YOMEDIA

Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Tải về
 
NONE

Chia sẻ đến các em tài liệu Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 của Trường THPT Phan Ngọc Hiển. Hy vọng, với tài liệu này, các em sẽ ôn tập tốt hơn, trau dồi thêm về kiến thức và kĩ năng làm bài của mình để có kết quả cao trong bài thi của mình. Chúc các em thành công.

ATNETWORK
YOMEDIA

      SỞ GD&ĐT CÀ MAU                                                                           ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN                                                          NĂM HỌC: 2019 – 2020

                                                                                                                      MÔN: NGỮ VĂN 11

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

 

TRÁI TIM HOÀN HẢO

Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: “Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi”. Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trạm thay thế. Chàng trai cười nói:

- Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt.

- Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè… Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ cho tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại cho họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.

Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh…

(Theo Trí Quyền – Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ TPHCM, 2006)

 

Câu 1. Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên là gì?

Câu 3. Em hiểu như thế nào về câu nói: “Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh…”

Câu 4. Hãy giải thích về “giọt nước lăn trên má” của chàng trai.

II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)

Câu 1. Nghị luận xã hội (2.0 điểm)

Từ những điều đã rút ra được trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về đồng cảm và sẻ chia.

Câu 2: Nghị luận văn học (5.0 điểm)

Phân tích bài thơ Từ ấy (Tố Hữu) để thấy được niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng và những nhận thức mới về lẽ sống của nhà thơ.

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim...

 

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

 

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ...

                                  (TỐ HỮU, Thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002)

............HẾT..............

               HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I.  ĐỌC HIỂU:

Câu 1:

Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 2:

Ca ngợi tình yêu, sự sẻ chia giữa con người với con người

Câu 3:

Một trái tim hoàn hảo không phải là trái tim nguyên vẹn, đẹp về hình thức mà nó chỉ hoàn hảo khi biết cho và nhận, biết đồng cảm và sẻ chia.

Câu 4:

Là giọt nước mắt cảm động, ngưỡng mộ trước trái tim, tấm lòng của cụ già. Cũng là giọt nước mắt tủi hổ về bản thân mình vì từ trước đến nay chàng trai luôn ngộ nhận trái tim mình là hoàn hảo.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Yêu cầu về hình thức

  • Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống.
  • Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

Yêu cầu cụ thể

Giải thích:

  • Đồng cảm: Là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ.
  • Sẻ chia: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn...

Phân tích, bàn luận:

Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

Biểu hiện:

  • Sẻ chia về vật chất
  • Sẻ chia về tinh thần

Tác dụng:

  • Đối với người nhận (được an ủi, được quan tâm, vượt qua được những khó khăn, tự tin hơn trong cuộc sống)
  • Đối với người cho (cảm thấy cuộc sống có ích hơn, vui vẻ, hạnh phúc hơn, có lòng bao dung hơn…)

Phê phán: bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, thiếu trách nhiệm

Bài học nhận thức và hành động:

  • Đồng cảm, sẻ chia sẽ mang lại sức mạnh cho con người vượt qua mọi thử thách
  • Tự nhìn nhận lại cách sống: Học cách đồng cảm, sẻ chia

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật.

Câu 2:

  1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
  2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng và những nhận thức mới về lẽ sống của nhà thơ.
  3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện suy nghĩ của bản thân và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận

Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng:

  • Mốc thời gian “từ ấy”: Là mốc son đầu tiên và chói lọi mở ra một bước ngoặt huy hoàng trong cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của nhà thơ Tố Hữu.
  • Hình ảnh “bừng nắng hạ” mang đến cảm giác tràn trề sinh lực, mãnh liệt điều ấy có thể đem so với cảm giác hạnh phúc mãnh liệt, niềm sung sướng và say mê đến tột cùng đang trào dâng trong trái tim máu nóng, tuôn trào trong huyết quản của người thanh niên trẻ tuổi trước sự kiện được kết nạp vào Đảng khi mới 18 tuổi tròn.
  • “Mặt trời chân lí” là một hình ảnh mới lạ thể hiện sự sáng tạo của hồn thơ Tố Hữu, nó tỏa ra những ánh sáng rực rỡ chói lọi của Đảng, của cách mạng, của chủ nghĩa Mác Lê-Nin và là chân lý đúng đắn, sánh ngang cùng với mặt trời, là ánh sáng đẹp đẽ đang chan chứa, xuyên thấu tận tâm hồn của nhà thơ.

-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Tân Bình. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON