YOMEDIA

Ôn tập HK2 phần Tiếng Việt môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Nguyễn Chí Thanh

Tải về
 
NONE

HOC247 chia sẻ đến các em tài liệu Ôn tập HK2 phần Tiếng Việt môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Nguyễn Chí Thanh​ năm 2020 được cập nhật và tổng hợp từ Trường THCS Nguyễn Chí Thanh. Tài liệu giúp các em ôn lại tri thức đã học để củng cố và rèn luyện tốt hơn. Hãy cùng HOC247 luyện tập nhé, chúc các em có một kì thi đạt kết quả cao.

ADSENSE
YOMEDIA

                                                 

ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT LỚP 6 HỌC KÌ II

I. Phó từ là gì?

  • Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
  • Các loại phó từ
  • Phó từ đứng trước động từ, tính từ thường bổ sung ý nghĩa về quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến.
  • Phó từ đứng sau động từ, tính từ thường bổ sung ý nghĩa về mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

II. So sánh là gì ?

  • So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
  • Cấu tạo của phép so sánh

   Bao gồm bốn yếu tố: sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật dùng để so    sánh.

  • Các kiểu so sánh
  • So sánh ngang bằng.
  • So sánh không ngang bằng.
  • Tác dụng của so sánh.

Vừa có tác dụng gợi hình giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; Vừa có tác dụng biểu hiện tượng, tình cảm sâu sắc.

III. Ẩn dụ là gì ?

  • Khái niệm: Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
  • Tác dụng: Làm cho câu văn, câu thơ có tính hàm súc, tăng tính gợi hình, gợi cảm.

 IV. Nhân hóa là gì ?

  • Nhân hóa là gọi hay tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
  • Các kiểu nhân hóa.
  • Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
  • Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
  • Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
  • Tác dụng của phép nhân hóa: Làm cho lời thơ, lời văn có tính biểu cảm cao.

V. Hoán dụ là gì ?

  • Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
  • Các kiểu hoán dụ.
    • Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
    • Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
    • Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
    • Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

VI. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu.

Thành phần chính của câu là thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn ; thành phần phụ là thành phần không bắt buộc có mặt.

1. Vị ngữ.

  • Là thành phần chính của câu.
  • Có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian.
  • Có thể trả lời các câu hỏi : làm gì, làm sao, như thế nào hoặc là gì ?.
  • Cấu tạo của vị ngữ: thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.

2. Chủ ngữ.

  • Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái...được miêu tả ở vị ngữ.
  • Có thể trả lời các câu hỏi: ai hoặc cái gì ?, con gì ?
  • Cấu tạo : Thường là danh từ, cụm danh từ, đại từ.

VII. Câu trần thuật đơn :

  • Về ý nghĩa : câu trần thuật đơn thường được dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự vật, sự việc hay để nêu một ý kiến.
  • Về cấu tạo: câu trần thuật đơn do một cụm chủ vị tạo thành.

VIII. Câu trần thuật đơn có từ là:

1. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là.

  • Câu trần thuật đơn có từ là câu có vị ngữ do từ là kết hợp với danh từ hoặc cụm danh từ, động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.
  • Khi biểu thị ý phủ định, vị ngữ kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.

2. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là: Gồm có

  • Câu định nghĩa.
  • Câu giới thiệu.
  • Câu miêu tả.
  • Câu đánh giá

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tư liệu Hệ thống hoá kiến thức HK2 phần Tiếng Việt môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Nguyễn Chí Thanh. Để xem được đầy đủ nội dung, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề thi thử cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong kì thi sắp tới. 

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Tân Hưng

                                                                                           ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF