YOMEDIA

Đề kiểm tra HK2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2018-2019, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai

Tải về
 
NONE

Đề kiểm tra HK2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2018-2019, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai​ được Học247 tổng hợp bao gồm hai phần: đề thi và gợi ý hướng dẫn. Với đề thi tham khảo này, các em sẽ có thêm tư liệu để tự kiểm tra kiến thức của bản thân trước kì thi học kì 2. Chúc các em có một kì thi đạt kết quả cao!

ADSENSE
YOMEDIA

   SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP HCM                                     ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI                                    Năm học 2018-2019

      ĐỀ CHÍNH THỨC                                                                       Môn: Ngữ văn – Lớp 11

     Đề thi gồm: 01 trang.                                       Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề.

 

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

“Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì. […]

Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa…

Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng, hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt… ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi”

 (Trích Mạo hiểm – Nguyễn Bá Học, Quốc văn trích diễm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005)

Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích (1,0 điểm)

Câu 2: Câu “Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở.” sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng?(1,0 điểm)

Câu 3: Anh/chị có đồng tình với câu nói “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” không? Vì sao?(1,0 điểm)

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: Nghị luận xã hội (2.0 điểm)

Từ văn bản ở phần Đọc-hiểu anh/ chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của bản thân về việc thanh niên ngày nay cần làm gì để không trở nên “sống thừa” (2,0 điểm)

Câu 2: Nghị luận văn học (5.0 điểm)

Phân tích chất “tình” và chất “thép” trong bài thơ “Chiều tối” (Mộ) của Hồ Chí Minh

-------HẾT-------

Học sinh không được sử dụng tài liệu; Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm./.

HƯỚNG DẪN CHẤM

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

  • Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản.
  • Diễn đạt rõ ràng, chính xác, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức:

Câu 1: Nội dung đoạn trích: (1,0 điểm)

  • Ca ngợi những con người mạnh mẽ, can đảm, dám đương đầu và vượt qua khó khăn, gian nan, thử thách để làm nên những việc lớn lao, phi thường. (0,5 điểm)
  • Phê phán, phủ định lối sống thụ động, dễ dãi của những kẻ hèn nhát, ích kỉ, không có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. (0,5 điểm)

Câu 2: Câu “Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở.” sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng? (1,0 điểm)

  • Biện pháp tu từ:điệp ngữ (phải biết, cũng không lấy làm) (0,5 điểm)
  • Tác dụng: tăng thêm sức biểm cảm cho lời văn, nhấn mạnh sự cần thiết của lối sống mạnh mẽ tích cực của thanh niên đồng thời cho thấy sự khuyến khích động viên của tác giả với thế hệ trẻ. (0,5 điểm)

Câu 3: Anh/chị có đồng tình với câu nói “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” không? Vì sao? (1,0 điểm)

  • Học sinh bày tỏ sự đồng tình hay không đồng tình (0,25 điểm)
  • Lập luận (0,75 điểm). Giám khảo căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm. Chú ý lập luận phải phù hợp với nhân thức và chuẩn mực xã hội và văn viết mạch lạc, bài làm ngắn gọn, súc tích.

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: Nghị luận xã hội (2.0 điểm):

  • Yêu cầu về kĩ năng (0.5 điểm)
    • Học sinh biết cách xây dựng một đoạn văn: đủ về dung lượng, đúng về hình thức, có luận điểm rõ ràng, có sự liên kết giữa các câu trong đoạn.
    • Diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
    • (Thầy cô linh hoạt khi chấm bài, trừ điểm các lỗi về diễn đạt, chính tả, ngữ pháp,…)
  • Yêu cầu về kiến thức (1.5 điểm)
    • Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được suy nghĩ của bản thân về yêu cầu của đề bài. Sau đây là vài gợi ý:
    • “Sống thừa” là lối sống khép mình, thụ động, ích kỉ, không có ý thức vươn lên, cạnh tranh trong cuộc sống. Hệ quả là thanh niên khó có thể đóng góp sức mình vào xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, bởi vậy, cũng khó tìm thấy ý nghĩa cuộc sống.
    • Thanh niên cần sống có lí tưởng, ước mơ, hoài bão để tìm thấy mục đích sống.
    • Tăng cường vận động, giao tiếp, nhận thức rõ hơn về vai trò, ý nghĩa của bản thân với gia đình và cộng đồng. Biết quan tâm chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. Chăm chỉ trong học tập và lao động…

Câu 2: Nghị luận văn học (5.0 điểm)

  • Yêu cầu về kĩ năng:
    • Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học.
    • Nắm vững kĩ năng phân tích tác phẩm để làm rõ luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận.
    • Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
    • Khuyến khích những bài viết thể hiện cá tính, sáng tạo.
  • Yêu cầu về kiến thức:
    • Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng bài luận cần thể hiện được những ý cơ bản sau:
    • Mở bài: (0,5 điểm)
      • Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm “Chiều tối”.
      • Dẫn đề: “Chất thép và chất tình”.
    • Phân tích: (3.0 điểm)
      • Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
      • Chất tình:
        • Hai câu thơ đầu thiên về “chữ tình” với phong cảnh thiên nhiên lúc chiều tà trong con mắt người chiến sĩ – thi sĩ sau một ngày bị giải lao mệt mỏi.
        • Bức tranh thiên nhiên: Ý nghĩa tả thực trong câu thơ đầu là hình ảnh một cánh chim cuối chiều hướng bay về rừng nhằm mục đích tìm chốn ngủ sau một ngày sải cánh. Một buổi chiều tối êm đềm đầy tĩnh lặng là chất tình trong tác phẩm này.
        • Tâm trạng chủ thể trữ tình: Chính cái buổi chiều tà cuối ngày ấy lại khiến tâm trạng còn người đang nhớ nhung quê nhà lại càng trở nên khắc khoải hơn. Nỗi lòng thiết tha với quê nhà, một ánh nhìn xa xăm cùng với khát vọng tự do mãnh liệt được như cánh chim trời, hay sự tha thiết với cái vẻ nhẹ nhàng tự do của chòm mây.
        • Cô gái xóm núi hiện lên như điểm nhấn làm tỏa sáng cả bức tranh thiên nhiên chiều tà. Đó là hình ảnh hài hòa, là sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên. Chính cái sự lãng mạn, thơ mộng này của cô em gái xay ngô đã chứng tỏ chất tình rất thơ trong tác phẩm. Sự chăm chỉ, mải miết của cô gái xay ngô gợi nên vẻ đẹp đáng quý của người lao động. Tất cả được nhìn bằng ánh nhìn trìu mến thiết tha của nhà thơ.
        • Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, bút pháp chấm phá, lấy điểm tả diện, lấy động tả tĩnh, ngôn ngữ súc tích.
      • Chất thép:
        • Giữa cái khung cảnh chiều tả lặng lẽ hiu quạnh ấy, người chiến sĩ vẫn không hề cảm thấy tẻ nhạt mà vẫn ấm lòng với một khát khao tự do, một ước vọng mạnh mẽ được giải phóng như cánh chim và chòm mây đó.
        • Hai câu thơ cuối bài thể hiện chất thép sâu sắc và đậm nét hơn cả.
        • Bức tranh cuộc sống: Cô gái miền sơn cước trong sự lao động chăm chỉ mê say, tư thế xay ngô khỏe khoắn đã cho thấy tinh thần thép trong thơ của Hồ Chí Minh.
        • Màu hồng của lò than, từ hình ảnh cô gái lao động chính là niềm tin, là sự sắt đá trong tư tưởng người chiến sĩ, và cũng chính là chất thép trong bài thơ này. Chỉ với tính từ “hồng” đứng cuối câu mà nhà thơ như xóa tan đi mọi sự mỏi mệt, chỉ còn lại tinh thần lạc quan, sự hân hoan hướng về phía ánh sáng.
        • Nghệ thuật: điệp ngữ, nhãn tự, ngôn ngữ súc tích.
    • Đánh giá: (1,0 điểm)
      • Chất thép và chất tình hòa quyện thật tinh tế: cô gái xay ngô miệt mài bên ánh lửa hồng không chỉ thể hiện tư tưởng của Bác luôn rực cháy mà còn cho thấy cái tình mênh mông, bát ngát mà Hồ Chí Minh đã dành cho con người và cảnh vật.
      • Sự vận động từ hình tượng thơ đến sự vận động trong tư tưởng Hồ Chí Minh tạo nên sự độc đáo, bất ngờ trong thơ Hồ Chí Minh. Hai câu thơ đầu, thiên nhiên hiện lên vào trạng thái nghỉ ngơi thì hình ảnh con người gợi lên nhịp sống mạnh mẽ, dẻo dai và sinh động. Lò than rực hồng của người thôn nữ ấy đã nhóm lên trong đếm tối niềm hạnh phúc, sự lạc quan xua đi cái lạnh lẽo trong lòng người tù xa nhà.
      • Hình tượng chủ thể: không là ẩn sĩ, mà là thi sĩ, chiến sĩ cộng sản hướng về cuộc sống với sự yêu đời và đầy tin tưởng dù cho con đường đang lựa chọn chứa nhiều khó khăn và chông gai; bình tĩnh, cứng cỏi, chủ động trước gian khổ cũng như biết vượt lên trên mọi hoàn cảnh.
  • Kết bài: (0,5 điểm): Khẳng định lại yêu cầu đề.
  • Lưu ý:
    • Nếu học sinh diễn xuôi thì tối đa chỉ đạt 2.5 điểm;
    • Khuyến khích cho điểm cao những bài viết có cảm xúc, có chiều sâu nhận thức, có sự sáng tạo...

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF