HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Đề kiểm tra HK1 môn Hóa học 11 trường THPT Nguyễn Đình Chiểu- Bình Định, tổng hợp lại những dạng bài trắc nghiệm và tự luận quan trọng, nhằm giúp các em luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao. Chúc các em ôn bài thật tốt !
SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU |
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: HÓA HỌC LỚP 11 Thời gian: 45 phút; (không kể thời gian phát đề)
|
|
|
Mã đề thi 130 |
|
(Thí sinh không được sử dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)
(Cho H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; Ca = 40; Cu = 64)
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm).
Câu 1: Để phân biệt khí CO2 và SO2, có thể dùng ...
A. dung dịch Ca(OH)2. B. dung dịch brom.
C. dung dịch NaOH. D. dung dịch KNO3.
Câu 2: Lấy 5,16 gam hỗn hợp Mg và Al tác dụng với HNO3 đặc, nguội (dư), thu được 3,584 lít NO2 (đktc). Khối lượng của Al là:
A. 2,025 gam. B. 2,7 gam. C. 3,24 gam. D. 2,16 gam.
Câu 3: Hiđrocacbon A có chứa 82,76% cacbon về khối lượng. Biết MA = 58 đvC. Công thức phân tử của A là:
A. C4H4. B. C4H6. C. C4H10. D. C4H8.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng:
A. Axit silixic là axit rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic.
B. Silic đioxit tan được trong axit flohiđric.
C. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.
D. Silic không tan trong dung dịch kiềm.
Câu 5: Số oxi hóa thấp nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào trong các chất sau?
A. Na2SiO3. B. SiO2. C. SiF4. D. Mg2Si.
Câu 6: Cặp chất nào sau đây là đồng phân?
A. CH3-COOH ; HCOO-C2H5. B. CH3-CH2-OH ; CH3-O-CH3.
C. CH2=CH2 ; CH3-CH3. D. CH3-CH2-CHO ; CH3-CH2-OH.
Câu 7: Những chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CO2, CH2O, C2H4O2. B. CH3Cl, C6H5Br, Na2CO3.
C. C3H8, C4H8O2, CH3Cl. D. CO, CaC2, Ca(HCO3)2.
Câu 8: Phương trình phân tử của phương trình ion rút gọn: H+ + OH- → H2O.
A. HCl + NaOH → NaCl + H2O.
B. Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O.
C. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O.
D. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O.
Câu 9: Nhóm chất nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh?
A. HCl, Ba(OH)2, H2S. B. HCl, NaOH, K2SO4.
C. HNO3, MgCO3, HF. D. NaF, Mg(OH)2, KCl.
Câu 10: Hấp thụ hết 0,125 mol khí CO2 vào V (ml) dd Ca(OH)2 1M, thấy có 7,5 gam kết tủa. Giá trị của V là:
A. 75 ml. B. 100 ml. C. 150 ml. D. 125 ml.
Câu 11: Tính khử của cacbon được thể hiện trong phản ứng nào sau đây:
A. C + O2 → CO2. B. 3C + 4Al → Al4C3.
C. 2C + Ca → CaC2. D. C + 2H2 → CH4.
Câu 12: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết ...
A. bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
B. những ion nào tồn tại trong dung dịch.
C. không tồn tại các phân tử trong dung dịch các chất điện li.
D. nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.
Câu 13: Một dung dịch có nồng độ [H+] = 10-2M. Môi trường của dung dịch là ...
A. axit. B. trung tính.
C. bazơ. D. không xác định được.
Câu 14: Khí NO2 có thể được tạo thành trong phản ứng hóa học nào sau đây?
A. Nhiệt phân NH4NO3. B. Đun nóng hỗn hợp NaNO2 và NH4Cl.
C. Nhiệt phân Cu(NO3)2. D. Nhiệt phân NH4HCO3.
Câu 15: Thêm 0,175 mol KOH vào dd chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng trong dung dịch chứa các chất là:
A. KH2PO4, K2HPO4. B. KOH, K3PO4.
C. K2HPO4, K3PO4. D. KH2PO4, K3PO4.
Câu 16: Cho các phát biểu sau về đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ:
(1) Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa cacbon;
(2) Liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị;
(3) Đa số tan nhiều trong nước;
(4) Dễ bay hơi, kém bền với nhiệt.
Số các phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 17: Kim cương và than chì là hai dạng thù hình của cacbon, vì ...
A. có tính chất hoá học không giống nhau. B. đều do nguyên tố cacbon tạo nên.
C. có tính chất vật lí tương tự nhau. D. có cấu tạo mạng tính thể giống nhau.
Câu 18: Để nhận biết các dung dịch muối: NaCl, Na3PO4, NaNO3 thì dùng thuốc thử là:
A. Dung dịch Cu(NO3)2. B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch AgNO3. D. Quì tím.
Câu 19: Khi nung kẽm oxit với than cốc thu được một chất khí cháy được. Khí này là:
A. NO. B. CO2. C. H2. D. CO.
Câu 20: Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là đúng?
A. Nitơ thể hiện tính khử khi tác dụng với khí H2 ở nhiệt độ, áp suất, xúc tác thích hợp.
B. Ở điều kiện thường, đơn chất N2 hoạt động hóa học hơn Photpho.
C. Khí nitơ duy trì sự hô hấp và sự cháy.
D. Số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất và ion NO, NH4+, NO3- lần lượt là +2, -3, +5.
B. TỰ LUẬN (5 điểm).
Câu 1. (1,5 điểm). Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:
Câu 2. (1,5 điểm). Hòa tan hoàn toàn 5,76 gam Cu bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được V (lít) (đktc) khí NO duy nhất và dung dịch X không có muối NH4NO3.
a. Tính giá trị của V.
b. Cô cạn cẩn thận dung dịch X, sau đó lấy hết lượng muối khan thu được đem nhiệt phân với hiệu suất 75%. Xác định khối lượng chất rắn sau khi nhiệt phân.
Câu 3. (2,0 điểm). Hợp chất hữu cơ A chỉ chứa hai nguyên tố. Khi oxi hoá hoàn toàn 4,05 gam chất A, người ta thu được V (lít) khí CO2 (đktc) và 4,05 gam H2O.
a. Tìm công thức đơn giản nhất của A.
b. Nếu dẫn toàn bộ V (lít) CO2 ở trên vào bình đựng 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1,25M, thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
----------- HẾT ----------
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề kiểm tra HK1 môn Hóa học 11 trường THPT Nguyễn Đình Chiểu- Bình Định năm học 2017-2018. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Lời giải chi tiết đề thi THPT quốc gia 2018 môn Hóa - Mã đề 214
-
Xem video: 40 câu trắc nghiệm Dao động cơ Vật lý 12 có video lời giải
-
Thi Online: Thi thử THPT QG môn Vật Lý lần 6 năm 2018
Chúc các em học tập tốt !