YOMEDIA

Phân tích hai đoạn thơ đầu trong tác phẩm Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ để thấy được tư tưởng của bài thơ

Tải về
 
NONE

Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu phân tích hai đoạn thơ đầu trong tác phẩm Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ để thấy được tư tưởng của bài thơ dưới đây để nắm vững hơn nội dung và nghệ thuật qua hai khổ thơ đầu Nhớ rừng, từ đó phần nào thấu hiểu tâm tư của tác giả. Chúc các em có thêm bài văn mẫu hay để tham khảo.

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy Phân tích hai đoạn thơ đầu trong tác phẩm Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ để thấy được tư tưởng của bài thơ

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu bài thơ Nhớ rừng và tác giả Thế Lữ
  • Dẫn dắt vào vấn đề: phân tích hai đoạn thơ đầu trong tác phẩm Nhớ rừng để thấy được tư tưởng của bài thơ

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Xuất xứ: Bài thơ “Nhớ rừng” được Thế Lữ sáng tác vào nãm 1934, lần đầu đăng báo, sau được n trong tập “Mấy vần thơ”( 1935).
    • Chủ đề: Mượn lời con hổ ở vườn bách thú, tác giả đã thể hiện tâm sự u uất và niềm khao khát tự do mãnh liệt, cháy bỏng của con người bị giam cầm, nô lệ. Bài thơ đã khơi dậy tình cảm yêu nước, niềm uất hận và lòng khát tự do của con người Việt Nam khi cang bị ngoại bang thống trị.
  • Nội dung
    • Tình cảnh con hổ trong vườn Bách thú
      • Gặm một khối căm hờn
      • Nằm dài trông ngày tháng dần qua
      • Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ….
      • Tâm trạng căm hờn, uất hận và nỗi ngao ngán trong cảnh tù hãm
      • Tâm trạng chán ghét cuộc sống hiện tại (tầm thường, giả dối…)
    • Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hoang dã
      • Bóng cả, cây già
      • Tiếng gió gào ngàn, giọng buồn thét núi
      • Thét khúc trường ca dữ dội
      • Bước chân dõng dạc, đường hoàng
      • Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
      • Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc

-->Vẻ đẹp mãnh liệt, oai hùng của chúa rừng giữa thiên nhiên hoang dã

==>Một sự tự tại, dáng vẻ vô cùng đẹp đẽ trong thế giới hoang dã đại ngàn…….

  • Nhận xét:
    • Hình ảnh con hổ trong đoạn thơ đã tái hiện thật sâu sắc hiện thực của dân tộc với bao tâm tư của người dân Việt
    • Không chỉ là tiếng lòng của con hổ, mà ở đó ta thấy rõ nỗi căm ghét, u uất cảnh đời nô lệ của người dân Việt Nam nhưng vẫn son sắt, thủy chung với giống nòi, non nước

c. Kết bài

  • Nêu cảm nhận, đánh giá chung
  • Mở rộng vấn đề bằng những suy nghĩ và liên tưởng của cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích hai đoạn thơ đầu trong tác phẩm Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ để thấy được tư tưởng của bài thơ

Gợi ý làm bài

Thế Lữ là một cây bút tiêu biểu của phong trào thơ Mới ở Việt Nam, ông có những sáng tác tiêu biểu, góp phần to lớn làm phong phú thêm nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Thế Lữ, đó là bài thơ “Nhớ rừng”. Bài thơ mượn lời của một con hổ sa cơ, bị giam giữ trong lồng sắt, tác giả đã thể hiện được tâm sự, niềm u uất của cả một thế hệ bị giam cầm nô lệ với khát khao tự do mãnh liệt. Bài thơ thể hiện được tâm trạng của cả thế hệ người, hơn nữa nó còn khơi dậy tinh thần yêu nước, khát khao độc lập, tự do mạnh mẽ của toàn dân tộc.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ Thế Lữ đã vẽ ra không gian nhỏ hẹp mà đầy tù túng, bức bối nơi con hổ bị giam cầm. Nỗi cô đơn, sự bực bội, phẫn uất của con hổ được thể hiện trọn vẹn. Qua hình ảnh đó ta có thể cảm nhận được phần nào tình cảnh mất tự do cũng như tâm trạng đầy phẫn uất của chúa sơn lâm rừng già:

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Vẫn là dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, oai phong ấy, đó chính là hình ảnh uy nghi của chính mình, của những bước chân đầy tự do, phóng khoáng “ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng”, đó chính là dáng vẻ oai vệ, uyển chuyển của chính mình “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”, trong những bước chân tự do ngày ấy, con hổ có thể tự chủ mọi thứ xung quanh mình, sống chan hòa với thiên nhiên,với cỏ cây, hoa lá “Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”. Đó là cuộc sống tự do, tự tại của chúa tể sơn lâm, dòng hồi tưởng cũng khiến con hổ tự hào về quá khứ đã xa của mình “Ta biết ta chúa tể muôn loài”, vì là đấng tối cao nơi rừng già nên mọi hành động của nó đều khiến cho vạn vật nể sợ “Là khiến cho mọi vật đều im hơi”.

Như vậy, mượn lời của một con hổ bị giam giữ nơi sở thú, nhà thơ Thế Lữ thể hiện được sự mất tự do, cuộc sống tù túng của cả một thế hệ ở thời đại mình sinh sống, đó cũng chính là giai đoạn tự do, độc lập của dân tộc bị lũ xâm lược kìm hãm, giam cầm. Bài thơ thể hiện được sự xót xa của nhà thơ về quá khứ tự do, tự tại, đồng thời thể hiện thái độ chống cự đến cùng của nhà thơ đối với sự kìm hãm ấy.

Học 247 tin rằng với tài liệu văn mẫu Phân tích hai đoạn thơ đầu trong tác phẩm Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ để thấy được tư tưởng của bài thơ trên, các em đã có thêm những kiến thức thú vị và mới mẻ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về bài thơ Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON