YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập ôn tập môn Hóa học 8 năm 2019-2020

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Lý thuyết và bài tập ôn tập môn Hóa học 8 năm 2019-2020, tài liệu gồm 2 phần lý thuyết và bài tập lời giải đi kèm sẽ giúp các em học sinh củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích phục vụ công tác dạy và học của quý thầy cô và các em!

ADSENSE
YOMEDIA

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 8 NĂM 2019-2020

 

NGUYÊN TỬ

1. Khái niệm: là hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện

2. Cấu tạo:

+ Hạt nhân: gồm hạt proton mang điện tích dương và notron không mang điện tích

+ Vỏ: gồm các hạt e lectron mang điện tích âm

3. Khối lượng : khối lượng của nguyên tử gần bằng khối lượng của tổng số hạt proton và hạt nowtron do khối lượng của hạt electron là vô cùng nhỏ gần như không đáng kể nên có thể bỏ qua khi tính.

Bài 1: Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt từng loại.
Bài 2: Nguyên tử B có tổng số hạt là 28. Số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Tính số p, n , e.

Bài 3: Nguyên tử Sắt có điện tích hạt nhân là 26+. Trong nguyên tử, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Hãy xác định số khối của nguyên tử Sắt.

Bài 4: Nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định cấu tạo nguyên tử. Đối chiếu bảng các nguyên tố SGK xem M là nguyên tố nào?

Bài 5: Tổng số hạt trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35 %. Tính số hạt mỗi loại. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.

Bài 6: Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 48, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Tính số hạt mỗi loại.

Bài 7: Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron, electron là 116 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Xác định số hạt từng loại.

Bài 8: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12. Tính số proton mỗi loại.

Bài 9: Tổng số hạt p,n,e trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8. Tính số proton mỗi loại.

Bài 10: Chọn câu phát biểu đúng trong các câu sau:

a) Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa điện gọi là nguyên tử.

b) Nguyên tử được tạo bởi những hạt nhỏ hơn và không mang điện là proton, notron, electron.

c) Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và notron. Số proton bằng số notron.

d) Vỏ nguyên tử tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.

e) Các nguyên tử cùng loại đều có cùng số proton và số notron trong hạt nhân.

f) Trong nguyên tử, số proton bằng số electron

g) Các hạt proton, notron và electron đều có cùng khối lượng.

h) Trong nguyên tử, electron luôn chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số electron nhất định.

i) Nhờ có electron mà các nguyên tử có thể liên kết được với nhau.

Bài 11: Tổng số hạt trong nguyên tử là 28. Trong đó số hạt không mang điện xấp xỉ 35%. Tính số hạt một loại trong nguyên tử. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử biết rằng nó có 2 lớp electron và lớp trong cùng có 2 electron.

Bài 12: Điền tên hạt tạo thành nguyên tử vào các câu sau đây

a)…………và ……….. có điện tích như nhau, chỉ khác dấu.

b) ……….. và ……… có cùng khối lượng, còn ………có khối lượng rất bé, không đáng kể.

c) Những nguyên tử cùng loại có cùng số ……….. trong hạt nhân

d) Trong nguyên tử ……….. luôn chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp.

Bài 13: Viết sơ đồ cấu tạo nguyên tử của Nitơ, Neon, Silic, Kali biết số proton trong hạt nhân nguyên tử của chúng lần lượt là 7, 10, 14, 19.

a) Mỗi nguyên tử có mấy lớp

b) Số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.  

Bài 14: Xác định thành phần cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố sau:

a) Nguyên tố Magie có 12 hạt proton

b) Nguyên tố Sắt có điện tích hạt nhân là 26+

c)Nguyên tố lưu huỳnh có tổng số hạt mang điện là 32

Bài 15: Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ chấm:

Nguyên tử có thể …….. với nhau nhờ ………..mà nguyên tử có khả năng này. Do đó khả năng này………….tùy thuộc ở số……………….cùng sự…………..trong vỏ.

Bài 16:Trong những câu sau đây câu nào đúng:

a) Proton mang điện tích dương, electron mang điện tích âm.

b) Electron là hạt mang điện tích dương, proton mang điện tích âm.

c) Proton ở trong nhân nguyên tử và electron ở ngoài vỏ nguyên tử

d) Proton khó bị tách ra khỏi nguyên tử còn electron có thể bị tách ra hoặc nhận thêm vào nguyên tử.

e) Hạt nhân nguyên tử gồm hai loại hạt proton và electron  trung hòa về điện

f) Số hạt proton và số hạt notron trong hạt nhân bằng nhau.

g) Proton và electron có khối lượng khác nhau.

h) Trong nguyên tử khối lượng của hạt electron nhỏ hơn rất nhiều so với hai loại hạt còn lại.

NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Bài 1: Phân biệt sự khác nhau giữa nguyên tố và nguyên tử

Bài 2:

a) Hãy nêu ví dụ một vài chất do một hoặc nhiều nguyên tố hóa học cấu tạo nên.

b) Nguyên tố hóa học nào là nguyên liệu chung cấu tạo nên các chất sau: muối ăn do hai nguyên tố clo và natri; axit clohiđric do hai nguyên tố hiđro và clo; amoni clorua do ba nguyên tố nitơ, clo và hiđro cấu tạo nên.

Bài 3:

a) Nguyên tố hóa học có thể tồn tại ở những trạng thái nào? Trong tự nhiên, dạng nào là phổ biến hơn?

b) Nêu cách biểu diễn các nguyên tố hóa học? Hãy nêu ý nghĩa các kí hiệu hóa học sau: 2H, O, 3Cu, 2Fe

c) Kí hiệu hóa học chỉ ra điều gì? Viết kí hiệu hóa học biểu diễn các nguyên tố lưu huỳnh, hiđro, clo, natri, cacbon, nhôm, sắt.

Bài 4:Trong các câu sau đây câu nào đúng câu nào sai:

a) Trong không khí nguyên tử oxi tồn tại ở trạng thái tự do

b) Trong không khí có nguyên tố oxi

c) Nguyên tố hóa học tồn tại ở trạng thái hóa hợp

d) Nguyên tố hóa học tồn tại ở trạng thái tự do

e) Nguyên tố hóa học có thể tồn tại ở trạng thái tự do và phần lớn ở trạng thái hóa hợp

f) Số nguyên tố hóa học có nhiều hơn số chất

g) Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

h) Nguyên tố hóa học là phần tử cơ bản cấu tạo nên vật chất

i) Nguyên tố hóa học là yếu tố cơ bản cấu tạo nên nguyên tử

Bài 5: Hãy chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống sau:

a) Phân tử của nước (H2O) gồn hai nguyên tử của …….. và một nguyên tử của ………

b) Phân tử của muối ăn (NaCl) gồm  một nguyên tử của ……… và một nguyên tử của ……….

c) Phân tử của vôi sống ( CaO) gồm một nguyên tử của …… và một nguyên tử của……….

d) Phân tử của đường (C6H12O6) gồm ……….của nguyên tố cacbon,…….. của…….và sáu nguyên tử của……

e) Phân tử giấm ăn (CH3COOH) gồm …………của nguyên tố cacbon,……….của nguyên tố oxi và………..

Bài 6: Hai nguyên tử magie nặng bằng bao nhiêu lần nguyên tử oxi

Bài 7:Biết rằng bốn nguyên tử magie nặng bằng ba nguyên tử nguyên tố X. Hãy viết tên, kí hiệu hóa học của nguyên tố X?

Bài 8:Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học để diễn đạt các ý sau: chín nguyên tử magie, sáu nguyên tử clo, tám nguyên tử neon

Bài 9: Tính khối lượng bằng đơn vị cacbon lần lượt của : 7K, 8Cl, 12Ca, 20P,2C, 5N, 6O

Bài 10: Nguyên tử khối của nguyên tử cacbon bằng 3/4 nguyên tử khối của nguyên tử oxi, nguyên tử khối của nguyên tử oxi bằng 1/2 nguyên tử khối của nguyên tử S. Tính nguyên tử khối của oxi và nguyên tử khối của nguyên tử lưu huỳnh biết nguyên tử khối của C là 12.

Bài 11: Cho biết các chất sau đây:

- Nước do nguyên tố oxi và nguyên tố hiđro tạo nên

- Axit sunfuric do nguyên tố hiđro, oxi và lưu huỳnh cấu tạo nên

- Khí ozon được dùng trong công nghệ làm sạch hiện nay là do nguyên tố oxi cấu tạo nên

- Khí cacbonic do nguyên tố oxi và cacbon cấu tạo nên

Nguyên tố oxi tồn tại ở trạng thái đơn chất trong những chất nào và tồn tại ở trạng thái hợp chất trong những chất nào?

Bài 12: Biết nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi, hỏi X là nguyên tố hóa học nào?

Bài 13: Có 6 nguyên tố hóa học  được đánh dấu là a,b,c,d,e,g. Biết rằng:

- Nguyên tử g nặng hơn nguyên tử c khoảng 1,66 lần

- Nguyên tử c nặng hơn nguyên tử d khoảng 1,16 lần

- Nguyên tử d nặng hơn nguyên tử b khoảng 1,4 lần

- Nguyên tử b nặng hơn nguyên tử e khoảng 2,857 lần

- Nguyên tử e nặng hơn nguyên tử a khoảng 1,166 lần

Biết rằng nguyên tử a có nguyên tử khối là 12. Hãy tìn tên và kí hiệu hóa học của các nguyên tố nêu trên.

Bài 14:hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học để diễn đạt các ý sau:

- 5 nguyên tử hiđro

- 6 nguyên tử sắt

- 7 nguyên tử đồng

- 12 nguyên tử canxi

- 3 nguyên tử oxi

- 32 nguyên tử nhôm

Bài 15:Có những nguyên tố hóa học sau:bạc, cacbon, clo, đồng, nitơ, hiđro, magie, lưu huỳnh, thủy ngân, oxi, sắt, brom, vàng. Viết kí hiệu hóa học của:

a) Các nguyên tố phi kim ở trạng thái rắn

b) Các nguyên tố phi kim ở trạng thái lỏng

c) Các nguyên tố phi kim ở trạng thái khí

d) Các nguyên tố kim  loại ở trạng thái rắn

e) Các nguyên tố kim loại ở trạng thái lỏng

Bài 16:Căn cứ vào đặc điểm của kim loại và phi kim, hãy cho biết những nguyên tố sau đây là kim loại hay phi kim : đồng, lưu huỳnh, photpho, nitow, thiếc, nhôm, cacbon (than)

Bài 17: Than chì còn được gọi là graphit (lõi than trong pin) là nguyên tố cacbon. Than chì có một số tính chất sau:

- Là chất rắn, màu đen, giòn ( dễ gãy, vỡ)

- Dẫn điện tổ, dẫn nhiệt kém

- Có ánh kim

Cho biết nhưng tính chất nào của than chì giống tính chất của phi kim? Giống tính chất của kim loại?

---(Để xem nội dung phần tiếp theo của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Lý thuyết và bài tập ôn tập môn Hóa học 8 năm 2019-2020 để xem thêm nhiều nội dung hữu ích khác các em vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy tính!

Ngoài ra các em có thể tham hảo 1 số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF