Nhằm cung cấp thêm những tư liệu tham khảo trước kì thi học kì, Học247 xin giưới thiệu đến các em Đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2018-2019, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Hi vọng với đề thi này, các em sẽ ôn luyện lại những kiến thức đã học như cách phần đọc - hiểu và tạo lập văn bản. Ở đề thi này, các em sẽ được viết một đoạn văn về giá trị của tính kỷ luật trong cuộc sống và viết bài nghị luận văn học: phân tích cảnh cho chữ và lời khuyên của nhân vật Huấn Cao đối với viên Quản ngục.
ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI NGỮ VĂN LỚP 11
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
…“Xe bus chỉ có duy nhất một người phục vụ hành khách với rất nhiều vali hành lý. Anh vừa là lái xe vừa là người bán vé vừa là người phục vụ. Khi xe tới anh xuống xe nhận từng vali hành lý của khách, xếp gọn gàng vào hầm chứa đồ của xe một cách cực kỳ cẩn trọng nhưng cũng rất nhanh chóng. Thái độ làm việc đầy trách nhiệm này chắc chắn là bắt nguồn từ tinh thần kỷ luật rất cao đối với cá nhân khi thực hiện công việc của mình.
Sau khi nhận hành lý của hành khách, anh lên xe để thực hiện việc bán vé tuyến Ikebukuro - sân bay Hadena cho từng khách với một thái độ ân cần và kính cẩn, luôn miệng cảm ơn từng người và cần mẫn trả tiền thừa cho mọi người, nhất là khi có rất nhiều du khách dùng tiền xu còn sót lại của mình để thanh toán cho tiền vé 1.200 yên cho hành trình này.
Khi xe tới sân bay anh lại một mình dỡ và gửi từng vali cho hành khách cũng nhẹ nhàng và cẩn trọng như chính hành lý của mình vậy, và luôn miệng cảm ơn hành khách chúng tôi.
Tôi kính phục anh, kính phục tinh thần kỷ luật cá nhân của anh cũng như của người Nhật trong công việc. Nếu không có tinh thần kỷ luật cá nhân, người Nhật không bao giờ có thể làm công việc của mình một cách cần mẫn, chu đáo và chi tiết tới mức tỉ mỉ đến vậy”
(Theo Fanpage Câu chuyện Nhật Bản)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Chỉ ra một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn đầu tiên.
Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung của đoạn trích.
Câu 3 (1,0 điểm): Anh/chị rút ra bài học gì từ câu chuyện trên? Lí giải ngắn gọn trong 5-7 dòng
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 12-15 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về giá trị của tính kỷ luật trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm):
Phân tích cảnh cho chữ và lời khuyên của nhân vật Huấn Cao đối với viên Quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” để cảm nhận quan niệm về cái Đẹp của nhà văn Nguyễn Tuân.
----------HẾT----------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU: (3,0 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: tự sự (0,5 điểm)
- Phép liên kết được sử dụng ở đoạn đầu là: phép thế (người phục vụ hành khách/anh) hoặc phép lặp (lặp từ anh) (0,5 điểm).
Câu 2. Câu chuyện kể một anh lái xe bus người Nhật đã làm tốt công việc của mình với thái độ niềm nở, dễ mến, tác phong chuyên nghiệp và tinh thần kỉ luật cao; để lại sự nể phục ở tác giả. (1,0 điểm)
Câu 3. Học sinh chỉ ra bài học mình rút ra được (0,25 điểm) và lí giải (0,75 điểm). Giám khảo căn cứ vào tình hình bài làm của học sinh để cho điểm.
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết đoạn văn nghị luận xã hội, biết triển khai luận điểm, diễn đạt mạch lạc.
- Yêu cầu hình thức:
- Không tách dòng (Tách dòng: - 0.5đ).
- Số dòng theo quy định, được phép ± 3 dòng).
