YOMEDIA

Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo đối với mệnh của đất nước

Tải về
 
NONE

Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô ( Lý Công Uẩn) và Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo đối với mệnh của đất nước mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em thấy được tài học rộng hiểu cao, nhân ái và thương dân sâu sắc của các vị vua anh minh. Với bài văn mẫu này, các em có thêm một tư liệu tham khảo cách viết bài văn phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững nội dung bài học cũng như dễ dàng hoàn thành các bài viết văn liên quan đến tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chiếu dời đô.   

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Dẫn dắt vấn đề: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
  • Nêu vấn đề: Lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với vận mệnh của một quốc gia, dân tộc.

2. Thân bài

  • Luận điểm 1: Những phẩm chất của một người lãnh đạo anh minh
    • Có tầm nhìn xa, trông rộng.
    • Có lòng yêu nước, thương dân.
    • Có kiến thức sâu rộng, uyên thâm.
    • Luôn sáng suốt, anh minh, công bằng….
  • Luận điểm 2: Vai trò của một vị vua đối với vận mệnh đất nước.
    • Vua Lý Thái Tổ là vị vua khai sinh ra ra vương triều nhà Lý - một triều đại thịnh trị trong lịch sử dân tộc.
    • Giành được hòa bình, đất nước đang trong giai đoạn dựng xây và phát triển, vua Lý Thái Tổ đã nhìn ra được những yếu điểm của kinh đô Hoa Lư và những lợi thế, tương lai của vùng đất Thăng Long. Chính nhờ tầm nhìn xa, trông rộng của vua mà đất nước mới có được điều kiện để phát triển thịnh vượng nhất có thể.
    • Vua Lý Thái Tổ cũng rất cẩn thận, khéo léo trong cách thuyết phục nhân dân, quần thần dời đô:
      • Nhắc lại các triều đại dời đô thành công trong lịch sử Trung Quốc: nhà Thương, nhà Chu.
      • Phân tích những hạn chế của vùng đất Hoa Lư và sự bảo thủ của các triều Đinh, Lê.
      • Phân tích những lợi thế của vùng Thăng Long.
    • ⇒ Trong thời đại đất nước đang trên đà phát triển hưng thịnh, vua Lý Thái Tổ với kiến thức uyên thâm về địa lý, phong thủy, tầm nhìn xa trông rộng, tấm lòng yêu nước, thương dân, một lòng muốn cống hiến cho đất nước để đưa ra quyết định dời đô - từ đó tạo ra bước chuyển mình mạnh mẽ trong lịch sử dân tộc ta.
  • Luận điểm 3: Vai trò của một vị tướng lĩnh đối với vận mệnh đất nước trong chiến tranh, nguy nan.
    • Trần Quốc Tuấn là một vị tướng lĩnh tài ba dưới thời vua Trần Nhân Tông, có công lao to lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên năm 1285 và 1287.
    • Nhận thấy sức mạnh, khí thế của quân đội ta đang đi xuống, Trần Quốc Tuấn đã ngay lập tức làm bài “Hịch tướng sĩ” để khích lệ tinh thần quân đội, lập nên chiến thắng anh dũng trước quân Mông - Nguyên. Đó là một hành động vô cùng cần thiết và hợp lí, đánh trúng vào lòng yêu nước, căm thù giặc của tất cả binh sĩ, phát động đấu tranh trong toàn nước.
    • Trần Quốc Tuấn không chỉ nắm được điểm yếu của giặc mà còn nắm được điểm yếu, điểm mạnh của chính quân đội ta khiến cho bài hịch có sức thuyết phục và ảnh hưởng mạnh mẽ đến quân đội.
    • Sự am hiểu về binh pháp, tài điều binh khiển tướng, năm bắt thời cơ tốt cùng tấm lòng trung quân ái quốc của Trần Quốc Tuấn chính là mấu chốt giúp ta giành được thắng lợi trước quân giặc mạnh và hung hãn như quân Mông - Nguyên.
  • Luận điểm 4: Bàn luận
    • Cả Lý Thái Tổ và Trần Quốc Tuấn đều là những người lãnh đạo anh minh, sáng suốt, hội tụ đủ các phẩm chất tinh anh của dân tộc, có công lao lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong lịch sử dân tộc.
    • Nếu như vua không sáng, tướng không giỏi thì chắc chắn đất nước đó sẽ sớm bại lụi, không thể phát triển được.

3. Kết bài

  • Khẳng định lại vai trò to lớn của người lãnh đạo đối với vận mệnh đất nước.
  • Liên hệ đến thời hiện đại: Trong xã hội đang trên đà phát triển, hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, chúng ta càng cần đến những người lãnh đạo sáng suốt, anh minh, nhạy bén thì mới có thể chèo lái nhân dân, đưa đất nước đến sự thịnh vượng, văn minh, tiên tiến.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn) và Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo đối với mệnh của đất nước

Gợi ý làm bài:

Trong suốt chiều dài lịch sử suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước không thể không kể đến những cá nhân kiệt xuất với tài năng thiên bẩm. Những cá nhân đó tuy nhỏ bé song lại nắm giữ vận mệnh cả một quốc gia dân tộc. Với “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn và “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn ta thấy ở đó bóng dáng của những cá nhân có ảnh hưởng lớn lao đối với vận nước lúc bấy giờ. Làm sáng bừng vai trò của người lãnh đạo trong bất cứ một giai đoạn lịch sử nào.

Đất nước dù là trong thời bình hay thời loạn thì luôn cần có bóng dáng của hào kiệt. Bởi chỉ có những người đủ tài, đủ tầm mới có thể chèo lái con thuyền dân tộc cập bến của hạnh phúc. Vị đại tướng Trần Quốc Tuấn ghi dấu ấn trong trang sử hào hùng ấy bởi chiến thắng ba lần quân Nguyên Mông lừng lẫy, bởi hào khí Đông A ngút trời. Ông chính là đại diện tiêu biểu của khí thế nhà Trần bấy giờ. Tình yêu nước, sự anh minh của một nhân tài kiệt xuất đã được khắc họa trọn vẹn trong bài Hịch tướng sĩ. Một áng thiên cổ hùng văn chứa đựng tinh thần dân tộc lớn lao. Đọc bài Hịch ta như nghe văng vẳng đâu đấy tiếng của cha ông, của núi sông ngàn đời vang vọng. Làm sôi sục ý chí chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc thời bấy giờ.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Không chỉ trong thời chiến mà ngay cả thời bình thì vị thế của những người lãnh đạo vẫn có vai trò vô cùng quan trọng. Điều đó được gián tiếp khẳng định thông qua áng văn Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn - một vị vua anh minh lỗi lạc của dân tộc. Ông là người sáng lập ra triều đại nhà Lý hưng thịnh với nhiều chiến công lừng lẫy. Vị Vua này nổi tiếng là một người có học rộng hiểu cao, nhân ái và thương dân sâu sắc. Vì thế sau khi nhận thấy Hoa Lư không còn thích hợp để làm kinh đô của nước Đại Việt nữa ông đã soạn Chiếu dời đô vào năm 1010 để về Hà Nội ngày nay. Mục đích cao cả của việc này đó chính là để mưu cầu việc lớn, mang đến con dân trăm họ ấm no hạnh phúc. Và một mảnh đất có địa thế đẹp, rộng rãi bằng phẳng không phải nơi đâu cũng có được là Đại La (Hà Nội) ngày nay. Cùng với việc chuyển dời đô ông cũng đổi tên kinh thành là Thăng Long. Có thể nói đây chính là môt bước ngoặt vĩ đại của dân tộc, một bước tiến mà đến hàng ngàn năm sau có lẽ chưa ai có thể đủ tầm như ông. Nếu như không có cái nhìn xa trông rộng không có đầu óc tính toán thì có lẽ không ai có thể làm được điều vĩ đại đó.

Bằng lời lẽ lập luận sắc bén lí lẽ thuyết phục Lý Công Uẩn đã thuyết phục được người nghe một cách vô cùng dễ dàng. Bởi theo ông, việc dời đô không phải do ý muốn nhất thời của một cá nhân nào. Mà nó cần đến sự chung tay của nhiều người. Hiểu được điều nhân dân muốn đó là độc lập, thì con người hay non sông phải thu về một mối. Đại La là một trong những địa điểm lí tưởng mà theo ông thì ở thế “rồng cuộn hổ ngồi”. Mảnh đất lí tưởng này sẽ mang đến cho người dân cuộc sống ấm no hạnh phúc và tránh khỏi cảnh ngập lụt. Dời đô là một quyết định thiết yếu và mang đến cho dân tộc một bước ngoặt lịch sử chói lọi.

Qua “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn và “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn chúng ta mới thấy được vai trò to lớn của người lãnh đạo trong bất kì hoàn cảnh nào. Nó quyết định đến vận mệnh của một quốc gia, dân tộc. Vì thế người lãnh đạo phải là những người có tâm, có tầm và có tài để chèo lái vận nước đến bờ của thành công.

Trên đây là bài văn mẫu Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô ( Lý Công Uẩn) và Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo đối với mệnh của đất nước, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm:

--------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp--------

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON