YOMEDIA

Đề thi giữa HK2 lớp 11 năm 2018-2019 môn Ngữ văn Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai

Tải về
 
NONE

Đề thi giữa HK2 lớp 11 năm 2018-2019 môn Ngữ văn Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai được Học247 tổng hợp nhằm mục đích cung cấp thêm tư liệu tham khảo bổ ích cho các em. Với hệ thống gồm 2 phần: đề bài và đáp án chi tiết, các em sẽ tự mình kiểm tra được năng lực của bản thân trước kì thi học kì 2 sắp đến. Chúc các em có một kì thi đạt kết quả!

ADSENSE
YOMEDIA

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HCM                               ĐỀ THI GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2018-2019

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI                                  Bài thi: NGỮ VĂN- KHỐI 11

                                               Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề

 

Đề:

Trình bày cảm nhận của anh (chị) về hai khổ thơ sau:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

 

Gió theo lối gió, mây đường mây,

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

Có chở trăng về kịp tối nay?

(Trích “Đây thôn Vĩ Dạ”- Hàn Mặc Tử; SGK Ngữ Văn 11 tập 2, NXB GD)

 

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

------------------------HẾT-----------------------

 

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI

  • Đáp án:
    • Yêu cầu về kĩ năng:
      • Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học
      • Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
    • Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng bài viết phải bảo đảm các ý sau:
      • Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ nghị luận (1,0 điểm)
      • Thân bài: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và con người thôn Vĩ (7,0 điểm)
        • Khổ 1: (2,5 điểm) Vẻ đẹp phong cảnh và con người thôn Vĩ Dạ trong ánh bình minh:
          • Câu thơ mở đầu với 6 thanh bằng gợi ra chất giọng ngọt ngào của người Huế, gợi nỗi băn khoăn về chủ thể của câu hỏi tu từ.
            • Đó có thể là câu hỏi của cô gái xứ Huế trách móc, hờn dỗi một cách duyên dáng, nhẹ nhàng, cũng như nhắc nhở, mời mọc một người bạn lâu rồi không về thăm
            • Có thể là câu hỏi của chính tác giả, tự vấn, trách bản thân không về thôn Vĩ.
            • Dù là câu hỏi của người xứ Huế hay của chính tác giả đều biểu hiện khát khao, mong mỏi được mở lòng mình ra với cuộc đời mà nơi hướng về chính là thôn Vĩ
          • Cảnh thôn Vĩ trong buổi bình minh hiện lên với những nét vẽ rất đặc sắc
            • Điệp từ “nắng” gợi ra ấn tượng về ánh sáng tràn ngập, tươi sáng, bao phủ chan hòa khắp không gian.
            • “Nắng hàng cau”: hình ảnh của vườn cau tắm mình trong nắng.
            • “Nắng mới lên”: tia nắng đầu tiên trong ngày đánh thức vạn vật, trong trẻo, tinh khôi, thanh khiết, dịu dàng.
          • Khu vườn:
            • Xanh“mướt”: đó là  màu xanh của sự mỡ màng, non tơ gợi sự trù phú của mảnh vườn thôn Vĩ, có thể là ướt nước do sương đêm còn đọng lại hoặc cũng có thể do nước mưa dài ngày ở Huế, gợi sự đan xen giữa xúc giác và thị giác.
            • Xanh như ngọc: phản chiếu ánh nắng của mặt trời, biện pháp so sánh độc đáo khiến trong màu xanh có ánh sáng, có sương long lanh của buổi sớm mai.
            • Đại từ phiếm chỉ “ai”: gợi suy nghĩ về chủ nhân khu vườn xứ Huế khiến bức tranh có hồn, có tình hơn.
          • Con người thôn Vĩ:
            • “Lá trúc che ngang”: vẻ đẹp kín đáo, bản tính dịu dàng của con người xứ Huế. Mang vẻ đẹp rất phương Đông: cái đẹp hài hòa giữa con người với thiên nhiên.
            • “Mặt chữ điền” là khuôn mặt đầy đặn cân đối đẹp phúc hậu. Đó là một hình ảnh được cách điệu hóa. Đó không là mặt của một ai cụ thể mà nó đại diện cho vẻ đẹp của tâm hồn Huế, con người Huế: ngay thẳng, phúc hậu.
            • Khung cảnh thôn Vĩ được miêu tả rất tươi đẹp, đơn sơ, ấn tượng, giàu sức sống. Đó cũng là cái đẹp của tâm hồn tha thiết tình người, tình đời.
        • Khổ 2: (2.5 điểm) cảnh Vĩ Dạ huyền ảo trong đêm trăng:
          • Nhịp thơ 4/3 gió theo lối gió/mây đường mây + điệp từ gió giăng một đằng, mây bay một nẻo không theo logic tự nhiên gợi sự chia cách, không thể trùng phùng.
          • Thủ pháp nhân hóa “buồn thiu”: nhân hóa con sông thành một sinh thể có tâm trạng, vừa gợi hình, gợi cảm: dòng sông trôi đi một cách hờ hững, lặng lẽ, cô đơn.
          • Động từ “lay”: sự lay động rất nhẹ như là sự níu giữ vu vơ, một lưu luyến vô vọng của kẻ bị chia lìa.
          • “Thuyền ai”: đại từ phiếm chỉ “ai” tạo nên tính bất định cho chủ thể “thuyền” gợi lên một hình ảnh xa vời, diệu vợi, mông lung.
          • Từ “kịp” thể hiện sự ám ảnh thời gian, sự chia lìa. Chữ “kịp” nghe thật xót xa, khắc khoải, gây nên nỗi xót thương cho người đọc.
          • Thủ pháp ẩn dụ:
            • “Trăng”: hình ảnh quen thuộc, ám ảnh trong thơ Hàn Mặc Tử. Nhiều bài thơ, trăng là biểu tượng của tình yêu, hạnh phúc sự sống.
            • “Bến sông trăng”: Bến bờ hạnh phúc, cõi sống.
            • Thuyền “chở trăng”: Thuyền chở hi vọng, hạnh phúc, sự sống.
          • Câu hỏi tu từ: “Có chở trăng về kịp tối nay?” thể hiện một sự thảng thốt, băn khoăn. Dường như tác tác giả đang ngóng trông, hy vọng và chạy đua với thời gian. Chỉ “tối nay” thôi, chứ tối mai hay tối kia đều muộn màng, không còn kịp nữa.
          • ⇒ Cái thực và ảo hòa quyện, đan xen, giàu sức gợi: tâm trạng hoài nghi, mong ngóng, thể hiện khát vọng giao cảm với thiên nhiên và con người. Đó là tình yêu cuộc sống mãnh liệt.
      • Nghệ thuật (1,0 điểm)
        • Hình ảnh thơ độc đáo, đẹp, gợi cảm.
        • Ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, đa nghĩa.
        • Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc: nhân hóa, so sánh, câu hỏi tu từ.
      • Đánh giá (1,0 điểm): Bài thơ là cảnh xứ Huế thơ mộng, trữ tình, tràn đầy sức sống, chứa đựng tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Đồng thời, bài thơ cũng chứa đựng nỗi cô đơn, tuyệt vọng của thi nhân nhưng vẫn khát khao yêu, sống mãnh liệt, thể hiện một nghị lực sống phi thường.
      • Kết bài (1,0 điểm):
        • Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh đẹp về cảnh và người của miền đất nước, thể hiện qua tâm hồn giàu tưởng tượng và đầy yêu thương của nhà thơ. Với nghệ thuật gợi liên tưởng, hoà quyện thiên nhiên với lòng người, trải qua bao năm tháng, cái tình Hàn Mặc Tử vẫn còn nguyên nóng hổi, lay động day dứt lòng người đọc.
      • Sáng tạo (1,0 điểm): Những bài viết có ý kiến mới mẻ, sáng tạo thể hiện quan niệm riêng của bản thân.
  • Biểu điểm:
    • Điểm 9 - 10: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ một cách thuyết phục, bày tỏ được suy nghĩ sâu sắc của bản thân. Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ; có cảm xúc và sáng tạo; có thể còn mắc một vài sai sót không đáng kể về chính tả, dùng từ.
    • Điểm 7 - 8: Cơ bản phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ, bày tỏ được suy nghĩ của bản thân. Bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối trôi chảy, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.
    • Điểm 4 - 6: Phân tích được một phần những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ; phần bày tỏ suy nghĩ của bản thân còn sơ sài. Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
    • Điểm 1 - 3: Chưa hiểu đề; sai lạc kiến thức; mắc rất nhiều lỗi diễn đạt.
    • Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.

 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF