người đến đưa đám ma do cái chết của cụ cố tổ đem lại.

Cái chết cụ cố tổ đem lại hạnh phúc cho mọi thành viên trong gia đình cụ cố tổ bởi:

  • Cái chết của cụ là niềm mong đợi bấy lâu của đám con cháu.
  • Cái chết của cụ gắn với việc tờ di chúc“không còn là lí thuyết viễn vông nữa”

Những niềm hạnh phúc khác nhau của mỗi người trong đại gia đình cụ cố Hồng và những người đến đưa đám ma do cái chết của cụ cố tổ đem lại:

  • Cụ cố Hồng: mong ước được lên chức cố, tỏ vẻ già nua được thực hiện:  nhắm nghiền mắt lại để nghĩ đến lúc mặc áo xô gai, lụ khụ chống gậy vừa ho, vừa khạc vừa khóc mếu máo diễn trò già nua cho thiên hạ trầm trồ “ úi kìa, con giai lớn đã già đến thế kia kìa!”
  • Nhà Văn Minh: được dịp lăng-xê những mốt y phục táo bạo nhất, bà Văn Minh thì sốt cả ruột vì mãi không được mặc những đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen….
  • Cô Tuyết: được dịp mặc bộ y phục“ngây thơ” lố lăng và hớ hênh để thể hiện sự trong trắng.
  • Cậu Tú Tân: sướng điên người vì được dùng cái máy ảnh mới mua, Cậu Tú Tân coi cái chết của ông nội là cơ hội để giải trí để chứng tỏ tài nghệ của mình.
  • Phán mọc sừng (con rể) vô cùng sung sướng và không ngờ không ngờ đến giá trị của cặp sừng trên đầu của mình, và ông tin chắc rằng mình sẽ được trả công xứng đáng vì cặp sừng ấy đã dẫn đến cái chết của cụ cố tổ, thõa mãn mong ước bấy lâu của rất nhiều người.
  • Xuân Tóc Đỏ: danh giá và uy tín ngày càng cao hơn vì đã có công tố cáo Phán mọc sừng trước mặt cụ cố tổ
  • Những người xung quanh: được dịp khoe khoang, phô trương (bạn bè cụ cố Hồng, ông typn, cảnh sát: Min Đơ, Min Toa)

⇒ Mỗi người một niềm hạnh phúc khác nhau; mỗi người mang một vẻ không ai giống ai, điều đó làm cho mâu thuẫn của truyện ngày càng phong phú, ⇒ một lớp người kệch cỡm, lố lăng, đồi bại.

Câu 3: Anh (chị) hãy phân tích cảnh đám ma gương mẫu.

  • Hình thức nghi lễ:“đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu”
    • Có cả Ta, Tây, Tàu hỗn tạp; có vòng hoa, kiệu, lọng, câu đối….
    • Có số lượng người đưa đám quy mô; đủ mọi tầng lớp
  • Cảnh đưa đám:
    • Từ xa: một cái đám ma to tát, đình đám và huyên náo
    • Cận cảnh: con người thì cười đùa mỗi người một kiểu, mỗi người một mục đích tư lợi riêng: Họ cười đùa, bình phẩm, chê bai, cười tình với nhau….
    • Đám tang như một đám hội, dòng người cứ mãi tất bật giả dối "đám cứ đi”
  • Cảnh hạ huyệt:
    • Phán mọc sừng khóc to“Hứt!..Hứt!...Hứt!...” dúi vào tay Xuân Tóc Đỏ đồng bạc năm đồng gấp tư.
    • Cụ cố Hồng khóc mếu máo ngất đi

⇒ Đám tang diễn ra như một tấn hài kịch, bóc trần sự kệch cỡm, xấu xa, giả dối. Một đám ma to tát, một xã hội lố lăng và đồi bại, bản chất của sự thật ấn nấp sau vẻ bề ngoài xấu xa đến xót xa.

Câu 4: Từ niềm“hạnh phúc” của các nhân vật do cái chết của cụ cố tổ đem lại và cảnh tượng của cái“đám ma gương mẫu”, anh (chị) nhận xét như thế nào về xã hội "thượng lưu” thành thị đương thời? Thái độ của nhà văn đối với xã hội này ra sao?

  • Nhận xét về xã hội thượng lưu: nhố nhăng, suy tàn, thối nát, băng hoại những giá trị đạo đức
  • Thái độ của nhà văn: Phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối, bịp bợm của xã hội bấy giờ. Đả kích và châm biếm sâu cay, thâm thúy những thói xấu xa của xã hội. Đồng thời đâu đấy độc giả vẫn cảm nhận rõ sự chua chát trong tiếng cười tưởng chừng như lạnh lùng ấy của Vũ Trọng Phụng.

Câu 5: Anh (chị) nhận xét gì về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng ở đoạn trích này?

  • Từ một tình huống trào phúng cơ bản (hạnh phúc của một gia đình có tan) tác giả đã triển khai mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau, tạo nên một màn hài kịch, phong phú và biến hóa khôn lường gây nhiều thú vị cho người đọc.
  • Tác giả sử dụng thủ pháp quen thuộc để gây tiếng cười: phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt nhưng cùng tồn tại trong một sự vật, một con người để từ đó làm bật lên tiếng cười châm biếm.
  • Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nhiều thủ pháp cường điệu: nói ngược, nói mỉa mai… được sử dụng một cách linh hoạt (Chẳng hạn, cái chết của cụ tổ khiến mọi người trong cái đại gia đình bất hiếu không ai giống ai. Đặc biệt, đám rước đưa ma được tổ chức nhố nhăng, lố bịch và nó trở thành cơ hội tốt để mọi người gặp gỡ, giao lưu, phô trương thanh thế và cười cợt, nói xấu, nói mỉa nhau...)
  • Vũ Trọng Phụng đã dụng công để xây dựng nên một số nhân vật điển hình. Chẳng hạn: Xuân Tóc Đỏ với bản chất của một tên đểu cán đại diện cho những tên ma cà bông, vô học, vô lại,...

Trên đây là gợi ý trả lời hệ thống câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản trong SGK để giúp các em soạn bài Hạnh phúc của một tang gia được thuận tiện hơn. Ngoài ra, để củng cố lại hệ thống kiến thức đã học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Hạnh phúc của một tang gia.

4. Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia chương trình Nâng cao

Câu 1: Hãy tóm tắt nội dung từng đoạn đã được đánh số.

  • Đoạn 1: Cụ cố tổ hơn 80 tuổi chết.
  • Đoạn 2: Sự sung sướng của các thành viên trong gia đình khi ông cụ cố tổ chết thật.
  • Đoạn 3: Lễ cất đám được tiến hành theo lối Ta, Tàu, Tây cùng những màn phô diễn thời trang của các thành viên trong gia đình khi đưa tang.
  • Đoạn 4: Hình ảnh đám ma làm huyên náo cả một thành phố.
  • Đoạn 5: Quang cảnh và sự nhốn nháo lúc hạ quan tài.

Câu 2: Mâu thuẫn trào phúng cơ bản được thể hiện qua đoạn trích là gì? Mâu thuẫn ấy được thể hiện qua nhan để đoạn trích ra sao? Hãy chỉ ra "hạnh phúc" riêng của mỗi nhân vật trong "hạnh phúc" chung của tang gia và ý nghĩa trào phúng toát ra từ đấy.

  • Mâu thuẫn trào phúng cơ bản được thể hiện qua đoạn trích là: sự hạnh phúc của các thành viên trong gia đình khi cụ cố tổ chết; Câu chuyện của Xuân tóc đỏ và cái chết của cụ tổ - một kẻ có tội như Xuân ngờ đâu lại trở thành có đại công với gia đình.
  • Mâu thuẫn ấy được thể hiện qua nhan đề của đoạn trích phản ánh rất đúng 1 sự thật mỉa mai, hài hước: con cháu của đại gia đình này thật sự sung sướng, hạnh phúc khi cụ cố tổ chết. Đây cũng là tình huống trào phúng chính yếu của toàn bộ chương truyện. Tang gia mà lại hạnh phúc. Nhà có tang mà lại vui vẻ, sung sướng.

⟹ Nhan đề phản ánh 1 sự mâu thuẫn trong tâm lí con người: 1 bên là sự hạnh phúc của con người, 1 bên là sự mất mát không thể bù đắp được, vậy mà chúng lại song hành, gắn kết với nhau, đúng là truyện bi hài đáng cười.

  • Niềm hạnh phúc của những người trong gia đình cụ cố tổ.
    • Cụ cố Hồng:
      • Tuy 50 tuổi nhưng lâu nay chỉ mơ ước được gọi là cụ cố.
      • Dịp may đã tới, cụ nhắm nghiền mắt nghĩ đến lúc được mặc áo xô gai.
      • Lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu máo diễn trò già nua, ốm yếu giữa phố đông người để cho thiên hạ phải trầm trồ
      • ⟹ Nhân vật này điển hình cho loại người ngu dốt, háo danh.
    • Văn Minh - nhà cải cách y phục Âu hóa "phân vân", "đăm đăm chiêu chiêu", "vò đầu rứt tóc" nhưng không phải vì cái chết của cụ cố tổ mà là làm thế nào để cái chúc thư kia sớm đi vào thời kì thực hành và xử trí với Xuân Tóc Đỏ ra sao khi hắn có "2 cái tội nhỏ" nhưng "1 cái ơn to".
      • ⟹ Đây là cơ hội để ông quảng cáo hàng, để kiếm tiền.
    • Bà Văn Minh được mặc đồ xô gai tân thời và được dịp lăng-xê những mốt y phục táo bạo nhất.
    • Cô Tuyết được dịp "mặc bộ y phục Ngây thơ, xinh xinh" đồng thời "trên mặt lại hơi có một vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt 1 nhà có đám".
    • Ông Phán mọc sừng cũng thật sự sung sướng vì không ngờ rằng cái sừng trên đầu mình lại có giá trị đến thế và ông tin chắc rằng mình sẽ được trả công xứng đáng.
    • Xuân Tóc Đỏ thì danh giá và uy tín càng cao vì chính nhờ hắn mà cụ cố tổ chết. 
    • "Niềm hạnh phúc" còn lây ra cả những người ngoài tang quyến.
      • Hai viên cảnh sát Min Đơ và Min Toa đang lúc thất nghiệp thì được thuê giữ trật tự cho đám tang, đã "sung sướng cực điểm".
      • Xã hội trưởng giả bè bạn cụ cố Hồng được dịp khoe các thứ huy chương, phẩm hàm
      • Sư cụ Tăng Phú thì "sung sướng mà vênh váo" vì tin chắc rằng trong số thiên hạ đứng xem ở các phố thế nào cũng có người nhận ra rằng "sư cụ đã đánh đổ được Hội Phật giáo".
      • ⟹ Chi tiết hài hước: Ông sư này không đến làm lễ mà để thiên hạ nhận ra mình với thành tích: đánh đổ Hội Phật giáo.

Câu 3: Hãy phân tích cách Vũ Trọng Phụng miêu tả đám ma trong hai đoạn cuối. (Lưu ý: Sự kết hợp giữa miêu tả toàn cảnh và cận cảnh đám tang cùng hiệu quả do thủ pháp này tạo ra). Riêng chi tiết "đám cứ đi..." lặp lại trong đoạn 4 có tác dụng gì đặc biệt về mặt nghệ thuật?

 

  • Phân tích cách Vũ Trọng Phụng miêu tả đám ma trong hai đoạn cuối
    • Một "đám ma to" được tổ chức "theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc xoảng và bú dích".
    • Cái đáng cười: đám ma hổ lốn, tạp pí lù, đám ma mà như đám rước.
    • Người đi đưa: đông đúc, sang trọng, nam nữ "chim nhau, cười tình với nhau, Đám tang như đám hội, dòng người cứ mãi tắt bật giả dối “đám cứ đi” ⟹ Đám tang thành đám diễn trò bịp bợm, lố lăng, đồi bại về văn hóa.
    • Hàng phố "nhốn nháo cả lên khen đám ma to", họ chú ý kiểu quần áo tang của tiệm may Âu hóa.
    • Cảnh hạ huyệt: Phán mọc sừng khóc to dúi vào tay Xuân tóc đỏ năm đồng xu gấp tư, cụ cố Hồng khóc mếu máo ngất đi. ⟹ Cảnh đám tang diễn ra như một tấn hài kịch, bóc trần sự kệch cỡm, xấu xa, giả dối. Một đám ma to tá, một đám xã hội lố lăng và đồi bại, bản chất của sự thật ẩn nấp sau cái vẻ bề ngoài xấu xa đến xót xa.
  • Chi tiết "đám cứ đi..." lặp lại trong đoạn 4 có tác dụng 
    • ​Nhấn mạnh sự lố bịch,kệch cỡm khi mà cuộc đưa tang vẫn chưa kết thúc của những thành viên trong gia đình và những người đưa tang. 
    • Qua đó, nhà văn muốn phơi bày tất cả sự giả dối, bịp bợm, vô đạo đức của cái xã hội thượng lưu đang hãnh tiến, đắc chí.

Câu 4: Lời văn của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia đậm chất trào phúng. Hãy tìm và phân tích một số dẫn chứng tiêu biểu trong cách dùng từ, cách so sánh, cách đặt câu, dựng đoạn, cách tạo giọng văn,...để làm rõ điều đó.

  • Gợi ý:
    • Sự trào phúng thể hiện rõ trong nhan đề: Nhan đề của đoạn trích phản ánh rất đúng 1 sự thật mỉa mai, hài hước: con cháu của đại gia đình này thật sự sung sướng, hạnh phúc khi cụ cố tổ chết.
    • Trong cách dùng từ: chết thật, lang băm, cái chết làm cho nhiều người sung sướng, chưa đánh mất cả chữ trinh,...
    • Cách so sánh: như những vị danh y biết tự trọng, chết một cách bình tĩnh, ...

Câu 5: Qua đoạn trích này Vũ Trọng Phụng đã tập trung phê phán điều gì ở xã hội tư sản thành thị hồi bấy giờ?

  • Tác giả đã tố cáo một xã hội nhố nhăng, suy tàn, thối nát, băng loạn những giá trị đạo đức, giả dối, bịp bợm, vô đạo đức của cái xã hội thượng lưu thời bấy giờ. Từ đó nhà văn đả kích châm biếm sâu cay, thâm thuý những thói xấu xa của xã hội.

5. Hướng dẫn luyện tập

Câu 2: Hãy chỉ ra những mâu thuẫn và những chân dung trào phúng ở đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.

Gợi ý làm bài

  • Mâu thuẫn trào phúng: nguyên tắc gây tiếng cười là phải phát hiện và diễn tả những mâu thuẫn nghịch lí, những điều trái khoáy, ngược đời để bóc trần bản chất của sự việc hiện tượng.
  • Mâu thuẫn trào phúng được thể hiện ngay nhan đề"Hạnh phúc một tang gia” => tính chất ngược đời của một sự việc, tang gia không sự buồn bã, khổ đau mà hạnh phúc, vui sướng è một hạnh phúc thật khiến con người ta đau lòng. Tang gia mang đến sự bối rối, nhưng là sự bối rối của những kẻ toan tính làm sao cho thão khát khao, niềm vui, lợi ích của bản thân, một sự bối rối giả tạo.
  • Mâu thuẫn giữa cái thật và cái giả:
    • Từ một cái chết thật đến đám ma giả: “ba hôm sau, ông cụ già chết thật”à một cái chết đã được mong đợi từ lâu, sự chậm trễ bấy lâu nay của cái chết kia đã là sự đau khổ của đám con cháu vô tâm vô, vô tình . Và cái chết kia cũng đã thật sự là một cái chết thật mang đến những niềm vui riêng cho đám con cháu. Để rồi, một đám ma to tát được tổ chức như đám rước, đám hội khiến ai cũng trầm trồ. Nhưng điều quan trọng nhất của một đám ma, điều cơ bản, đặc trưng lại không hề tồn tại trong đám ma của cụ cố tổ: lòng thương tiếc chân thành dành cho người quá cố không hề hiển hiện trong  lòng của đám con cháu cụ và mọi người xung quanh.
    • Từ một đám ma giả đến hạnh phúc có thật: đằng sau những gương mặt, hành động, tiếng khóc mang vẻ đau thương là sự toan tính lạnh lùng, là niềm vui, hạnh phúc sắt đá của đám con cháu bất hiếu, là nụ cười vô tâm của bao người đến dự đám tang.
  • Chân dung trào phúng: những chân dung biếm họa được tác giả kí thác những nét vẽ tài tình với từng nỗi niềm riêng, những hạnh phúc quái gỡ kì lạ.
  • Cụ cố Hồng ( con trai cụ cố tổ): hút thuốc phiện liên tục, ngất ngây, hạnh phúc, hãnh diện vì mơ màng nghĩ đến cảnh được mặc áo xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu máo để cho thiên hạ bình phẩm ngợi khen.
  • Cụ bà: chạy đôn chạy đáo lo đám cưới chạy tang cho cô con gái hư hỏng, biết ơn ông đốc tờ Xuân…
  • Ông Văn Minh: hạnh phúc vì sắp được một phần gia tài, vì tờ di chúc sắp được thực hiện, đăm đăm chiêu chiêu” vì không biết xử trí Xuân Tóc Đỏ ra sao với hai cái tội nhỏ và một cái ơn to.
  • Vợ Văn Minh: sốt ruột vì mãi không được mặc đồ xô gai tân thời
  • Cậu Tú Tân: điên người lên vì cậu đã chuẩn bị sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi chưa dùng đến, đến lúc hạ huyệt thì cậu như là một đạo diễn để bày trò diễn những điều giả dối
  • Tuyết: hạnh phúc vì đám tang là lúc được dịp mặc bô y phục ngây thơ để chứng tỏ sự không hư hỏng. Một nét buồn lãng mạn trên khuôn mặt cô không dành cho người quá cố mà là sự mong đợi được thấy Xuân Tóc Đỏ
  • Phán Mọc Sừng: hả hê vì được bố vợ nói nhỏ vào tai sẽ chia them cho tiền, khóc“oặt người đi” để kịp dúi vào tay Xuân Tóc Đỏ tờ giấy bạc năm đồng gấp tư.

⇒ Những nỗi niềm riêng bên cạnh hạnh phúc chung của một đại gia đình bất hiếu đã được tác giả khắc họa một cách tinh tế và tài tính. Chỉ một hành động nhỏ, một cử chỉ hay một ánh mắt, tác giả đã đưa người đọc đến gần hơn với bản chất, với sự thật về của việc và con người. Mỗi chân dung nhân vật là một khía cạnh của sự thật đời sống bấy giờ, mỗi nhân vật bước ra từ trang sách lại để lại lòng người những đặc điểm riêng về bản chất không thể quên. Vũ Trọng Phụng đã kết hợp những sắc thái chung và riêng để miêu tả cái toàn cảnh, viễn cảnh với cái cụ thể, cận cảnh làm cho bức tranh hiện thực được tái hiện sinh động hơn, ý nghĩa phê phán càng sâu sắc hơn.

6. Một số bài văn mẫu về văn bản Hạnh phúc của một tang gia

Nhắc tới Vũ Trọng Phụng không ai khỏi bật cười ra nước mắt trước những tác phẩm của ông. Trong đó, Hạnh phúc của một tang gia là một trong những tác phẩm mang tính châm biếm cao. Trước tình hình xã hội phong kiến lúc bấy giờ, con người ta thay đổi, lòng người thay đổi, biến tang gia thành hạnh phúc của mình. Chính nhan đề tác phẩm đã nói lên một phần trong nghệ thuật sáng tác của ông đó chính là trào phúng, mỉa mai, hài hước. Để cảm nhận được sâu sắc và nắm được cách triển khai bài văn viết, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

7. Hỏi đáp về văn bản Hạnh phúc của một tang gia

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

ZUNIA9
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF