YOMEDIA

Đề KSCL đầu năm Ngữ Văn 6 THCS Tự Cường

Tải về
 
NONE

Học247 xin giới thiệu với các em đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ Văn lớp 6 - Trường THCS Tự Cường kèm đáp án chi tiết và thang điểm. Tài liệu này giúp các em làm quen cấu trúc, cách ra đề thi khảo sát đầu năm - khối THCS  cũng như là giúp các em ôn luyện kiến thức - kĩ năng làm bài để có bước chuẩn bị thật tốt cho kì thi đầu tiên của năm.

ADSENSE
YOMEDIA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO   

 TRƯỜNG THCS TỰ CƯỜNG

 

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 6

Môn: NGỮ VĂN

Thời gian: 60 phút

(Không kề thời gian phát đề)

 

I. Trắc nghiệm (2 điểm): Chọn đáp án đúng nhất trong các câu trả lời sau:

Câu 1. Dòng nào nói đúng nhất chủ đề của truyện “Thánh Gióng”.

  1. Nguồn gốc và chiến công của người anh hùng.      

  2. Sức mạnh của tinh thần đoàn kết.      

  3. Đánh giặc cứu nước

  4. Vai trò của nhân dân

Câu 2. Các truyện cổ tích thường được trình bày theo phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả                    

B. Tự sự           

C. Miêu tả và tự sự

D. Tự sự và biểu cảm.

Câu 3. Kết thúc truyện, Thánh Gióng bay về trời. Chi tiết này nói lên điều gì?

  1. Thể hiện Gióng không muốn ở lại trần gian.

  2. Thể hiện Gióng đã hoàn thành nhiệm vụ Ngọc Hoàng giao, và Gióng không ham lợi danh quyền thế.

  3. Vì Gióng ăn quá khỏe, trần gian không thể đử sức nuôi Gióng.

  4. Cả ba đáp án trên đều sai.

Câu 4. Nghe thấy tiếng sứ giả rao tìm người tài giúp nước, Thánh Gióng cất tiếng gọi: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây...". Câu nói của đứa trẻ lên ba thần kì này có ý nghĩa gì?

  1. Là câu nói yêu nước, xin được giết giặc cứu nước.

  2. Câu nói xin ân huệ của nhà vua.

  3. Là câu nói nhờ mẹ giúp đỡ.

  4. Cả ba ý kiến trên đều đúng.

Câu 5. Ý nghĩa tượng trưng của nhân vật Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của ngườn xưa được hình tượng hóa.

  1. Đúng.

  2. Sai.

Câu 6. Dòng nào sau đây không nói đúng vai trò của hành động bốc núi, chuyển đồi của Sơn Tinh để chặn nước dâng cuồn cuộn của Thủy Tinh?

  1. Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng.

  2. Gây hứng thú cho người đọc, người nghe.

  3. Gây cười

  4. Là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hóa.

Câu 7. Các từ sau đây từ nào không phải là từ Hán Việt?

  1. Cầu hôn                        

  2. Sính lễ.

  3. Tráng sĩ                     

  4. Cưới gả.

Câu 8. Câu trả lời nào đúng nhất cho câu hỏi: Tự sự là gì?

  1. Là trình bày diễn biến sự việc.

  2. Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc và kết cục của chúng..

  3. Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

  4. Là yếu tố hoang đường ,không có thực, giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn.

II. Tự luận (8 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

  1. Hãy khôi phục lại dấu câu trong phần ngoặc đơn và viết lại chính tả cho đúng.

Một hôm ( ) có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua đó ( ) thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn ( ) hắn nghĩ bụng ( ) ( ) người này khỏe như voi ( ) nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu ( ) ( ) Lí Thông lân la gợi chuyện ( ) rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em.

      b. Từ “bụng” trong đoạn văn trên được dùng theo nghĩa nào? Hãy giải nghĩa?

Câu 2 (6 điểm)

Đề bài: Năm năm tiểu học đã trôi qua, các thầy cô giáo đã để lại nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp trong em. Em hãy viết một bài văn để tả lại thầy giáo (hoặc cô giáo) của mình.


 ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT ĐẦU NĂM

MÔN: NGỮ VĂN 6

Thời gian: 60 phút

(Không kể thời gian giao đề)

I. Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

B

B

A

A

C

D

C

II. Tự luận

Câu 1

a.

Điền dấu câu đúng (1đ), sửa chính tả đúng (0,25đ) (Nếu thiếu hoặc sai cứ 2 dấu câu trừ 0,2đ, sai chính tả không cho điểm)

Một hôm (,) có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua đó (.) Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn (,) hắn nghĩ bụng (:) (") Người này khỏe như voi (.) Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu (") (.) Lí Thông lân la gợi chuyện (,) rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em.

b.

  • Từ “bụng” dùng theo nghĩa chuyển (0,25đ).

  • Ý nghĩa: "Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung". (0,5đ)

Câu 2

* Nội dung (5đ)

Phần

Nội dung cần đạt

Điểm

Mở bài

  • Giới thiệu cụ thể nhân vật định tả

0,5

Thân Bài

  • Tả ngoại hình
    • Những đặc điểm nổi bật về tầm vóc
    • Cách ăn mặc
    • Khuôn mặt
    • Mái tóc
    • Nước da

1,75

  • Tả tính tình, hoạt động, lời nói, cử chỉ, thói quen, cách ứng xử

1,25

Kết bài

  • Cảm nghĩ chung của em về người ấy?

1.5

* Hình thức (1,5đ)

Yêu cầu

Điểm

  • Bài có bố cục ba phần rõ ràng

  • Phần thân bài chia đoạn theo từng ý lớn định tả

0,5

  • Trình bày sạch đẹp, không sai chính tả

  • Hành văn lưu loát, đúng đặc trưng là văn tả người.

1,0

Gợi ý làm bài

Đề bài: Năm năm tiểu học đã trôi qua, các thầy cô giáo đã để lại nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp trong em. Em hãy viết một bài văn để tả lại thầy giáo (hoặc cô giáo) của mình.

Bài làm 1

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh - cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”

Bài làm 2

Đã qua gần sáu năm cắp sách đến trường, tôi ấn tượng với rất nhiều thầy cô giáo. Thầy cô luôn để lại trong tôi những hình ảnh đẹp và mãi không phai mờ. Nhưng đặc biệt nhất với tôi và cũng là người tôi quí nhất – thầy giáo dạy tôi hồi lớp 5.

Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôi lại rất say mê với sự nghiệp trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầy muốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và được học trò yêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó. Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn trẻ lại ngồi nghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần “thầy” giảng nhưng đứa nào mặt mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi “thầy” nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là động lực đầu tiên giúp cho ước mơ của thầy thành hiện thực.

Con đường đến với nghề của thầy cũng lắm gian nan. Vì thế mà bây giờ thầy dành cho nghề một tình yêu thật mãnh liệt. Là con trai cả trong gia đình có truyền thống làm bác sĩ, thầy được bố mẹ định hướng cho thi vào trường đại học Y. Ngay từ nhỏ, gia đình thầy đã mong muốn như thế: Thầy vốn học giỏi lại thông minh, nhanh nhẹn nên cả nhà đặt niềm hi vọng rất lớn. Nhưng năm lớp 12, bất ngờ thầy thông báo với gia đình sẽ thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm, Khoa Tiểu học. Đó là một cú sốc với gia đình, nhất là người cha của thầy. Gia đình kịch liệt phản đối quyết định của thầy, nhiều lúc làm thầy rất khổ sở nhưng chưa có lúc nào thấy dao động. Thấy vững vàng với quỵết tâm của mình và kiên trì thuyết phục mọi người. Ngày đi thi cũng là ngày thầy buồn nhất. Không một lời chúc, không một sự động viên, thầy đi thi chỉ có một mình. Nhìn chúng ban có người thân châm sóc, thây cũng thấy tủi thân. Nhưng lúc đó thầy nghĩ mình càng phải cứng rắn và mạnh mẽ. Rồi khi đỗ thủ khoa, niềm vui của thầy cũng không được trọn vẹn. Gia đình thông báo sẽ không trợ cấp cho thầy ăn học trong ba năm. Thế là một mình thầy lại phải chống đỡ, xoay sở với biết bao khó khăn trong những năm học Cao đẳng. Vừa đi làm thêm vừa đi học, thầy bất chấp khó khăn để đạt được ước mơ của mình và để chứng minh cho gia đình sự lựa chọn của thầy không sai.

Nhìn thầy giáo trẻ của chúng tôi lạc quan, hài hước đứng trên bục giảng ít ai có thể nghĩ rằng con đường thầy đã đi thật dài khi phải vượt qua một mình. Nhưng giờ đâỵ thầy là một người thầy rất thành công. Không chỉ là thầy giáo dạy giỏi mà thầy còn được tất cả học trò chúng tôi yêu quí. Chúng tôi yêu quí thầy vì con người thầy tốt bụng. Tuy còn trẻ nhưng trong mắt chúng tôi thầy rất chững chạc, vững vàng. Thầy nghiêm khắc trong giờ học nhưng ngoài giờ thầy như một người khác, gần gũi, thân thiện và hài hước. Thỉnh thoảng, thầy đá bóng với các bạn nam, nhìn lúc đó thầy như trẻ thơ vậy. Đặc biệt, với vẻ ngoài đẹp trai, cao lớn và hát hay nên mỗi khi đứng trên sân khấụ biểu diễn chúng tôi cảm giác đó không còn là thây nữa mà là một nam ca sĩ có tiếng đang phiêu du cùng tình cảm của mình. Ấn tượng nhất là nụ cười của thầy. Thầy cười thật rạng rỡ, nhìn thầy cười người đang buồn bã cũng thấy vui lây.

Có một lần thầy ốm. Không thấy thầy đến lớp cả lớp nhốn nháo hẳn lên. Cuối giờ học chúng tôi đến nhà tìm thầy. Thấy chúng tôi đến, thầy xúc động lắm. Thầy bắt tay từng đứa một, rồi giữ ở lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầy nấu hôm đó thật ngon và ấm cúng. Thầy trò vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. Dường như cũng nhờ đó mà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy.

Bây giờ thật khó để tìm thấy một người con trai Hà thành nào như thầy – thầy giáo dạy Tiểu học của chúng tôi. Với học trò, thầy vừa là thầy giáo nhưng hơn thế – thầy còn là một người bạn lớn.

Trên đây chỉ trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ Văn lớp 6 trường THCS Tự Cường. Để xem được đầy đủ tài liệu, mời các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để tải tài liệu về máy. Đây là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập đầu năm và ra đề thi khảo sát cho các em. Đồng thời, tài liệu này giúp các em làm quen với kiểu ra đề thi khảo sát khối THCS, giúp các em có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để đạt được kết quả thật cao trong kì thi đầu tiên của năm.

-- MOD Ngữ văn HỌC247 (Tổng hợp)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF