HỌC247 xin giới thiệu đến các em Một số bài toán cơ bản ôn tập chương 3 môn Hóa học 8. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.
MỘT SỐ BÀI TOÁN CƠ BẢN ÔN TẬP CHƯƠNG 3 MÔN HÓA HỌC 8
Bài tập tính toán số mol, khối lượng, tỉ khối.
Bài 1: Tính số hạt (nguyên tử hoặc phân tử) có trong:
a) 0,4 mol Fe. h) 2,5 mol Cu.
b) 0,25 mol Ag i) 1,25 mol Al.
c) 0,125 mol Hg. k) 0,2 mol O2.
d) 1,25 mol CO2. l) 0,5 mol N2.
Bài 2: Tính số mol của:
a) 1,8 N H2. c) 2,5 N N2.
b) 3,6 N NaCl. d) 0,06.1023 C12H12O11.
Bài 3: Tính khối lượng của:
a) 5 mol oxi h) 4.5 mol oxi.
b) 6.1 mol Fe i) 6.8 mol Fe2O3.
c) 1.25 mol S k) 0.3 mol SO2
d) 1.3 mol SO3. l) 0.75 mol Fe3O4;
e) 0,7 mol N m) 0,2 mol Cl
Bài 4: Tính thể tích của ở đktc
a) 2,45 mol N2. f) 3,2 mol O2.
b) 1,45 mol CO2. g) 0,15 mol CO2
c) 0,2 mol NO2; h) 0,02 mol SO2
Bài 5: Tính thể tích khí ở đktc của:
a) 0,5 mol H2 d) 0,8 mol O2.
b) 2 mol CO2 e) 3 mol CH4.
c) 0,9 mol N2 f) 1,5 mol H2.
Bài 6: Tính thể tích của hỗn hợp gồm 14 g nitơ và 4 g khí NO.
Bài 7: Một hỗn hợp khí X gồm 0,25 mol khí SO2; 0,15 mol khí CO2; 0,65 mol khí N2và 0,45 mol khí H2.
a) Tính thể tích của hỗn hợp khí X (đktc).
b) Tính khối lượng của hỗn hợp khí X.
Bài 8: Tính số hạt vi mô (nguyên tử hoặc phân tử)
a) 0,25 mol O2
b) 27 g H2O
c) 28 g N;
d) 50 g CaCO3;
Bài 9: Trong 20 g NaOH có bao nhiêu mol NaOH và bao nhiêu phân tử NaOH? Tính khối lượng của H2SO4 có phân tử bằng số phân tử của 20 g NaOH trên.
Bài 10: Một mẫu kim loại sắt có số nguyên tử nhiều gấp 5 lần số nguyên tử của 12,8 g kim loại đồng. Tìm khối lượng của mẫu kim loại sắt trên.
Bài 11: Cần phải lấy bao nhiêu gam NaOH để có số phân tử gấp đôi số phân tử của 7,3 g axit clohidric HCl.
Bài 12: Cho biết số mol nguyên tử hidro có trong 32 g CH4 là bao nhiêu, đồng thời tính thành phần phần trăm khối lượng của hidro trong hợp chất CH4.
Bài 13: Tính tỉ khối của hỗn hợp khí đối với khí hay hỗn hợp khí khác, hoặc đối với không khí.
Bài 14: Tính tỉ khối của các khí
a) CO với N2.
b) CO2 với O2.
c) N2 với khí H2.
d) CO2 với N2.
e) H2S với H2.
f) CO với H2S
Bài 15: Tính tỉ khối của các khí đối với không khí:
a) N2.
b) CO2.
c) CO.
d) C2H2.
e) C2H4
f) Cl2
Bài 16: Có những khí sau: H2S; O2; C2H2; Cl2.
a) Những khí nào nặng hay nhẹ hơn khí hidro bao nhiêu lần?
b) Những khí nào nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
c) Khí nào nặng nhất?
d) Khí nào nhẹ nhất ?
...
Trên đây là phần trích dẫn Một số bài toán cơ bản ôn tập chương 3 môn Hóa học 8, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!