YOMEDIA

Đề kiểm tra bài viết số 5 HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 11 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (Đề số 2)

Tải về
 
NONE

HOC247 giới thiệu đến các em Đề kiểm tra bài viết số 5 HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 11 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm . Đề gồm đáp án chi tiết và thang điểm cụ thể cho từng câu hỏi giúp các em tham khảo để ôn luyện tốt hơn. Cùng HOC247 thử sức với đề kiểm tra này nhé!

ATNETWORK
YOMEDIA

             SỞ GD&ĐT GIA LAI                                                                         ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 5

   TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM                                                        NĂM HỌC: 2018 – 2019

                                                                                                                            MÔN: NGỮ VĂN 11

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

 Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự phát triển của mạng xã hội như Facebook, Youtube... ngày nay người ta có thể dễ dàng trở nên nổi tiếng. Có những người nổi tiếng vì tài năng thực, song cũng có không ít những cô gái cực "hot", cực nổi trên mạng, nhưng lại rất "chìm" ở đời thực. Những ảo tưởng, huyễn hoặc về giá trị của bản thân đã gây nên bao chuyện bi hài cho những hot girl sống ảo. Theo ký ức của bạn bè, T. vốn có nước da ngăm ngăm, người béo trục béo tròn và khuôn mặt thì hao hao cái bánh bao. Thế nhưng trái ngược với ký ức đó, tất cả các hình ảnh của T. trên facebook của nàng đều xinh lung linh, cứ ngỡ là hot girl 9x nào đó chứ không phải cô bạn quê mùa ngày xưa. Này là nước da trắng mịn như da em bé, khuôn mặt chuẩn V-line, đôi mắt to, hàng mi cong, cánh mũi thẳng, bờ vai trắng như cẩm thạch... Nhiều người comment hỏi có phải là T. đấy không thì chủ nhân facebook chỉ ỡm ờ: "Không T. thì còn ai vào đây nữa!". Có một điều lạ là trong khi bạn bè cùng lứa đều đã có gia đình đề huề, song T. vẫn đi về lẻ bóng. Hỏi thì T. bảo do... cao số. Nhưng theo một người em họ của T. thì lý do mà cô gái này lâm vào tình cảnh "tồn kho mất chìa khóa" chả phải do cao số thấp số gì cả, mà là do "chị T. sống ảo quá".               

                                                                                                                            (Theo báo điện tử Dân Trí)

Câu 1 (0,5đ): Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?

Câu 2 (0,5đ): Chỉ ra một biện pháp tu từ trong câu văn sau: Theo ký ức của bạn bè, T. vốn có nước da ngăm ngăm, người béo trục béo tròn và khuôn mặt thì hao hao cái bánh bao.

Câu 3 (1,0đ): Anh /chị hãy đặt tên cho văn bản?

Câu 4 (1,0đ): Vì sao tác giả cho rằng: Những ảo tưởng, huyễn hoặc về giá trị của bản thân đã gây nên bao chuyện bi hài cho những hot girl sống ảo.

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Từ văn bản trên, anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng sống ảo trong giới trẻ hiện

                                                         ...............HẾT................

              HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT                  

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1

Phong cách ngôn ngữ: báo chí

Câu 2

Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh: hao hao cái bánh bao

Câu 3

Đặt tên cho văn bản cần đảm bảo những yêu cầu: ngắn gọn, có sức gợi, có liên quan trực tiếp đến nội dung bản tin. Một số nhan đề gợi ý: Bi hài "hot girl" sống "ảo", Hot girl ...cao số do sống ảo...

Câu 4

Tác giả cho rằng Những ảo tưởng, huyễn hoặc về giá trị của bản thân đã gây nên bao chuyện bi hài cho những hot girl sống ảo là vì: một số cô gái có ngoại hình bình thường, thậm chí là xấu xí đã quá lạm dụng các ứng dụng tiện ích để tạo ra các bức ảnh xinh đẹp nhằm đánh bóng tên tuổi, khoe sắc đẹp với những tấm hình đã qua chỉnh sửa, trong khi thực tế lại khác hẳn khiến cho người khác hiểu lầm, dẫn đến những rắc rối, phiền phức không đáng có.

Phần II. Làm văn (7,0 điểm) 

Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc và thể hiện được cái nhìn sâu sắc về vấn đề xã hội; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hiện tượng sống ảo trong giới trẻ.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp: các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

Hs có thể trình bày theo định hướng sau:

 c1. Mở bài :

  • Giới thiệu bài báo.
  • Giới thiệu vấn đề nghị luận : vấn đề thanh niên sống ảo

 c2. Thân bài :

1. Giải thích thế nào là sống ảo:

  • Sống ảo là cuộc sống xã hội, đời sống của một người tồn tại trên mạng xã hội
  • Nhiều người thích sống ảo hơn là sống thực
  • Các hình thức sống ảo: facebook, zalo….
  • Con người có thể lướt facebook hàng giờ mà không cảm thấy ngán, họ có thể bỏ ăn, bỏ uống để theo cuộc sống ảo.

2. Biểu hiện của sống ảo: Rất đa dạng

  • Chụp ảnh khoe dáng, khoe giàu, khoe sang, khoe người yêu, … trong khi thực tế lại khác xa so với những bức hình trên mạng. Họ coi đó là niềm vui , và hài lòng với những like, comment của cộng đồng mạng.
  • Người đăng bài viết ra yêu cầu đủ một số like (hoặc share) nhất định sẽ thực hiện một hành động nào đó như: châm xăng tự đốt, tự đập của cải của mình…
  • Dẫn chứng: Học sinh có thể lấy dẫn chứng liên quan, ví dụ : vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh chiếc IPhone 6s . Có đến 4 thanh niên Việt tự nhận chiếc iPhone 6S bị ô tô cán gãy của mình, với những dòng status đầy tiếc nuối ( mục đích chỉ để khoe giàu, khoe sang, trong khi sự thật không như thế)

3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sống ảo:

  • Sự lệch lạc trong suy nghĩ của giới trẻ, nhiều người thích thể hiện mình hay, mình giỏi, mình đẹp,muốn chơi ngông….nhiều người muốn được xã hội ngưỡng mộ và tôn thờ. Hành vi của họ là để bù đắp cho sự thiếu tự tin ngoài thực tế. Nói cách khác, họ muốn được yêu thương, ngưỡng mộ, chấp nhận thông qua việc đăng những ảnh mà họ cho rằng sẽ khiến họ trở nên hấp dẫn hơn, và theo kịp thời đại.
  • Sống “ảo” là hệ quả của việc sống thiếu bản lĩnh, thói quen mong hưởng thụ nhiều hơn cố gắng.
  • Do đám đông vô tâm, vô cảm, vô tình bấm nút like hoặc khen ngợi quá đà.

4. Tác hại của hiện tượng sống ảo:

  • Tốn thời gian
  • Ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoài đời thực
  • Việc ảo tưởng về bản thân dễ dẫn đến hậu quả thiếu tự tin, bi quan, chán nản khi đối diện với cuộc sống thực
  • Sống ảo dễ tiếp xúc với những thông tin không lành mạnh, dễ bị kẻ xấu lợi dụng. 5. Giải pháp khắc phục hiện tượng sống ảo:
  • Sử dụng mạng một cách chừng mực, hạn chế việc gi cũng đưa lên facebook.
  • Dành thời gian cho những việc có ích, sống hoà đồng, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh
  • Học tập, rèn luyện để trở thành người có ích, khẳng định mình bằng những giá trị đích thực của bản thân
  • Cha mẹ nên quan tâm hơn đến con trẻ nhằm phát hiện sớm các biểu hiện tiêu cực, từ đó xây dựng các biện pháp uốn nắn kịp thời.
  • Nhà trường và các đoàn thể cần xây dựng những hoạt động sôi nổi, phù hợp với lứa tuổi, thông qua đó tuyên truyền về pháp luật, kĩ năng sử dụng tình huống, cách thức sử dụng internet hiệu quả.

c3. Kết bài : Nhận xét, đánh giá hoặc mở rộng vấn đề.

d) Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…), văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

 

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi và thang điểm Đề kiểm tra bài viết số 5 HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 11 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (Đề số 2). Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong bài kiểm tra của mình.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm Đề minh hoạ kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Thái Phiên

Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Nguyễn Chí Thanh

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON