Xin gửi đến quý thầy cô bộ môn Hóa học và các em học sinh lớp 11 Đề thi thử học kì 1 môn Hóa học năm học 2017 – 2018, được Hoc247 biên soạn nhằm phục vụ tài liệu tham khảo cho các em. Đề thi gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh các kiến thức đã được học. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo.
ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn : HÓA HỌC. Khối : 11
Thời gian làm bài : 45 phút, không kể thời gian phát đề
Họ và tên thí sinh:......................................................Lớp :.11A....
Cho nguyên tử khối: Ag = 108 ; Cl = 35,5 ; S = 32 ; O = 16 ; N = 14 ; C = 12 ; H = 1; Be = 4: Al = 27
Fe = 56; Cu = 64; Ca = 40; Na = 23; Mg = 24; Zn = 65; Ba=137; K=39; Li=7)
Câu 1: Liên kết hoá học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là:
A. Liên kết hiđrô. B. Liên kết cho nhận.
C. Liên kết cộng hoá trị. D. Liên kết ion.
Câu 2: Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau:
A. 2C + Ca →CaC2 B. C + CO2 → 2CO
C. C + 2H2 → CH4 D. 3C + 4Al → Al4C3
Câu 3: Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch có các muối:
A. KH2PO4 K2HPO4,K3PO4 B. K2HPO4, K3PO4
C. KH2PO4, K2HPO4 D. KH2PO4, K3PO4
Câu 4: Cho dung dịch Na2CO3 đến dư vào dung dịch có chứa 9,5 gam muối Clorua của kim loại nhóm IIA thì thu được 8,4 gam kết tủa. Công thức muối clorua của kim loại nhóm IIA đã dùng là:
A. BeCl2. B. MgCl2. C. CaCl2. D. BaCl2.
Câu 5: Phương trình phản ứng nào dưới đây có phương trình ion rút gọn là:
H+ + OH- → H2O :
A. NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O B. Mg(OH)2 + 2HNO3→ Mg(NO3)2+ 2H2O
C. NH4Cl + NaOH→ NH3 + H2O + NaCl D. Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
Câu 6: Cho V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 150 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 50 gam kết tủa. Giá trị V là:
A. 11,2. B. 56,0. C. 44,8. D. 3,36.
Câu 7: Cho 300 ml dd AlCl3 1M tác dụng với 500 ml dd NaOH 2M thì khối lượng kết tủa thu được là:
A. 7,8 gam. B. 15,6 gam. C. 23,4 gam. D. 25,2 gam.
Câu 8: Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng:
A. SiO2 + 2NaOH →Na2SiO3 + CO2 B. SiO2 + Na2CO3 →Na2SiO3 + CO2
C. SiO2 + Mg → 2MgO + Si D. SiO2 + 4HF →SiF4 + 2H2O
Câu 9: Dãy các ion nào có thể cùng tồn tại trong cùng một dung dịch:
A. Cl−, NO3−, Al3+, Zn2+ B. Ca2+, Cl−, Ag+, NO3−
C. Ba2+, SO32−, Mg2+, SO42− D. Al3+, Ca2+, CO32-, Cl-
Câu 10: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân muối Zn(NO3)2 là:
A. Zn(NO3)2, O2 B. ZnO, NO, O2
C. Zn, NO2 ,O2 D. ZnO, NO2, O2
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 4,6 gam chất hữu cơ Z (chứa C, H, O), sau phản ứng thu được 4,48 lít khí CO2 và 5,4 gam H2O. Biết Mz = 46. Công thức phân tử của X là :
A. C2H6O. B. CH2O. C. CH2O2. D. C3H6O.
Câu 12: Hòa tan 224 ml khí HCl (đktc) vào 1,0 lít H2O. Dung dịch thu được có pH là (Giả sử thể tích thay đổi không đáng kể)
A. 13. B. 12. C. 2. D. 1.
Câu 13: Số oxi hóa có thể có của nitơ là:
A. 0, +1, +2, +3, +5 B. 0, +1,+2,+3,+4,+5,-3
C. 0,+1, +2, +3,+4,-3 D. -3, +3, +5, 0
Câu 14: Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện một thí nghiệm được mô tả như hình vẽ:
Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Thí nghiệm trên dùng để xác định nitơ có trong hợp chất hữu cơ.
B. Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm.
C. Thí nghiệm trên dùng để xác định clo có trong hợp chất hữu cơ.
D. Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2
Câu 15: Chất nào sau đây không bị nhiệt phân:
A. CaCO3 B. MgCO3
C. Na2CO3 D. NaHCO3
Câu 16: Cho các chất: C2H2, CHF3, CH5N, Al4C3, HCN, CH3COOH, CH3CH2OH, CO, (NH4)2CO3, CaC2. Có bao nhiêu chất hữu cơ :
A. 7. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 17: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu:
A. H2CO3, H2SO3, Al2(SO4)3. B. H2CO3, H2S, CH3COOH.
C. H2S, CH3COOH, Ba(OH)2. D. H2S, H2SO3, H2SO4.
Câu 18: Cho 1,35 g hỗn hợp gồm Mg, Al, Cu tác dụng với dd HNO3 loãng thu được 1,12 lít (đkc) hỗn hợp khí X gồm NO và N2O. Tỷ khối của X đối với khí H2 là 20,6. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là:
A. 7,64g B. 23,05g C. 5,891g D. 13,13g
Câu 19: Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít khí CO2(đktc) thoát ra. Thể tích khí CO (đktc) tham gia phản ứng là:
A. 2,24 lít B. 1,12 lít
C. 4,48 lít D. 3,36 lít
Câu 20: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là: (Cho Fe = 56, H = 1)
A. 4,48. B. 3,36. C. 6,72. D. 2,24.
Câu 21: Dung dịch nào sau đây dẫn điện được:
A. Dung dịch muối ăn B. Dung dịch ancol
C. Dung dịch đường D. Dung dịch benzen trong ancol
Câu 22: Thuốc thử dùng để nhận biết ba lọ dung dịch: NH4NO3, CuCl2, (NH4)2CO3 là:
A. KOH B. Ba(OH)2 C. NH3 D. NaCl
Câu 23: Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế…là do nó có khả năng
A. Hấp phụ các khí độc. B. Hấp thụ các khí độc.
C. Phản ứng với khí độc. D. Khử các khí độc.
Câu 24: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là:
A. NO và Mg. B. NO2 và Al.
C. N2O và Fe. D. N2O và Al
Câu 25: Trong 1,5 lít dung dịch có hòa tan 0,3 mol NaCl. Nồng độ mol/l của [Na+]; [Cl- ] lần lượt là:
A. 0,2M ; 0,2 M. B. 0,1M ; 0,2M.
C. 0,1M ; 0,1M. D. 0,3M ; 0,3M.
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề thi thử HK1 môn Hóa học 11 năm học 2017 – 2018. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Lời giải chi tiết đề thi THPT quốc gia 2018 môn Hóa - Mã đề 214
-
Xem video: 40 câu trắc nghiệm Dao động cơ Vật lý 12 có video lời giải
-
Thi Online: Thi thử THPT QG môn Vật Lý lần 6 năm 2018
Chúc các em học tập tốt !