- Yêu cầu về nội dung: Bài làm có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực, biết cách nêu những suy nghĩ riêng:
- Gợi ý: Khẳng định tầm quan trọng của tính kỉ luật và sự cần thiết của nó trong đời sống của con người. Nhờ có tính kỉ luật mà cá nhân biết tuân thủ những nguyên tắc trong công việc và trong đời sống. Qua đó giữ được nề nếp kỉ cương và trật tự xã hội. Tính kỉ luật giúp ta hoàn thành tốt công việc được giao không bỏ dở giữa chừng khi gặp khó khăn. Kỉ luật đi đôi với tinh thần trách nhiệm và sự say mê sẽ khiến ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Những kẻ không khép mình vào kỉ luật sẽ sống tùy hứng thậm chí tùy tiện, cao hơn nữa dễ bị sa ngã cám dỗ bởi thói xấu. Một xã hội văn minh phát triển cần có những cá nhân ý thức sâu sắc về tinh thần này nhưng vẫn giữ được bản sắc cá nhân và cá tính sáng tạo.
- Yêu cầu hình thức:
- Biểu điểm:
- Điểm 2: Văn viết lưu loát, mạch lạc, từ dùng chính xác, ấn tượng sử dụng được các thao tác lập luận.
- Điểm 1: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản của đề nhưng chưa có chiều sâu, diễn đạt có chỗ chưa thật lưu loát.
- Điểm 0: Để giấy trắng, lạc đề.
Câu 2: (5,0 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng bài viết phải bảo đảm các ý sau:
- Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng bài luận cần thể hiện được những ý cơ bản sau:
- Mở bài: (0.5 điểm) Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.
- Thân bài: (4.0 điểm)
- Trình bày sơ lược về phẩm chất của nhân vật Huấn Cao, sở thích của viên Quản ngục. (0,5 điểm)
- Phân tích cảnh cho chữ: (1,25 điểm) là cảnh tượng xưa nay chưa từng có:
- Thời điểm khác thường.
- Vị thế bị hoán đổi.
- Tư thế cho chữ đặc biệt.
- ⇒ Làm nổi bật và hoàn thiện vẻ đẹp, phẩm chất của nhân vật Huấn Cao. Là sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của cái đẹp với cái xấu xa, nhơ bẩn, của cái thiện đối với cái ác…
- Phân tích lời khuyên: (1,25 điểm) có tác dụng làm bừng sáng mối quan hệ vốn đối nghịch thành hòa hợp tri âm, tri kỉ, có sức cảm hóa, giúp viên quản ngục thay đổi cả quan niệm, tâm hồn và quan điểm sống...
- Quan niệm về cái Đẹp: (0,5 điểm) cái Đẹp có thể sản sinh từ đất chết nhưng không thể sống chung với cái xấu, cái ác. Cái Đẹp phải được trân trọng và gìn giữ. Đồng thời cái Đẹp có sức mạnh cảm hóa vô biên, trở thành bất tử. Cái Đẹp cũng phải gắn liền với cái Thiện, cái Tâm, với ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước.
- Đánh giá: (0.5 điểm)
- Phát huy cao độ thủ pháp lãng mạn trong xây dựng hình ảnh nhân vật và chi tiết truyện. Sử dụng thủ pháp đối lập tương phản để đề cao cái Đẹp.
- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu giá trị tạo hình, sử dụng nhiều từ Hán Việt tạo không khí cổ kính, trang nghiêm.
- Khắc họa tâm lý nhân vật sâu sắc.
- Có sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại.
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng bài luận cần thể hiện được những ý cơ bản sau:
- Yêu cầu về kiến thức:
- Kết bài (0.5 điểm)
- Lưu ý:
- Nếu học sinh kể chuyện có dẫn chứng và hay thì tối đa chỉ đạt 3.0 điểm; kể chuyện không dẫn chứng thì Giám khảo tùy mức độ đủ ý và khả năng diễn đạt có thể cho 1,0 đến 2,0 điểm.
- Khuyến khích cho điểm cao những bài viết có cảm xúc, có chiều sâu nhận thức, có sự sáng tạo…
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm: