YOMEDIA

Phương pháp và bài tập tổng hợp về Các dạng chuyển động cơ và vận tốc trung bình môn Vật Lý 8

Tải về
 
NONE

Chuyên đề Phương pháp và bài tập tổng hợp về Các dạng chuyển động cơ và vận tốc trung bình môn Vật Lý 8 năm 2021 dưới đây tổng hợp lại những kiến thức quan trọng đã học, qua đó giúp các em có thể tự luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập tốt kiến thức, chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho kì thi sắp tới của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

PHƯƠNG PHÁP VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ CÁC DẠNG CHUYỂN ĐỘNG CƠ VÀ VẬN TỐC TRUNG BÌNH

 

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

a. Các dạng chuyển động cơ

- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

b. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều

Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng công thức :

vtb = s / t

Trong đó s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Bài 1: Một thang cuốn tự động đưa khách từ tàng trệt lên lầu trong siêu thị mất thời gian 1 phút . Nếu thang chạy mà khách bước lên thì mất 40 giây . Nếu thang ngừng thì khách phải đi lên trong bao lâu ?

Hướng dẫn giải

Gọi S là quãng đường :

V1; V2 lần lượt là vận tốc của tháng máy và nguười đi bộ.

Thang máy chạy : S = 60s = 40s . V1 + 20s. V1

Nếu thang máy vừa chạy ,người đó vừa đi :

S=40V1+40V2

Ta có V1 . 20 = V2 . 40

=> S = V1 . 60s = V2 . 120s

=> Thời gian tìm là 120s = 2 phút

Bài 2: Chuyển động nào sau đây là chuyển động không đều?

A. Cánh quạt quay ổn định.

B. Chiếc bè trôi theo dòng nước với vận tốc 5 km/h.

C. Tàu ngầm đang lặn sâu xuống nước.

D. Chuyển động của vệ tinh địa tĩnh quanh Trái Đất.

Hướng dẫn giải

Chuyển động của tàu ngầm đang lặn sâu xuống nước là chuyển động không đều

⇒ Đáp án C

Bài 3: Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều?

A. Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống.

B. Vận động viên chạy 100m đang về đích.

C. Máy bay bay từ Hà Nội vào Hồ Chí Minh.

D. Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều.

Hướng dẫn giải

Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều

⇒ Đáp án D

Bài 4: Lúc 7 giờ sáng có hai xe cùng xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 60 km, chúng chuyển động đều và cùng chiều. Xe thứ nhất khởi hành từ A đến B với vận tốc 30km/h, xe thứ 2 khởi hành từ B với vận tốc 40km/h.

a. Tính khoảng cách giữa hai xe sau 1 giờ kể từ lúc xuất phát.

b. Sau khi xuất phát được 1 giờ, xe thứ nhất (từ A) tăng tốc và đạt đến vận tốc 50km/h. Hãy xác định thời điểm xe thứ nhất đuổi kịp xe thứ hai, khi đó hai xe cách A bao nhiêu km.

c. Xác định thời điểm hai xe cách nhau 10 km?

Hướng dẫn giải

a)đường các xe đi được sau thời gian t1 = 1 giờ

  • a. Quãng Xe I: S1 = v1t1 = 30km. 
  • Xe II: S2 = v2t1 = 40km 

Vì khoảng cách ban đầu giữ hai xe là: S = 60km.

Khoảng cách giữa hai xe sau 1 giờ là: l = S2 + S - S1 = 70km.

b. - Chọn trục tọa độ 0x trùng với đường thẳng AB, chiều dương từ A đến B, gốc tọa độ tại vị trí xe thứ nhất đi được 1 giờ, gốc thời gian lúc 8 giờ sáng.

- Phương trình tọa độ của hai xe:

  • Xe I: x1 = v3. t = 50.t (1)
  • Xe II: x2 = 70 + v2 .t = 70 + 40.t (2)

- Khi xe thứ nhất đuổi kịp xe thứ 2 thì: x1 = x2 hay 50.t = 70 + 40.t => t = 7h

Vậy xe I đuổi kịp xe II lúc 15 h

Thay t = 7 vào (1) được: x1 = v1t = 50.t = 350 km

Vậy xe I đuổi kịp xe II thì 2 xe cách A 380 km hay cách B 290 km.

c)

c. Thời điểm hai xe cách nhau 10 km:│x1 - x2│= 10

  • Trường hợp 1: x1 - x2 = 10 thay được t = 8h
    • Vậy hai xe cách nhau 10 km lúc 16h.
  • Trường hợp 2: x1 -x2 = -10 thay được t = 6h
    • Vậy hai xe cách nhau 10 km lúc 14h.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tàu Thống Nhất TN1 đi từ ga Huế vào ga Sài Gòn mất 20h. Biết vận tốc trung bình của tàu là 15m/s. Hỏi chiều dài của đường ray từ Huế vào Sài Gòn?

A. 1000km                    

B. 1333km                    

C. 3000km                    

D. 1080km

Câu 2: Một học sinh vô địch trong giải điền kinh ở nội dung chạy cự li 1.000m với thời gian là 2 phút 5 giây. Vận tốc của học sinh đó là

A. 4,88m/s                     

B. 40m/s                        

C. 8m/s                          

D. 120m/s

Câu 3: Hai bến sông A và B cách nhau 24 km, dòng nước chảy đều theo hướng A đến B với vận tốc 6km/h. Một canô đi từ A đến B mất 1h. Cùng với canô đó đi ngược dòng mất bao lâu? Biết công suất máy của canô là không đổi.

A. 1h 30 phút               

B. 1h 15 phút               

C. 2h                              

D. 2,5h

Câu 4: Thả viên bi trên máng nghiêng và máng ngang như hình vẽ.

Phát biểu nào dưới đây chưa chính xác

A. Viên bi chuyển động chậm dần từ B đến C

B. Viên bi chuyển động nhanh dần từ A đến B

C. Viên bi chuyển động không đều trên đoạn AC

D. Viên bi chuyển động nhanh dần từ A đến C

Câu 5: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 0,9km trong thời gian 10 phút. Vận tốc trung bình của học sinh đó là:

A. 15 m/s                       

B. 1,5 m/s                      

C. 9 km/h                      

D. 0,9 km/h

Câu 6: Một ô tô lên dốc với vận tốc 16km/h, khi xuống lại dốc đó, ô tô này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốc. Vận tốc trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là

A. 24km/h                     

B. 32km/h                     

C. 16km/h                     

D. 21,33km/h

Câu 7: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều?

A. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất

B. Chuyển động của đầu cánh quạt

C. Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống

D. Chuyển động của xe buýt từ Thủy Phù lên Huế

ĐÁP ÁN

1

B

5

C

2

B

6

D

3

D

7

A

4

D

 

 

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Các dạng chuyển động cơ và vận tốc trung bình môn Vật Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON